Tỉnh thành VN > Cà Mau > Huyện Thới Bình

Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau

Thông tin tổng quan về Thới Bình, Cà Mau

Huyện Thới Bình nằm ở Đông Bắc tỉnh Cà Mau, là một huyện đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Diện tích tự nhiên :63.997 ha
Dân số :140.604 người

Số điện thoại quan trọng

Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình: 07803.860198

Vị trí địa lý

Phía Đông Huyện Thới Bình có 22,7km giáp với tỉnh Bạc Liêu. Phía Tây Thới Bình tiếp giáp với huyện U Minh. Phía Nam Thới Bình giáp với TP.Cà Mau. Phía Bắc Thới Bình giáp với tỉnh Kiên Giang. Huyện được chia thành 11 xã và 01 thị trấn (Gồm các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông,Trí Phải, Tân Bằng, Tân Phú, Tân Lộc Bắc,Trí Lực, Tân Lộc, Thới Bình, Hồ Thị Kỷ,Tân Lộc Đôngthị trấn Thới Bình) Huyện có 03 dân tộc: Kinh- Hoa-Khmer.

Lịch sử

Thới Bình trong giai đoạn Phong kiến
Năm 1956, tỉnh ủy đã công bố quyết định thành lập huyện Thới Bình, chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lâm thời. Lúc này huyện Thới Bình mang mật danh là “Mười Cư” và bí số “301”.
Lịch sử đã ghi nhận vùng đất Thới Bình khoảng cuối thế kỷ XVII, đã xuất hiện một số người Kinh từ miền Bắc, miền Trung vào đây khai phá họ đã rời bỏ quê hương đến đây làm ăn sinh cơ lập nghiệp.Huyện còn có những người bị Chúa Nguyễn lưu đày biệt xứ. Về sau, người Khmer, người Hoa, xuất hiện chung tay cùng người Kinh khai hoang lập nghiệp trên vùng đất Thới Bình. Đến khoảng đầu thế kỷ XX, ở đây đã hình thành các cụm dân cư rải rác. Vùng đất này đến triều Nguyễn được gọi là làng Thới Bình gồm 4 thôn: Kiến An, Tân Thới, Cửu An và Tân Bình. Khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ đã sáp nhập 4 thôn này lại thành làng Thới Bình thuộc tổng Long Thới, quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu.
Huyện Thới Bình gắn liền với những tên làng, tên đất, tên người và tên của những sự kiện, chiến công như: Chợ Hội, Thới Bình thôn, Tân Bằng, Xóm Sở, Lão Khoa,Cái Bát, Thủ Châu… Cùng với những tên kênh,tên sông, tên rạch: Chắc Băng, Tràm Trẹm, Bà Đặng, Bạch Ngưu, Bà Hội, Ông Hương,…
Huyện nằm về phía Bắc tỉnh Cà Mau, thuộc vùng U Minh Hạ là huyện anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Huyện có 8 xã (Biển Bạch,Thới Bình, Tân Phú, Trí Phải, Tân Lợi, An Xuyên, Tân Lộc và Tân Thành); sau đó xã An Xuyên và Tân Thành giao lại cho Thị xã Cà Mau. Trên giao xã Vĩnh Thuận và xã Vĩnh Phong của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cho Thới Bình từ năm 1963 đến năm 1967. Tỉnh năm 1972 giao thêm cho Thới Bình 3 xã (Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm). Đến năm 1979 khi thành lập huyện U Minh thì 3 xã này thuộc địa phận U Minh. Hiện nay huyện có 11 xã và 01 thị trấn. Đất Thới Bình vốn là vùng phù sa, bãi bồi lấn biển, đất đai khá màu mỡ nhưng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trên diện rộng, nhiều vùng trũng sâu. Địa hình có trên 278 tuyến kênh, sông, rạch lớn, nhỏ đan xen chằng chịt, tạo thành thế liên hoàn, một mặt tạo thuận lợi về giao thông đường thủy, nhưng mặt khác gây khó khăn cách trở cho giao thông đường bộ.
Thới Bình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp-Mỹ
Huyện Thới Bình cùng với huyện U Minh trong 2 cuộc trường kỳ kháng chiến, là địa bàn chính của vùng căn cứ cách mạng–nơi đứng chân của nhiều cơ quan đầu não của Khu ủy, Tỉnh ủy, Trung ương cục miền Nam. Các đồng chí cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố Tổng bí thư Lê Duẩn và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp đã từng bám trụ ở đây, được nhân dân Thới Bình che chở, để lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam trong những năm chiến tranh ác liệt nhất. Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị-đã được “thai nghén và lớn lên” trên vùng đất này.
Thới Bình là một trong những trọng điểm đánh phá hết sức ác liệt của kẻ thù. Chúng đã sử dụng đủ các loại phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ để càn quét, vây ráp, chà đi, xát lại bởi hai gọng kìm “bình định” và “tìm diệt”, để thực hiện cho được chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, nhằm tiêu diệt toàn bộ cơ quan đầu não và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng ta.
Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” và sự quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân Thới Bình đã phát huy tối đa ý chí tự lực, tự cường,kiên trung che chở, nỗ lực khắc phục khó khăn, đùm bọc, bảo vệ an toàn cho căn cứ cách mạng và các đồng chí lãnh đạo; đồng thời, kề vai sát cánh cùng với quân, ra sức xây dựng lực lượng về mọi mặt, dân toàn miền Nam và cả nước anh dũng chiến đấu, từng bước đánh bại tất cả các âm mưu, chiến lược của kẻ thù: nào là chiến thuật “Đánh nhanh thắng nhanh”, “Tháp canh”, “Vết dầu loang” của thực dân Pháp hay chính sách “Tố cộng, diệt cộng”, “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” của chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, cho đến chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh” khét tiếng dã man và 5 chiến lược chiến tranh khổng lồ của đế quốc Mỹ,… để cuối cùng đi đến toàn thắng bằng chiến dịch lịch sử mùa Xuân 1975.
Thới Bình sau giải phóng 1975.
Huyện Thới Bình được phong tặng danh hiệu huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cùng với 4 xã: Tân Lộc, Hồ Thị Kỷ, Biển Bạch, Trí Phải (nay là 9 xã: Tân Bằng, Biển Bạch, Tân Lộc, Biển Bạch Đông, Tân Lộc Đông,Hồ Thị Kỷ, Tân Lộc Bắc, Trí Phải và Trí Lực; 04 anh hùng lực lượng vũ trang (Hồ Thị Kỷ, Lê Hoàng Thá, Trần Hữu Hạnh, Lê Công Nhân và 409 Mẹ Việt Nam anh hùng.
Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, quân và dân Thới Bình đã đứng lên từ đống đổ nát, ra sức khắc phục khó khăn, bắt tay vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội theo con đường chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thổi luồng gió mới làm hồi sinh mạnh mẽ vùng đất chua mặn Thới Bình. Huyện nhà đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khi chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 9,6% trong giai đoạn 2000-2010, tình hình chính trị, xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có nhiều cải thiện đáng kể.

Địa điểm nổi tiếng

Rừng U Minh.
Đặc sản:bánh xèo, mắm lóc,tôm khô, cánh gà chiên nước mắm, gà nồi hấp lá chanh, cá lóc đồng ram muối,
Huyện Thới Bình còn nổi tiếng với các đặc sản: bánh xèo, mắm lóc, tôm khô, cánh gà chiên nước mắm, gà nồi hấp lá chanh,cá lóc đồng ran muối,

Hình ảnh về Thới Bình, Cà Mau

Hình ảnh Thới Bình, Cà Mau
Bánh xèo đặc sản nổi tiếng Thới Bình
Hình ảnh Thới Bình, Cà Mau
Sông nước Thới Bình
Hình ảnh Thới Bình, Cà Mau
Sông nước Thới Bình
Hình ảnh Thới Bình, Cà Mau
Trường học Huyện Thới Bình

Dự án bất động sản tại Huyện Thới Bình, Cà Mau

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Thới Bình, Cà Mau

Huyện Thới Bình có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Thới Bình

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Thới BìnhCà Mau

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Lê Công NhânTT Thới Bình-Thới Bình
2THPTThpt Nguyễn Văn NguyễnXã Trí Phải-Thới Bình
3THPTThpt Thới BìnhTT Thới Bình-Thới Bình
4THPTTt GDTX Thới BìnhTT Thới Bình-Thới Bình

Chi nhánh / cây ATM tại Thới Bình, Cà Mau

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Thới Bình - Cà Mau

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Thới BìnhKhóm 1, Thị Trấn Thới Bình, Thới Bình, Cà Mau
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Thới BìnhKhóm 1, thị trấn Thới Bình, Thới Bình, Cà Mau
3LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Trí PhảiẤp 2, xã Trí Phải, Thới Bình, Cà Mau
4KienlongbankPhòng giao dịch Thới Bình102 đường 3/2, Khóm 8, TT. Thới Bình, Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau
5LienVietPostBankPhòng giao dịch Thới BìnhĐường Lê Duẩn, khóm 1, thị trấn Thới Bình, Thới Bình, Cà Mau
6AgribankPhòng giao dịch Trí PhúẤp 1, Xã Trí Phải, Thới Bình, Cà Mau

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Thới Bình - Cà Mau

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankKhóm 1 - Thới BìnhKhóm 1, Thị Trấn Thới Bình, Thới Bình, Cà Mau
2KienlongbankThới Bình102 đường 3/2, Khóm 8, TT. Thới Bình, Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau

Ghi chú về Thới Bình

Thông tin về Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thới Bình, Cà Mau