Tỉnh thành VN > Hà Nội > Huyện Gia Lâm > Xã Phú Thị

Xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

Thông tin tổng quan về Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội

Phú Thị, có tên nôm là Sủi, là một xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội, nước Việt Nam.
Xã Phú Thị hiện nay có tổng số diện tích theo km2 476 ha với trên 7000 dân. Trên địa bàn xã Phú thị có 2 tuyến giao thông huyết mạch liên tỉnh đi qua đó là đường 179đường 181. Các thôn của xã Phú Thị xuất hiện từ rất lâu đời. Qua nghiên cứu các thần phả ở các thôn thì thôn Tô Khê có từ đời Hùng Vương. Thôn Trân Tảo có từ thế kỷ thứ VI. Thôn Phú Thị và Hàn Lạc có từ trước thời Đinh. Đại Bản là thôn mới nhất cũng có từ thế kỷ 18.
Phú Thị là xã đồng bằng, có đường 282 nối quốc lộ 5 với Thuận Thành Bắc Ninh chạy qua.
Vị trí địa lý
Xã Phú Thị nằm bên bờ Nam sông Đuống, cạnh quốc lộ 5.
- Phía Bắc và Tây giáp với xã Đặng Xá
- Phía Tây Nam giáp thị trấn Trâu Quỳ tại đường 5
- Phía Nam giáp với xã Dương Xá, phía Đông Nam giáp với xã Dương Quang
- Phía Đông giáp với xã Kim Sơn (tức Keo), phía Đông Bắc giáp với xã Phù Đổng tại sông Đuống.
Lịch sử
Lịch sử xã Phú Thị dưới thời thực dân Pháp thống trị là lịch sử đấu tranh vô cùng anh dũng, kiên cường. Ngay từ những ngày đầu khi Thực dân Pháp mang quân đánh thành Hà Nội qua đất Phú Thị - Gia Lâm đều vấp phải lực lượng kháng chiến rất mạnh và đã bị giáng những đòn quyết tử. Sau khi Đảng CSVN ra đời được giác ngộ và tiếp thu ánh sáng của Đảng, các tầng lớp nhân dân Phú Thị đã theo Đảng làm cách mạng tham gia giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám và tiếp tục bám trụ kiên cường chống giặc nống lấn chiếm góp phần đập tan các trận càn quét tội ác của giặc Pháp. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp, xã Phú Thị đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý: Đơn vị Anh hùng LLVTND.
Qua các cuộc chiến tranh nhân dân, toàn xã có 156 người con ưu tú đã anh dũng hy sinh, có 13 chiến sỹ bị địch bắt và tù đầy cùng hàng chục người đã để lại một phần thân thể nơi chiến trường hoặc mang theo các bệnh chiến tranh suốt cuộc đời.
Xã Phú Thị là vùng đất cổ. Thời thuộc Hán, Phú Thị thuộc huyện Luy Lâu- Long biên, quận Giao Chỉ. Thế kỷ XI đời Lý, phần đất này thuộc huyện Gia Lâm. Sang thời Lê, huyện Gia Lâm thuộc trấn Kinh Bắc, xã Phú Thị nằm trong phủ Thuận An. Dưới thời thuộc Pháp, huyện Gia lâm có 7 tổng, xã Phú Thị nằm trong tổng Kim Sơn. Cuối năm 1949, các thôn Đồng Bản, Hàn Lạc, Phú Thị, Tô Khê, Trân Tảo sát nhập với các thôn của xã Kim Sơn lấy tên là xã Quyết Thắng. Sau hòa bình, xã Phú Thị còn 5 thôn như ngày nay đó là Tô Khê, Hàn Lạc, Đại Bản, Trân Tảo và Phú Thị. Tháng 5/1961, TTCP quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội, huyện Gia Lâm ( trong đó có xã Phú Thị) trở thành huyện ngoại thành.
Kinh tế
Là xã có địa thế thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội nên những năm gần đây xã Phú Thị đã thực hiện nhiều dự án thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện quy hoạch khu công nghiệp vừa và nhỏ cùng các công trình quốc phòng. Vì thế để đảm bảo an sinh lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, xã Phú Thị đã vận động nông hộ dồn điền đổi thửa hoặc thực hiện việc gom ruộng cho thuê thầu để thực hiện các mô hình kinh tế chuyển đổi. Hiện toàn xã đã chuyển 97,5 ha đất chuyên trồng ngô ngoài bãi ven sông sang trồng chuối tây và chuối tiêu hồng cho thu nhập cao hơn nhiều lần trồng ngô. Diện tích gieo cấy chỉ còn gần 30 ha.
Việc chăn nuôi gia súc cũng có sự thay đổi về quy mô. Hiện toàn xã có trên 100 hộ nuôi lợn theo quy mô vừa và nhỏ. Trong đó đa phần nuôi từ 10 đến 40 con một lứa. Riêng các hộ thôn Phú Thị đã chuyển hầu hết ruộng cấy lúa trước làng sang trồng các loại rau xanh theo quy trình an toàn để cung cấp cho các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp.
Bên cạnh phát triển nghề nông theo hướng bền vững, người dân Phú Thị còn phát triển mạnh dịch vụ cho thuê trọ, vận chuyển, chế biến thực phẩm, kinh doanh buôn bán tại các chợ và trên các trục quốc lộ, góp phần nâng bình quân thu nhập 1 khẩu năm 2011 lên 14 triệu 430 nghìn đồng, tăng 35,6% so với năm 2010.
Về văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến rõ nét, Trường Tiểu học, Trạm y tế đã đạt chuẩn Quốc gia. Đã có 4/5 thôn được xây Nhà văn hóa. Nhà ở dân cư đã xóa hết nhà tạm, nhà dột nát, chủ yếu nhà ở hiện nay là nhà cao tầng. Năm 2011,90% số hộ trong xã được công nhận là gia đình văn hóa. Làng Đại Bản giữ vững thành tích làng Văn hóa 4 năm liên tục.
Bằng việc phát huy nội lực, cộng với đầu tư của nhà nước, xã Phú Thị đã và đang có bước phát triển nhảy vọt trong phát triển Kinh tế-Xã hội, Quốc phòng–An ninh hướng đến mục tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Di tích lịch sử, nét đẹp văn hóa
Lịch sử và nét đẹp của quê hương Phú Thị mang bản sắc của 2 dòng văn hóa Kinh Bắc và Thăng long.
Cũng như nhiều làng xã của Việt Nam, 5 thôn của xã Phú Thị đều có hệ thống kiến trúc Đình làng thờ thần Hoàng làng và có chùa thờ Phật, tạo thành một quần thể Trong đó Đình làng Tô Khê; Đình, chùa thôn Phú Thị; Đình thôn Trân Tảo; Đình thôn Hàn Lạc đã được các cấp có thẩm quyền công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc văn hóa, nghệ thuật.
Phú Thị là một thôn lớn có địa thế đắc địa, trước làng có chợ, có phố, sau làng có sông. Đây là quê hương của nhiều danh nhân lỗi lạc như: Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, 14 tiến sỹ nho học được lưu danh tại văn bia Quốc Tử Giám ( Có Nhất môn tam Tiến sỹ. Đồng triều tứ thượng thư- tức là một nhà ba người đỗ tiến sỹ. Trong triều bốn thượng thư cùng làng ) và là quê hương của danh nhân Cao Bá Quát- người nổi tiếng về tài văn thơ và là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn thối nát. Thôn có 2 đặc sản nổi tiếng xa gần đó là Tương Sủi và bánh đa vừng.
Thôn Trân Tảo thời xưa có táo quý hiếm tiến vua, có hội buôn đồ đồng, mây tre đan. Nay trong thôn có nhiều hộ trồng và chế biến nghệ vàng, nghệ đen làm thuốc chữa trị bệnh dạ dày khá nôi tiếng.
Thôn Tô Khê, Hàn lạc là 2 thôn thuần nông với sản phẩm nổi tiếng từ xưa tới nay đó là tỏi Tô Khê và cà Hàn.
Thôn Đại Bản xưa và nay đều giỏi trồng trọt, chăn nuôi, có nhiều người dày dạn kinh nghiệm trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.
Phú Thị xưa là vùng đất hiếu học với nhiều người đỗ đạt cao, truyền thống này hiện đang được người dân trong xã giữ gìn và phát huy. Hiện tại toàn xã có 28 chi hội khuyến học, gồm 12 chi hội khuyến học các thôn, trường học, tổ chức xã hội và 16 chi hội khuyến học dòng họ. Đã có một thời gian dài, trường THCS Phú Thị là một điểm sáng của ngành giáo dục Thủ đô.
Danh nhân
Ỷ Lan
Cao Bá Quát

Hình ảnh về Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội

Hình ảnh Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội
Trụ sở UBND xã Phú Thị
Hình ảnh Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội
Chùa Sủi (Đại Dương tự) - xã Phú Thị

Dự án bất động sản tại Xã Phú Thị, Gia Lâm - Hà Nội

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Phú Thị, Gia Lâm - Hà Nội

Xã Phú Thị gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Phú Thị

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Xã Phú Thị - Huyện Gia Lâm - Hà Nội

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Dl Tô HiệuXã Phú Thị-Gia Lâm

Chi nhánh / cây ATM tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Xã Phú Thị - Huyện Gia Lâm - Hà Nội

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1VietinBankPhòng giao dịch Phú ThịnhPhố Sủi, Đường Ỷ Lan, Xã Phú Thị, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
2PGBankPhòng giao dịch Phú ThụyNgã ba chợ Sủi, Ỷ Lan, Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

Cây ATM ngân hàng ở Xã Phú Thị - Huyện Gia Lâm - Hà Nội

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1VietinBankCông ty Điện Lực Gia LâmThôn Trân Tảo, Xã Phú Thị, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
2VietinBankKCN Phú ThịKCN Phú Thị, Xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
3PGBankPhú ThụyNgã ba chợ Sủi, đường Ỷ Lan, xã Phú Thị, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

Ghi chú về Phú Thị

Thông tin về Xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội