Tỉnh thành VN > Hà Nội > Quận Hà Đông > Đường Nguyễn Thượng Hiền

Đường Nguyễn Thượng Hiền, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Thông tin tổng quan về Nguyễn Thượng Hiền, Hà Đông, Hà Nội

Đường Nguyễn Thượng Hiền thuộc địa phận phường Yết Kiêu quận Hà Đông - Hà Nội, khởi đầu từ đường Phan Huy Chú (cạnh trường tiểu học Yết Kiêu), cắt qua phố Trương Công Định tới đoạn giao với phố Huỳnh Thúc Kháng.
Đường có chiều dài khoảng 210m, rộng 5 - 6m.
Một số địa điểm nổi bật trên đường Nguyễn Thượng Hiền:
  • Trường tiểu học Yết Kiêu

Đường Nguyễn Thượng Hiền nằm ở phía Tây Nam phường Yết Kiêu, tiếp giáp phường Quang Trung Quận Hà Đông - Hà Nội.
Là khu vực đông dân cư với các khu tập thể, đường khá nhỏ, nhiều ngõ ngách thông với các tuyến phố lân cận.
Rải rác trên đường có một số quán cà phê, quán ăn và cửa hàng kinh doanh nhỏ.
Nằm cách Quốc Lộ 6 khoảng 200m, tiếp giáp với các tuyến đường phố như; Ngô Quyền, Phan Đình Phùng, Trương Công Định, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
Nguyễn Thượng Hiền là ai?

Nguyễn Thượng Hiền tên tự: Đỉnh Nam, Đỉnh Thần, tên hiệu: Mai Sơn còn được gọi là Ông nghè Liên Bạt, sinh năm 1868 tại làng Liên Bạt, tỉnh Hà Đông. Ông là con Hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên, là con rể của Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết.

Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh. Năm 1884, khi 17 tuổi, ông đỗ cử nhân ở khoa thi Hương ở Thanh Hóa. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳ thi Hội, năm 1892, ông ra thi Đình và đỗ Hoàng Giáp. Ông ra làm quan được bổ làm Toản Tu ở Quốc Sử quán, thăng Đốc học ở Ninh Bình, rồi chuyển sang Nam Định nên ông còn được gọi là ông Đốc Nam.

Năm 1898, trao đổi Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền hỗ trợ phong trào Đông Du nhưng do cha ông lúc đó lâm bệnh nặng nên ông phải ở lại phát động cách mạng trong nước.

Năm 1907 Pháp bắt vua Thành Thái thoái vị, ông vào phủ Toàn quyền đòi nhà nước Bảo hộ bãi lệnh nhưng không thành. Nhụt chí, ông vờ làm thầy bốc thuốc ở hiệu "Nam Thọ", Hà Nội rồi tìm đường sang Trung Quốc hoạt động và cùng với Phan Bội Châu lập ra Việt Nam Quang phục Hội. Năm 1914 Phan Bội Châu bị bắt, ông là người lãnh đạo của hội.

Sau khi Việt Nam QUang Phục Hội tan rã, ông xuống tóc vào tu ở chùa Thường Tích Quang, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) và qua đời tại đây ngày 28 tháng 12 1925.

Ông để lại một số tác phẩm thơ, văn bằng chữ Hán, Nôm. Thơ ông chủ yếu viết ra những tâm sự của mình và lên án chính sách của người Pháp, thúc đẩy lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. Tập văn xuôi Hát Đông thư dị của ông mang đậm tính chất truyền kỳ.

Nhiều đường phố và trường học tại Việt Nam mang tên Nguyễn Thượng Hiền.


Đường Nguyễn Thượng Hiền chạy qua (hoặc cũng có ở) 3 quận huyện của Thành phố Hà Nội:
Đường phố cùng tên Nguyễn Thượng Hiền:

Hình ảnh về Nguyễn Thượng Hiền, Hà Đông, Hà Nội

Hình ảnh Nguyễn Thượng Hiền, Hà Đông, Hà Nội
Đường phố Nguyễn Thượng Hiền - Hà Đông

Dự án bất động sản tại Đường Nguyễn Thượng Hiền, Hà Đông - Hà Nội

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Nguyễn Thượng Hiền, Hà Đông - Hà Nội

Đường Nguyễn Thượng Hiền gần với đường phố nào?

Bản đồ vị trí Nguyễn Thượng Hiền

Ghi chú về Nguyễn Thượng Hiền

Thông tin về Đường Nguyễn Thượng Hiền, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Nguyễn Thượng Hiền, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nguyễn Thượng Hiền, Hà Đông, Hà Nội