Tỉnh thành VN > Hải Phòng > Quận Lê Chân > Đường Hoàng Quý

Đường Hoàng Quý, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng

Thông tin tổng quan về Hoàng Quý, Lê Chân, Hải Phòng

Hoàng Quý là tên một tuyến đường thuộc phường Hồ Nam, quận Lê Chân, T. p Hải Phòng.
Đường có chiều dài 440m, rộng 5m, hầu như không có vỉa hè. Điểm đầu trên đường Tô Hiệu, cuối đường thông với ngõ 164 Chùa Hàng.
Một số địa điểm nổi bật trên đường:
  • Cửa Hàng Vịt Quay Vỹ Anh
  • Cửa Hàng Piano Hoàng Duy
  • Spa và gội đầu dưỡng sinh Quỳnh Như
  • Showroom Kangaroo Tại Hải Phòng - 18A Hoàng Quý
  • Quán Lẩu Bò Úc
Tên đường có từ sau năm 1975.
Địa điểm nổi bật gần đó: Trường THCS Tô Hiệu; Chợ An Dương.
Hoàng Quý là ai?
Hoàng Quý sinh năm 1920 ở Hải Phòng, ông là anh trai của nhạc sĩ Tô Vũ. Theo Phạm Duy, Hoàng Quý từng là học sinh của Lê Thương tại trường Trung học Lê Lợi ở Hải Phòng vào cuối thập niên 1930. Hoàng Quý theo học nữ giáo sư âm nhạc Leperète giảng dạy nhạc tại các trường trung học ở Hải Phòng. Nhờ có khiếu âm nhạc và ham học, Hoàng Quý cảm thụ âm nhạc khá tốt, chỉ một thời gian sau trở thành giáo viên dạy nhạc của trường Bonnal.

Trong thời gian từ năm 1943 đến 1945, Hoàng Quý đã kết giao được một số bạn bè như Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, và Hoàng Phú lập thành nhóm Đồng Vọng cùng nhau sáng tác. Nhóm Đồng Vọng được nhà xuất bản Lửa Hồng rồi tạp chí Tri Tân ở Hà Nội hỗ trợ. Lửa Hồng đã ấn hành 12 tập nhạc, mỗi tập có từ 8 tới 12 bài như các tập: Bên sông Bạch Đằng, Nước non Lam Sơn, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nắng tươi, Chiều quê của Hoàng Quý, Về đồng quê của Văn Cao, Ngày xưa của Hoàng Phú... .Nguyên về phần Hoàng Quý, đã sáng tác những bài ca tuyệt vời như Trên sông Bạch Đằng, Gọi bạn lên đường, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nước non Lam Sơn, Lời vọng ngàn xưa, Dưới bóng thông xanh, Chiều xuân, Nắng tươi...

Hoàng Quý gia nhập Việt Minh sớm, trong phong trào kháng Nhật cứu nước, nhà Hoàng Quý là cơ sở của một số người Việt Minh công tác bí mật ở Kiến An, Hải Phòng. Tháng 5 1944 Hoàng Quý sáng tác bài Cảm tử quân, Sa trường hành khúc và tích cực công tác hoạt động cách mạng. Tháng 10 1945, Tiếng gọi non sông ra đời, mặc dù lúc này sức khỏe đã suy yếu nhiều. Đầu năm 1946, bệnh tình của ông ngày một xấu, nhưng Hoàng Quý vẫn gia nhập các cuộc biểu tình, mít tinh ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh, phản đối Việt Quốc, Việt Cách.

Hoàng Quý mất ngày 26 tháng 6 1946 vì một căn bệnh nan y tại Hải Phòng, lúc 26 tuổi, khi tài năng của ông đang độ vươn cao.

Tại Hải Phòng có con đường mang tên ông.

Hình ảnh về Hoàng Quý, Lê Chân, Hải Phòng

Hình ảnh Hoàng Quý, Lê Chân, Hải Phòng
Một đoạn trên đường Hoàng Quý

Dự án bất động sản tại Đường Hoàng Quý, Lê Chân - Hải Phòng

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Hoàng Quý, Lê Chân - Hải Phòng

Đường Hoàng Quý gần với đường phố nào?

Bản đồ vị trí Hoàng Quý

Ghi chú về Hoàng Quý

Thông tin về Đường Hoàng Quý, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Hoàng Quý, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hoàng Quý, Lê Chân, Hải Phòng