Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Thành phố Hưng Yên > Xã Hoàng Hanh

Xã Hoàng Hanh, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Hoàng Hanh, Hưng Yên, Hưng Yên

Hoàng Hanh là 1 xã của thuộc thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Hưng Yên: 0321 3862 406
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
Tổng diện tích theo k2 là: 4,45 km²
Tổng số dân: 3.558 người (1999)

Địa lý thời tiết

Tọa độ: 20°37′0″B 106°04′53″Đ
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C

Lịch sử

Khu vực Phố Hiến nay thuộc Thành phố Hưng Yên, vào thế kỷ 16,17 là lỵ sở của trấn Sơn Nam thời nhà Hậu Lê. Sơn Nam lúc bấy giờ bao gồm phần lớn các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây(cũ)).
Tháng 10 năm 1831 - niên hiệu Minh Mạng, triều đình Huế thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc xóa bỏ các đơn vị tổng, trấn... và chia cả nước lại thành 30 tỉnh. Tỉnh Hưng Yên theo đó được thành lập, lỵ sở của tỉnh được đóng ở khu vực Xích Đằng (phường Lam Sơn - thành phố Hưng Yên ngày nay).
Sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, thị xã Hưng Yên tiếp tục được chính quyền cách mạng chọn làm lỵ sở của tỉnh Hưng Yên.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng, lỵ sở của tỉnh mới được đặt tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), còn thị xã Hưng Yên tạm thời mất đi vị thế trung tâm của cả tỉnh. Cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nước trong thời gian đó và điều kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển.
Sau năm 1975, thị xã Hưng Yên có 2 phường: Lê Lợi, Minh Khai và xã Hồng Châu.
Ngày 4 tháng 1 năm 1982, các xã Lam Sơn, Hiến Nam của huyện Kim Thi (nay là 2 huyện Kim ĐộngÂn Thi) được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Tình trạng này chỉ được giải quyết từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, khi Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng lại thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như trước. Cùng với sự "lột xác" của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên cũng ngày càng lớn mạnh.
Ngày 24 tháng 2 năm 1997, thành lập phường Quang Trung và chuyển các xã Hồng Châu, Lam Sơn, Hiến Nam thành các phường có tên tương ứng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, các xã Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu thuộc huyện Tiên Lữxã Bảo Khê thuộc huyện Kim Động được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên; cũng từ đó thành lập phường An Tảo.
Ngày 17 tháng 7 năm 2007, thị xã Hưng Yên được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD.
Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ - CP nâng cấp thị xã Hưng Yên lên thành thành phố Hưng Yên, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho thành phố Hưng Yên. Đồng thời thành phố Hưng Yên cũng được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".
Thành phố Hưng Yên còn được gọi là Phố Hiến.
Ngày 6 tháng 8 năm 2013, thành phố Hưng Yên được mở rộng thêm trên cơ sở tách 2 xã: Hùng Cường, Phú Cường thuộc huyện Kim Động và 3 xã: Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Tân Hưng thuộc huyện Tiên Lữ.

Kinh tế- Giao thông

Với lợi thế giáp sông Hồng, nhiều người dân ở xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên) đã lựa chọn nghề chài lưới để làm kế sinh nhai. Nghề chài lưới diễn ra quanh năm trên sông Hồng, nhưng thời điểm chính vụ cá mòi hiện nay đã giúp nhiều người dân ở xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên có thu nhập khá cao.
Sau dịp tết Nguyên đán, khi mùa hoa gạo bắt đầu nở cũng chính là mùa cá mòi về. Cá mòi có ở nhiều nơi, nhưng cá mòi được đánh bắt ở sông Hồng vẫn là ngon nhất.
Vào mùa này, các làng chài dọc sông Hồng đều thả lưới đánh bắt cá mòi. Trong đó, bến đò Vũ Điện thuộc xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên được xem là vựa cá mòi lớn nhất. Ở đây mực nước sâu, lại là ngã ba sông Hồng, sông Luộc nên cá thường về rất nhiều.
Mỗi vụ cá mòi kéo dài từ tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch. Mắt cá mòi rất tinh, các loại lưới thông thường đều bị chúng phát hiện. Chính vì vậy, để bắt được loại cá này, ngư dân phải bỏ chi phí lớn mua loại lưới chuyên dụng, thường được gọi là lưới “cá mòi”. Loại lưới này có 3 lớp sợi rất mảnh, rộng 8m – 10m, dài 200m, có thể giăng từ mặt nước tới đáy sông. Những người ngư dân đi thả lưới bắt cá cũng cần phải có kinh nghiệm để có thể kéo được những mẻ lưới nhiều cá.
Ông Dương Văn Nghê, một ngư dân với 20 năm làm nghề đánh bắt cá mòi chia sẻ: "Chúng tôi thường kéo lưới vào thời điểm nước thủy triều lên hoặc chọn thời điểm sớm, tối trong một ngày để kéo lưới. Như thế sẽ cho mẻ lưới nhiều cá hơn".
Toàn xã Hoàng Hanh hiện có khoảng gần 20 hộ chuyên làm nghề chài lưới, tập trung chủ yếu ở thôn An Châu 1 và An Châu 2. Mỗi ngày các ngư dân ở đây thả từ 2 đến 3 mẻ lưới, thu hoạch được hơn 1 tạ cá. Đầu vụ cá được bán với giá từ 20 đến 30 nghìn đồng ∕ kg, vào giữa vụ cá nhiều nên ngư dân chỉ bán được với giá 15 nghìn∕kg. Thường thì lái buôn ở địa phương sẽ về tận bến sông thu mua, sau đó đem bán ở Hà Nội và các chợ trong tỉnh.
Năm nay thời tiết thuận lợi nên cá mòi có nhiều hơn mọi năm. Trung bình mỗi vụ cá mòi, ngư dân nơi đây sẽ thu về từ 50 đến 60 triệu đồng, thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với đánh bắt các loại cá khác.
Cá mòi được người dân Hưng Yên coi là “lộc trời” cho. Tuy thời gian đánh bắt cá không dài nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và cá mòi cũng trở thành một thứ đặc sản không thể thiếu của vùng đất Phố Hiến.
Phát triển chăn nuôi tại xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên) tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đàn giống lợn, trâu, bò, gia cầm; đầu tư xây dựng cơ sở nuôi giữ giống gốc lợn ngoại cấp ông - bà gắn với vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư; cải tạo nâng cấp và nâng cao hiệu quả Trung tâm thụ tinh nhân tạo lợn của tỉnh. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ kinh phí cho công tác truyền tinh nhân tạo; giám định bình tuyển giống, phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật chăm sóc...
phát triên mô hình nông nghiệp hóa trên địa bàn xã Hoàng Hanh bước đầu đạt hiệu quả
Tin vui đã đến với người dân, mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên đã về nghiên cứu, xây dựng logo riêng cho làng nghề nhằm từng bước quảng bá, xây dựng thương hiệu.
Ngày 22.9, thành phố Hưng Yên tổ chức lễ khởi công xây dựng cụm công trình đầu mối trạm bơm Bảo Khê thuộc dự án thoát nước thành phố.
Ngày 22/7/2011, tỉnh Hưng Yên đã động thổ dự án đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình.
Đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng, góp phần nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và Cầu Giẽ-Ninh Bình, giảm tải cho quốc lộ 39, giảm mật độ phương tiện giao thông qua Thủ đô Hà Nội, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho Hưng Yên và các tỉnh trong khu vực.
Tuyến đường này qua địa bàn Hưng Yên có tổng chiều dài gần 25km.
• Điểm đầu tiếp nối với nút giao liên thông giữa quốc lộ 39 với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng thuộc địa bàn xã Lý Thường Kiệt (Yên Mỹ).
• Hướng tuyến đi qua các xã Đồng Tiến (Khoái Châu); Xuân Trúc (Ân Thi); Nghĩa Dân, Nhân La, Vũ Xá (Kim Động) cắt qua khu đại học Phố Hiến vượt đê sông Hồng với cầu Hưng Hà tại địa bàn xã Hoàng Hanh, huyện Tiên Lữ.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.372 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, BT, BOT và các nguồn vốn khác; được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 2 đồng bằng với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và có đường hai bên. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Y tế- Giáo dục

Hiện nay thành phố có Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, Bệnh viện Sản nhi Hưng Yên, Bệnh viện Lao Hưng Yên, Bệnh viện tư nhân Hưng Hà, Bệnh viện tư nhân Việt Pháp,...
Trên địa bàn TP. Hưng Yên có các trường: Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, Đại học Chu Văn An,Trung cấp Nghệ Thuật Hưng Yên, Trung cấp Công nghiệp Hưng Yên,Trung cấp GTVT Hưng Yên...Hiện thành phố đang xúc tiến đầu tư xây dựng khu đô thị Đại học Phố Hiến với quy mô 1000 ha.

Du lịch

Du lịch trên sông Hồng mùa cá mòi
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên
nhãn lồng, mật ong, long nhãn, hạt sen, bún thang lươn, Bánh răng bừa...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Hoàng Hanh:

Hình ảnh về Hoàng Hanh, Hưng Yên, Hưng Yên

Hình ảnh Hoàng Hanh, Hưng Yên, Hưng Yên
Đánh bắt cá mòi ở xã Hoàng Hanh
Hình ảnh Hoàng Hanh, Hưng Yên, Hưng Yên
Nuôi bò thịt tại xã Hoàng Hanh
Hình ảnh Hoàng Hanh, Hưng Yên, Hưng Yên
Ngô GS8 tại xã Hoàng Hanh

Dự án bất động sản tại Xã Hoàng Hanh, Hưng Yên - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Hoàng Hanh, Hưng Yên - Hưng Yên

Xã Hoàng Hanh gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Hoàng Hanh

Ghi chú về Hoàng Hanh

Thông tin về Xã Hoàng Hanh, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Hoàng Hanh, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hoàng Hanh, Hưng Yên, Hưng Yên