Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Khoái Châu > Xã Bình Minh

Xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên

Bình Minh là 1 xã của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Khoái Châu: +84 321 3914 036
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Khoái Châu: +84 321 3910 356
Taxi Phú Thụy: 03213.999.999
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 5,84 km²
Tổng số dân: 7.971 người.
Tọa độ: 20°52′55″B 105°55′54″Đ
Bình Minh nằm ở phía Tây bắc huyện Khoái Châu, phía bắc giáp với xã Mễ Sở huyện Văn Giang, phía Đông giáp với xã Đông Tảo, phía Nam giáp với xã Dạ Trạch, phía Tây giáp với sông Hồng.
Xã có 3 thôn: Thôn Thiết trụ, Thôn Bằng Nha, Thôn Đa hòa.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, đặc trưng là nóng ẩm mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường lạnh, đầu mùa khí hậu tương đối khô, nửa cuối ẩm ướt và có mưa phùn, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, cao nhất 38 - 39oC, thấp nhất không dưới 5oC.

lịch sử

Thời Bắc thuộc
Dưới thời nhà Tần (từ 214-204) trước Công nguyên, Khoái Châu thuộc Tượng Quận.
Nhà Triệu (từ 207-111 trước Công nguyên) chia lãnh thổ Việt Nam khi đó làm hai quận, Khoái Châu thuộc huyện Chu Diên (朱鳶縣), quận Giao Chỉ.
Thời Tây Hán và Đông Hán (từ 111 trước Công nguyên - 40 Công nguyên), nhà Hán chia lãnh thổ Việt Nam khi đó thành 9 quận, Khoái Châu thuộc quận Giao Chỉ.
Thời Đông Ngô (216 - 265 Công nguyên), nhà Ngô tách cả nước ra làm hai châu gồm Quảng Châu và Giao Châu, Khoái Châu thuộc quận Giao Châu.
Thời Tùy Đường (603 - 939), quận Giao Châu được chia thành 3 quận, Khoái Châu thuộc quận Giao Chỉ, đến năm 679 lại chia Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện, Khoái Châu thuộc Vũ Bình - Giao Châu.
Thời kỳ Quân-chủ Chuyên-chế Việt Nam
Thời Nhà Ngô (939-968), Khoái Châu được gọi là Đằng Châu.
Nhà Đinh (968-980) chia cả nước ra thành 10 đạo, Khoái Châu thuộc Đằng Đạo.
Năm 1002 nhà Lê đổi 10 đạo thành lộ, phủ và châu; Khoái Châu thuộc Đằng Châu. Năm 1005 đổi Đằng Châu ra phủ Thái Bình.
Năm 1010 nhà Lý đổi 10 đạo thành 24 lộ. Năm 1222 vẫn giữ 24 lộ, Khoái Châu thuộc lộ Khoái Châu gọi là Khoái Lộ.
Năm 1229 nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ, Khoái Châu thuộc Khoái Lộ.
Tháng 4 năm 1297, nhà Trần lại tiếp tục đổi các lộ, phủ, thành, trấn; vùng đất Khoái Châu thuộc Thiên Trường phủ lộ.
Sau khi xâm lược An Nam, tháng 6 năm 1407, nhà Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, lập thành 17 phủ, vùng Khoái Châu thuộc phủ Kiến Xương.
Năm 1426, khi tiến quân ra Đông Đô, Lê Lợi chia cả nước làm 4 đạo, Khoái Châu thuộc Nam đạo.
Tháng 6/1466 (tức năm Quang Thuận thứ 7), Lê Thánh Tông chia cả nước làm 12 đạo thừa tuyên, Khoái Châu thuộc thừa tuyên Thiên Trường.
Tháng 3/1469 (tức năm Quang Thuận thứ 10), năm đầu tiên nhà nước định bản đồ, Thiên Trường lại đổi là Sơn Nam quản 11 phủ, 42 huyện, phủ Khoái Châu quản 5 huyện gồm Đông Yên, Tiên Lữ, Kim Động, Phù Dung, Thiên Thi; phủ Tiên Hưng quản 4 huyện gồm Ngự Thiên, Duyên Hà, Thần Khê, Thanh Lan. Tháng 4/1490 (năm Hồng Đức thứ 21), cả nước được chia làm 13 xứ, Khoái Châu thuộc xứ Sơn Nam.
Tháng 6 năm 1527, nhà Mạc (Đăng Dung) đem các lộ của Khoái Châu thuộc vào Hải Dương.
Nhà Lê lại đổi lại như cũ.
Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) tháng giêng: Nhà Lê chia Sơn Nam thành 2 lộ Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ, phủ Khoái Châu thuộc lộ Sơn Nam thượng, phủ Tiên Hưng thuộc Sơn Nam hạ.
Hai phủ Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ được đổi lại làm 2 trấn Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ.
Năm Gia Long thứ nhất (1802) lấy 2 trấn thượng và hạ lệ thuộc vào Bắc thành (Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương là 5 nội trấn của Bắc thành).
Năm Minh Mạng thứ ba 1822, trấn Sơn Nam thượng đổi là trấn Sơn Nam, trấn Sơn Nam hạ đổi là trấn Nam Định.
Năm Minh Mạng thứ 12 (tháng 10/1831): Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh, chia cả nước thành 30 tỉnh, trong đó có tỉnh Hưng Yên. Các trấn phía Bắc được đổi thành 18 tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng, xã. Tỉnh Hưng Yên có phủ Khoái Châu và 5 huyện (Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ). Cải tổ lại hệ thống các quan lại đứng đầu tỉnh, bỏ các chức cũ mà đặt mới như Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Lãnh binh ở các tỉnh. Huyện Đông An gồm các tổng: Bái, Mễ, Đại Quan, Phú Khê, Bình Dân, Yên Lạc, Yên Lịch, Yên Vĩnh, Yên Cảnh, Ninh Tập, Yên Phú, Tử Dương.
Sau nhiều lần thay đổi, mỗi triều đại đều có cải cách, canh tân bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và thuận bề cho việc cai trị, điều hành.
Thời kỳ hiện đại
Ngày 24/7/1999: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 60- NĐ/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang thành 5 huyện, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu. Chia huyện Châu Giang thành 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang: Huyện Khoái Châu có tổng số diện tích theo km2 tự nhiên là 13.073,1 ha với 184.079 nhân khẩu gồm 25 xã: Đông Tảo, Dạ Trạch, Hàm Tử, Ông Đình, Bình Minh, An Vĩ, Đông Kết, Bình Kiều, Tân Dân, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Liên Khê, Nhuế Dương, Chí Tân, Đại Hưng, Thuần Hưng, Thành Công, Phùng Hưng, Việt Hòa, Đồng Tiến, Hồng Tiến, Dân Tiến, và thị trấn Khoái Châu.

Kinh tế

Nhân dân Bình Minh cần cù, năng động sáng tạo, nhanh nhạy trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chế biến hàng hóa nông sản, kinh doanh dịch vụ. Phát huy tối đa hiệu quả của đất, nâng cao hệ số quay vòng đất 3,3 vòng/ năm, chủ yếu trồng cây dược liệu và cây có giá trị kinh tế cao. Ngoài sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, xã có làng nghề truyền thống là nghề mộc, nề, chế biến dược liệu. Những sản phẩm đồ mộc của địa phương với những bàn tay khéo léo của người thợ được nhiều khách hàng vùng phụ cận và tỉnh ngoài ưa chuộng. Đặc biệt hàng dược liệu của địa phương, đã được xuất đi khắp thị trường trong nước và nước ngoài, phần lớn xuất sang Trung Quốc. Ngoài ra nhân dân Bình Minh còn chế biến các loại hoa quả làm mức như: Táo quả, mứt quất quả, mứt cà chua, chế biến long nhãn, long vải ... cho thu nhập hàng tỷ đồng. Về chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thả cá cũng phát triển mạnh. Ngoài chăn nuôi thả cá trong ao, hồ , đầm, nhân dân còn tận dụng mặt nước sông Hồng để nuôi thả cá lồng thu lãi suất cao.
Hiện nay đời sống kinh tế của nhân dân Bình Minh luôn luôn ổn định và phát triển, xã không có hộ nhà tranh vách đất, hộ nghèo ngày một giảm, tỷ lệ hộ giàu và khá ngày một tăng. Cán bộ và nhân dân xã Bình Minh đang cố gáng hết sức mình để xứng đáng là điểm sáng của huyện Khoái Châu.
Bình Minh là một trong những xã đi đầu trong phong trào xây dựng Nông thôn mới của tỉnh Hưng Yên. Đước chọn là một trong hai xã điểm xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2013, theo mục tiêu trong năm nay, Bình Minh sẽ xây dựng thành công mô hình Nông thôn mới với đầy đủ 19 tiêu chí.
Huyện Khoái Châu có 21,4 km đê sông Hồng (Tỉnh lộ 195) từ xã Bình Minh qua Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Liên Khê, Đại Tập, Chí Tân, Thành Công, Nhuế Dương. Dọc bờ sông Hồng có các bến đò Bình Minh, Phương Trù, Năm Mẫu (Tứ Dân), Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, bến đồ Vườn Chuối ( Nhuế Dương). Bình Minh cách thủ đô Hà Nội khoảng 15 km, giao thông đường thủy, đường bộ thuận lợi, có bến đò ngang sang huyện Thường Tín Hà Nội, nên việc giao lưu hàng hóa đi các nơi trong nước thuận lợi.

Văn hóa Du lịch

Bình Minh có 02 di tích được Nhà nước xếp hạng văn hóa, đó là di tích Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung và Đền Liên Hoa (Thôn Thiết Trụ).
Khu di tích đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một quần thể di tích nổi tiếng, có 18 nóc lớn nhỏ, ý tưởng nhớ tới thiên tình sử của nàng Công chúa Tiên Dung vừa tròn 18 tuổi. Đền do tiến sỹ Chu Mạnh Trinh người Tổng Mễ hưng công xây dựng, tôn tạo năm 1894. Trên nền ngôi đền cổ, Đền Chử Đồng Tử có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn, nét độc đáo của 18 nóc nhà lớn nhỏ tựa hình 18 con thuyền rồng nhấp nhô trên sóng biếc. Quần thể di tích là khu danh lam thắng cảnh, nằm trong không gian thẩm mỹ với sông nước bao la đã được UBND tỉnh Hưng Yên quy hoạch thành khu du lịch sinh thái. Thường ngày có hàng trăm khách thập phương và khách nước ngoài đến thăm quan du lịch thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh của khu Đền. Hàng năm từ ngày mồng 10 - 12 tháng 2 âm lịch mở lễ hội truyền thống với nhiều nội dung phong phú kết hợp hài hòa giữa phần lễ và phần hội, có các trò chơi dân gian, rước nước du thuyền trên sông Hồng. Cứ 3 năm mở lễ hội Tổng (Tổng Mễ cũ 8 làng) hai xã gồm xã Mễ Sở và xã Bình Minh đồng tổ chức. Trong ngày hội 8 làng rước kiệu đưa Thành Hoàng bản thổ làng mình về trình Đức Thánh và dự hội. Lễ hội thu hút đông đảo khách thập phương về tham dự lễ hội.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Bình Minh:

Hình ảnh về Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên

Hình ảnh Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên
Cây dược liệu xã Bình Minh- Khoái Châu- Hưng Yên
Hình ảnh Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên
Đền Đa Hòa- Bình Minh- Khoái Châu- Hưng Yên
Hình ảnh Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên
Vườn hoa nhãn- Bình Minh- Khoái Châu- Hưng Yên
Hình ảnh Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên
Di tích đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung xã Bình Minh- Khoái Châu- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Bình Minh, Khoái Châu - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Bình Minh, Khoái Châu - Hưng Yên

Xã Bình Minh gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Bình Minh

Ghi chú về Bình Minh

Thông tin về Xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên