Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Kim Động > Xã Hiệp Cường

Xã Hiệp Cường, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên

Hiệp Cường là một xã nằm ở tận cùng phía nam của huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Kim Động: (0221)3811135.
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Kim Động: +84 321 3862 406
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 7,25 km²
Tổng số dân: 7299 người năm 1999.
Tọa độ: 20°42′44″B 106°03′46″Đ
Có địa giới hành chính tiếp giáp với các xã Bảo Khê, Trung Nghĩa (thuộc thành phố Hưng Yên), các xã Ngọc Thanh, Song Mai, thị trấn Lương Bằng (thuộc huyện Kim Động) và các xã Hưng Đạo, Nhật Tân (thuộc huyện Tiên Lữ).
Hiệp Cường có 4 thôn, gồm: thôn Tiên Cầu, thôn Trà Lâm, thôn Đống Lương và thôn Lương Xá. Thôn Đống Lương chia thành 3 cụm dân cư nhỏ là Đống Lương thôn trong, Đống Lương thôn ngoài và trại Đống Lương. Thôn Lương xá được chia thành 3 cụm dân cư là trại Nam, trại Bắc và làng chính. Thôn Trà Lâm được chia thành 2 cụm dân cư là làng chính và trại Trà Lâm.
Mang đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình vĩ tuyến; thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa, khí hậu biến động mạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20c. Mùa hè nhiệt độ trung bình 30 – 320c; cao nhất vào tháng 6 và 7 nhiệt độ có khi lên tới 380c. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17-220c; thấp nhất vào tháng 1 và 2 nhiệt độ 8-100c. Tổng tích ôn trung bình hàng năm là 85030c.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm xấp xỉ 85%, cao nhất 90,6%, thấp nhất 60%. Tháng 3 là tháng ẩm nhất và tháng 11 là tháng khô nhất.
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1700mm. Lượng mưa trung bình tháng trong năm là 175mm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Mưa thường xảy ra trùng với nước lũ sông Hồng lên cao, gây úng lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Nguồn nước sông Hồng là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho việc tưới và bồi đắp một phần phù sa cho đồng ruộng.
Với khí hậu – thủy văn như trên là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của nhiều loại cây trồng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Song phải có những biện pháp phòng chống hạn úng, đồng thời phải xác định cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

lịch sử

Thời Pháp thuộc Lương xá nổi tiếng với nghề điện. Trong khoảng những năm 1980, Hiệp Cường có nghề dệt thảm đay sau đó là thảm len xuất khẩu.
Hội làng Lương xá được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Ngày này cũng là ngày các Tân Lão (Nam giới đến tuổi 54) ra trình làng. Hội đền quan Tiên Công tại thôn Tiên Cầu cũng diễn ra hàng năm. Đền này vốn nổi tiếng với những linh vật làm bằng đá (ngựa đá...). Đền cũng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền lập ra để thờ danh nhân văn hóa Vũ Lãm, người xã Hiệp Cường - Kim Động, đỗ Hoàng giáp năm 1442. Ông có tên trong danh sách các vị đại khoa ở bia Văn Miếu Xích Đằng, Hưng Yên.

Kinh tế

Nghề mây tre đan xuất khẩu ở xã Hiệp Cường (Kim Động) đang phát triển mạnh,
Phát huy những thành tích đã đạt được, Đại hội Đảng bộ huyện Kim Động lần thứ XX nhiệm kỳ 2005 - 2010 đề ra nhiều mục tiêu giải pháp nhằm đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xây dựng Kim Động ngày càng giàu đẹp văn minh. Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngay sau đại hội huyện uỷ Kim Động đã thành lập 3 đoàn kiểm tra việc triển khai , quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết số 36,37 và chỉ thị số 34 của huyện uỷ về phát triển cây vụ đông, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất canh tác. Kết quả 19/19 xã trên địa bàn triển khai thực hiện nghị quyết, nhiều xã xây dựng chương trình hành động, thành lập ban chỉ đạo sản xuất vụ đông, ban chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề, ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điển hình là các xã Thọ Vinh, Đồng Thành, Hùng An. Cùng với đó, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kim Động xây dựng được 5 chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX. Trong đó có chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp với những mục tiêu cơ bản là giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,5%/năm, giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 50 triệu đồng/năm, diện tích cây vụ đông trên diện tích hai lúa đến năm 2010 đạt 80%. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Vũ Quang Hải- Bí thư huyện uỷ Kim Động cho biết: Huyện có nhiều biện pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp như chuyển đổi diện tích canh tác ven làng, diện tích sản xuất nông nghiệp bấp bênh sang mô hình kinh tế trang trại, xây dựng vùng lúa cao sản ở một số xã gắn với sản xuất cây vụ đông. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết gây ra, đến nay nông dân các xã huyện Kim Động đã trồng được 2.400 ha cây rau màu đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong đó có 1.208 ha ngô, 264 ha đậu tương, 129 ha khoai tây, 46 ha dưa chuột, 24 ha cải sa lát, 12 ha cây lô gô, còn lại là rau màu các loại. Các xã trồng được nhiều cây vụ đông là: Hiệp Cường, Mai Động, Đồng Thanh. Nét mới của vụ đông năm 2005 - 2006 ở Kim Động là huyện đã đưa một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: bí đỏ, măng tây, lô gô.
ở xã Hiệp Cường, trên cánh đồng của các thôn Trà Lâm, Tân Cầu, Đống Lương, Lương Xá màu xanh mượt mà của ngô đông cải sa lát, đậu tương đã trải kín 202 ha mặt ruộng chiếm hơn 50% diện tích canh tác của toàn xã, tăng 40 ha so với diện tích cây vụ đông năm 2004 - 2005. Anh An ở thôn Trà Lâm cho biết nhà anh trồng khoảng 5 sào cây vụ đông, trong đó có gần 1 sào cây măng tây. Cây măng tây được anh trồng từ đầu năm 2005, đã cho thu hoạch, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, với giá bán 13.000đ/1kg, măng tây sẽ cho thu hoạch cao hơn nhiều so với một số cây trồng khác. Một trong những biện pháp nữa để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Kim Động là đẩy mạnh chăn nuôi bò, đặc biệt là các xã vùng bãi như Phú Cường, Hùng Cường, Hùng An, Ngọc Thanh … Hiện nay toàn huyện có gần một vạn con bò. Xã Ngọc Thanh có 800 con, xã Hùng Cường có 1.700 con. Riêng xã Phú Thịnh có 2.600 con tăng 600 con so với cùng kỳ năm 2004. Nguyên nhân đàn bò ở Phú Cường tăng mạnh là do nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân trong xã đã đẩy mạnh nuôi bò, không ít hộ đã trồng cỏ, nuôi từ 10 con bò trở lên. Hơn nữa ở Phú Cường việc mua bán bò diễn ra hàng ngày. Có ngày sau vài lần điện thoại qua lại, các thương lái ở đây đã bán ra thị trường (miền Nam, Hà Tây) 30 con bò. Có lẽ đây chính là lý do để huyện Kim Động chọn , khuyến khích xây dựng chợ bán buôn trâu bò ở xã Phú Cường, thực hiện ý tưởng lấy thương mại để thúc đẩy chăn nuôi. Khởi động cho việc xây dựng chợ bán buôn trâu bò ở Phú Cường, huyện đã chỉ đạo xã thành lập hiệp hội chăn nuôi với 37 hội viên tham gia, đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất, quy hoạch diện tích trồng cỏ, hình thành khu vực nuôi bò tập trung, cho vay vốn ưu đãi để phát triển đàn bò.
Với những việc làm cụ thể thiết thực nêu trên, tin tưởng rằng Kim Động sẽ thu được kết quả tốt đẹp trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.

Văn hóa Du lịch

Đền và lăng Vu Tiên Công: Di tích được đặt theo tên của vị thần được nhân dân tôn thờ là Vũ Tiên Công. Cả đền và lăng đều được xây dựng ở thôn Tiên Cầu, xã Hiệp Cường ngay phía đông quốc lộ 39A rất thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội và tham quan, cúng lễ của khách thập phương. Theo văn bia ghi thần tích hiện còn lưu giữ tại đây, khu lăng và đền tưởng niệm ngài Vũ Đình Trác tức Vũ Tiên Công là một quan đại thần dựới triều Lê. Truyền thuyết ở đây kể rằng các bậc sinh thành ra Vũ Đình Trác nguyên là người làng Mộ Trạch huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương – nơi đã sinh ra 36 Tiến sĩ, trong đó, số người đỗ Tiến sĩ thuộc dòng họ Vũ nhiều hơn cả. Do những biến động về kinh tế chính trị và xã hội, nhiều người dân ở Mộ Trạch đã phải di tán tới nhiều nơi, trong đó có một gia đình họ Vũ Đình tới định cư ở xã Tiên Cầu. Tại đây ông bà đã sinh ra một người con trai đặt tên là Vũ Đình Trác.
Thần tích ghi nhận ông là ngựời thông minh ham học, đặc biệt là võ nghệ rất siêu việt được bạn bè và nhân dân địa phương kính nể. Lớn lên, Vũ Đình Trác sớm trở thành một nhà cầm quân có uy tín thời Hậu Lê. Với những chiến tích trong việc bảo vệ đất nước, bảo vệ triều chính, Vũ Đình Trác sớm trở thành một đại thần của triều đình. Năm 1740, niên hiệu Cảnh Hưng 35 (Cảnh Hưng tam thập ngũ niên tuế thứ) ông được phong Đặc Tiến Phụ Quốc Thượng Tướng Quân . Sau đó 4 năm (tức năm 1744), do lập được nhiều chiến công hiển hách, ông được triều đình ra sắc chỉ, chuẩn bị vàng bạc cho nhân dân địa phương xây dựng lăng và đền tạ ơn ông. Có thể nói đây là một trong những trường hợp khá độc đáo. Công trình được xây dựng trong thời gian người được tôn vinh còn sống và đang tại chức. Chính điều ấy minh chứng cho sự trung thành hết mực của ông với đất nước và càng cổ vũ ông hơn nữa trong công việc để xứng đáng với sự quan tâm của triều đình.
Năm 1786, Vũ Đình Trác lâm bệnh tạ thế. Theo nguyện vọng của địa phương, triều đình đã cho đưa thi hài ông về chôn cất tại Tiên Cầu. Phần mộ của ông được xây lăng cách đền chùng 300m. Trước công lao của ông, nhân dân địa phương đã gọi ông bằng cái tên kính trọng “ Vũ Tiên Công” và từ đó khu lăng, đền cũng được gọi là lăng đền Vũ Tiên Công. Công lao của Vũ Tiên Công và sự nghiệp của ông được nhân dân địa phương luôn luôn ghi tạc và họ đã tôn ông là Thành Hoàng của xã. Cuốn thần tích cùng với tiểu sử của ông được lưu truyền mãi trong lòng dân từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng năm cứ vào ngày 1/3 âm lịch, địa phương tổ chức lễ hội để tưởng niệm Vũ Tiên Công.
Chính với niềm tự hào sâu sắc về tấm gương Đức Tiên Công mà mảnh đất Tiên Cầu đã phát huy được vai trò của mình trong quá trình lịch sử. Thời kỳ Tiền khởi nghĩa, nhiều cán bộ của Đảng đã về đây hoạt động và xây dựng cơ sở cách mạng. Nhân dân Tiên Cầu không sợ gian khó nguy hiểm, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ đến hoạt động an toàn. Được sự đùm bọc cho chở của nhân dân, Đảng ta đã xây dựng được cơ sở vững mạnh ở Tiên Cầu.
Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 lực lượng vũ trang và nhân dân Tiên Cầu đã tập trung ở đền, tiến vào giành chính quyền ở huyện lỵ Kim Động và tỉnh lỵ Hưng Yên. Sau khi đã đập tan chính quyền cũ, nhân dân Tiên Cầu đã nhiều lần tổ chức mít tinh ở khu đền để biểu dương lực lượng quần chúng, chào mừng Chính phủ cách mạng lâm thời.
Năm 1946 thực dân Pháp tráo trở xâm lược nước ta lần thứ 2. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, đội tự vệ Tiên Cầu được nhanh chóng thành lập. Nhân dân đã cùng đội tự vệ đào hào, đắp ụ xẻ đường cản bước tiến của giặc. Trong 9 năm kháng chiến, Tiên Cầu luôn là điểm nóng, du kích địa phương đã phối hợp với bộ đội đánh nhiều trận ác liệt trên đường 39A, khu lăng và đền được chọn là nơi mai phục của quân ta. Sau các cuộc chiến đấu với thực dân Pháp ở các vùng phụ cận như Dốc Lã, Cầu Ngàng bộ đội ta lại rút về khu đền. Có thể nói trong kháng chiến trường kỳ, khu vực lăng và đền Vũ Tiên Công luôn được chọn làm vị trí ém quân và xuất kích của quân ta có độ đảm bảo bí mật cao nhất.
Là nơi diễn ra nhiều trận đụng độ quyết liệt với địch nên có thể nói Tiên Cầu là một trong số điểm hứng chịu nhiều bom đạn nhất trong huyện. Khu đền và lăng Vũ Tiên Công bị địch bắn phá ác liệt nhiều lần. Đặc biệt trong trận càn quét năm 1952, chúng đã cướp đi 2 pho tượng đá và một số đồ tế tự quý. Dù vậy, đây vẫn còn giữ được nhiều hiện vật cổ độc đáo như một ban thờ đá dài 1,6m rộng 0,9m tạo dáng theo hình sập bằng chân quỳ da cá, 01 lư hương bằng đá cao 0,3m, đường kính rộng 0,25m, hai sườn lư được đục đẽo gọt rũa tạo hình đôi đầu ghê chầu vọng, một bia cũng bằng đá khối cao 1,8m rộng 0,72m dựng năm 1774 ghi công đức đóng góp tu sửa di tích. Khu lăng và đền còn được một quần thể tượng đá tạo nên những nét nhấn thu hút sự chú mục của khách thập phương. Đó là sáu vệ binh tạo từ đá đứng uy nghiêm trên bệ cao 1,86m; hai voi dáng to khoẻ mà đĩnh đạc thư thái; hai ngựa chiến với yên cương trong tư thế trận tiền; hai chó đá ngồi như đang quan sát canh chừng kẻ địch.
Đền và Lăng Vũ Tiên Công đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử và nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 97 ngày 21/11/1992 của Bộ Văn hoá – Thông tin.
Một số đặc sản của Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong hoa nhãn, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...

Hình ảnh về Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên

Hình ảnh Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên
Lương Xá- Hiệp Cường- Kim Động- Hưng Yên
Hình ảnh Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên
UBND xã Hiệp Cường- Kim Động- Hưng Yên
Hình ảnh Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên
Chùa Tiên Tường_Chốn Bồng Lai xã Hiệp Cường- Kim Động- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Hiệp Cường, Kim Động - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Hiệp Cường, Kim Động - Hưng Yên

Xã Hiệp Cường gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Hiệp Cường

Ghi chú về Hiệp Cường

Thông tin về Xã Hiệp Cường, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Hiệp Cường, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên