Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Kim Động > Xã Ngọc Thanh

Xã Ngọc Thanh, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên

Ngọc Thanh là 1 xã của huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Kim Động: (0221)3811135.
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Kim Động: +84 321 3862 406
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 6,62 km²
Tổng số dân: 6.382 người năm 1999.
Tọa độ: 20°43′15″B 106°1′48″Đ
Mang đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình vĩ tuyến; thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa, khí hậu biến động mạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20c. Mùa hè nhiệt độ trung bình 30 – 320c; cao nhất vào tháng 6 và 7 nhiệt độ có khi lên tới 380c. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17-220c; thấp nhất vào tháng 1 và 2 nhiệt độ 8-100c. Tổng tích ôn trung bình hàng năm là 85030c.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm xấp xỉ 85%, cao nhất 90,6%, thấp nhất 60%. Tháng 3 là tháng ẩm nhất và tháng 11 là tháng khô nhất.
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1700mm. Lượng mưa trung bình tháng trong năm là 175mm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Mưa thường xảy ra trùng với nước lũ sông Hồng lên cao, gây úng lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Nguồn nước sông Hồng là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho việc tưới và bồi đắp một phần phù sa cho đồng ruộng.
Với khí hậu – thủy văn như trên là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của nhiều loại cây trồng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Song phải có những biện pháp phòng chống hạn úng, đồng thời phải xác định cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

lịch sử

Vào những thế kỷ đầu của công nguyên, Kim Động thuộc quận Giao Chỉ, thời nhà Đinh có tên là Đằng Châu, thời nhà Trần có tên là Kim Động cho đến nay.
Ngày 24 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 70/CP của Hội đồng Chính phủ, huyện Kim Độngsáp nhập với huyện Ân Thi thành huyện Kim Thi, thuộc tỉnh Hải Hưng. Sau 17 năm hợp nhất, đến tháng 4 năm 1996 thực hiện Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 27/01/1996 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Kim Thi tách ra thành hai huyện Kim Động và Ân Thi như trước.
Kim Động nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, được phù sa sông Hồng bồi đắp. Trải qua hàng vạn năm, bãi bồi lấn dần ra biển, những người dân Việt cổ men theo những dòng sông, săn bắt thủy sản, phát triển nghề trồng lúa nước để sinh sống. Cùng với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, những làng mạc định cư đầu tiên của người Kim Động được dựng lên ven sông Hồng. Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và trong lao động để tồn tại, những người dân với sức lao động cần cù, chịu khó đã đoàn kết, giúp đỡ nhau khai phá những bãi đồng lầy, dựng làng, lập ấp, gieo lúa, trồng màu để sinh sống. Nhiều làng mạc trong huyện hiện nay vẫn còn chữ Xá (nghĩa là cộng đồng cư dân có chung nguồn gốc): Động Xá, Vĩnh Xá, Vũ Xá, Mai Xá,… Đến nay, nhiều nơi trong huyện vẫn còn tên cổ của làng để ghi công lao những người đầu tiên có công khai lập nên, hoặc ghi nhớ những sự tích của làng, như: làng Nở (Duyên Yên), làng Tè (Tạ Xá), làng Phận (Dưỡng Phú)…
Nhân dân Kim Động mang trong mình dòng máu Lạc Rồng, có truyền thống cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh với thiên nhiên, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, đã cùng đồng bào cả nước đánh đuổi hết thù trong giặc ngoài; ngày nay nhân dân Kim Động đang hăng say phấn đấu xây dựng một Kim Động giàu mạnh, phồn thịnh, phấn đấu trở thành huyện tiêu biểu của tỉnh về mọi mặt...
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, xã Bảo Khê được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013, các xã Hùng Cường, Phú Cường được sáp nhập vào thành phố Hưng Yên.
Ngoài ra có một xã nữa là Đằng Châu không rõ cách Đồng Thanh mấy cây số. Xã Đằng Châu là nơi Phạm Bạch Hổ đóng giữ.

Kinh tế

Những năm qua, các phong trào, hoạt động của xã Ngọc Thanh (Kim Động) đều đạt được những kết quả phấn khởi. Một trong những hoạt động có ý nghĩa chính trị rộng lớn, mang lại nhiều kết quả thiết thực đó là công tác dân vận của Đảng.
Xã Ngọc Thanh có 6.578 nhân khẩu, được chia thành 4 thôn, trong đó thôn Ngọc Đồng có trên 70% dân số theo đạo Thiên Chúa. Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ xã, thực hiện việc đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể quần chúng đã phát động các phong trào thi đua yêu nước đến trong toàn xã. Phân công cán bộ, đảng viên phụ trách địa bàn, phụ trách công tác quần chúng và giúp đỡ quần chúng. Ban dân vận của xã sớm kiện toàn, hoạt động nề nếp. Nét mới trong công tác dân vận ở xã Ngọc Thanh là ban dân vận thường xuyên trực tại trụ sở UBND xã vào các ngày làm việc, do vậy việc báo cáo của các thành viên được thường xuyên hơn kịp thời hơn khi cơ sở có những vấn đề cần giải quyết. Trong họp giao ban định kỳ những vấn đề mới nảy sinh từ cơ sở, những khó khăn vướng mắc đều được các thành viên của khối phản ánh đầy đủ, đồng thời để xuất với đảng uỷ, UBND, các ban ngành chức năng cùng phối hợp giải quyết.
Là xã có đồng bào lương - giáo cùng chung sống, vì vậy xã luôn chú trọng đến việc xây dựng mối đoàn kết lương - giáo. Đồng chí Đỗ Hữu Thuần, trưởng ban dân vận của xã trong khi trao đổi với chúng tôi luôn nhấn mạnh: Việc khơi dậy và phát huy tính nhân ái của con người Việt Nam, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tích cực trong đạo đức và phương châm "Vô ngã, vị tha", "Đạo pháp, dân tộc và CNXH" của Phật giáo; "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc vì hạnh phúc của mọi người" của Thiên Chúa giáo; lấy đó làm trọng tâm trong việc xây dựng mối đoàn kết lương giáo, tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng. Năm 2000 thôn Ngọc Đồng được UBND tỉnh công nhận là làng văn hóa, thôn công giáo đầu tiên của tỉnh được nhận danh hiệu này. Ngoài ra nhân dân còn tích cực đóng góp tiền của, ngày công xây dựng nhà văn hóa thôn trị giá gần 70 triệu đồng, làm đường làng, trường học trị giá hàng trăm triệu đồng.
Do phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân nên qua các phong trào thi đua yêu nước, qua các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước phát động, nhân dân trong xã nhiệt tình hưởng ứng tham gia đóng góp xây dựng các loạt quỹ. Các cuộc vận động sức dân tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết các công trình phúc lợi đều được nhân dân đồng lòng. Trong phát triển kinh tế, xã vận động nhân dân phát huy các nghề truyền thống áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Trong vụ đông xuân nhiều mảnh ruộng trong thường bị bỏ không, xã có chủ trương vận động nhân dân đưa cây rau cần vào canh tác, cho thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng một sào, khắc phục được tình trạng đất "nghỉ", góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Đến xã Ngọc Thanh hôm nay, mọi người đều cảm nhận được sự đổi thay, đi lên. Chính quyền thực sự là của dân, do dân và vì dân, MTTQ và các đoàn thể hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Văn hóa Du lịch

Đình Duyên Yên
Thôn Duyên Yên thuộc xã Ngọc Thanh có ngôi đình bề thế được gội theo địa danh là đình Duyên Yên hay đình Lở (tên nôm bà con quen gọi từ lâu đời). Đình xây dựng vào năm 1786, kiến trúc hình chữ Nhị trên khu đất rộng, cao ráo, có mặt tiền chính nam hướng ra đê sông Hồng, quanh năm bờ bãi dâu mầu xanh tốt. Đình thờ bốn vị thần: An Sinh Vương Trần Liễu. Trần Liễu sinh năm 1211, quê thuộc hương Tức Mạc, phủ Thiên Trường (tỉnh Nam Định ngày nay) thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc văn võ song toàn đã lập nhiều chiến công hiển hách trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Ngày mồng 1 tháng 4 niên hiệu Nguyên Phong thứ nhất (1251) Trần Liễu qua đời thọ 41 tuổi. Trên núi An Phụ, huyện Kinh Môn và nhiều địa phương đã lập đền thờ và lấy ngày người mất làm ngày mở hội truyền thống, một tập quán tốt đẹp được duy trì từ nhiều thế kỷ.
Tại Đình Duyên Yên, từ văn tế đến văn bia, bia ký đều ghi chú ngày giỗ (18/10) và công đức của ngài. Dân vùng Duyên Yên thường trôi giạt đi kiếm sống ở nhiều nơi vì nạn vỡ đê, lụt lội và mất mùa. Đại vương rất thương dân, ngài bày cho dân đắp đê mỗi năm một vững chắc hơn, chiêu tập dân tản mác nhiều nơi trở về quê cũ làm ăn. Ngài còn lệnh cho chức dịch bản điạ cấp tiền bạc, ruộng đất để dân canh tác thoát khỏi cảnh đói khát, tha phương cầu thực nơi đất người. Nhờ có đức lớn của ngài mà lập nên ấp An Sinh, sau thành làng Duyên Yên đông đúc, trù phú. Ngày 18/10 hàng năm Duyên Yên mở hội làng để tôn vinh tưởng nhớ ngài. Theo lời kể lại từ nhiều năm ngày đó là ngày ngài phát lệnh chiêu tập dân về lập ấp, nhận thêm ruộng đất về cày cấy. Văn bia, văn tế đã được ghi chép với lời lẽ hết sức trân trọng suy tôn ngài là Anh Linh Hiển Ứng. An Sinh Vương sau đó còn được truy phong là Khâm Minh Đại Vương.
Còn ba vị thần khác có sự tích tóm tắt như sau: Đức Thiên Bồng Phong Lôi Đại Vương là một vị tướng có vóc dáng cao lớn, võ nghệ cao cường được An Sinh giao cho tập đội dân binh, dạy cho dân biết võ thuật và cách bài binh bố trận. Thời đó tất cả vương hầu, chức dịch lớn nhỏ đều phải thành lập đội dân binh dưới quyền, theo chính sách “tĩnh ư dân, động ư lính”, tức là lúc yên là người dân cày, khi có biến là người lính cầm vũ khí giữ làng; Đức Thiên Trung Quảng Tế Đại Vương là người đựoc An Sinh Vương giao cho việc dạy dân ấp cày cấy, biết cách phòng chống mưa bão, lụt lội, hạn hán, vượt qua những thử thách khắc nghiệt của một vùng chiêm chũng luôn bị thiên tai đe doạ. Đức Đại Vương là người am hiểu tứ thời, bát tiết, phong vũ hàn nhiệt nên người đã có công lớn trong việc mở mang nghề trồng trọt nên người đã có công lớn trong việc mở mang nghề trồng trọt, cấy cày ở vùng đất này thích hợp với thời tiết phong thuỷ; Quốc Vương Cương Vực Đại Vương là người được An Sinh Vương giao cho chăm lo việc học hành, lễ giáo của dân. Người có phong tháo hào hoa, khoan thai đĩnh đạc, thông hiểu sách sử của tiền nhân, dạy cho dân về trung hiếu tiết nghĩa, tam cương ngũ thường, được dân ấp kính trọng.
Sau này, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Duyên Yên, dù bị ép giữa hai gọng kìm đồn bốt của giặc Pháp là bốt Ngọc Đồng và bốt Dốc Lã nhưng vẫn có nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của huyện và tỉnh, là nơi tập kết bộ đội chủ lực và du kích để đánh địch trên đường giao thông chiến lược 39A và đê sông Hồng trong các trận đánh phục kích chống địch càn quét từ phía thị xã Hưng Yên và từ sông Hồng đổ quân lên.
Duyên Yên là đất hiếu học, có truyền thống yêu nước từ xa xưa nên sau này đã sớm biết tiếp thu ánh sáng cách mạng do Đảng Cộng Sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soi rọi tới. Nhiều cán bộ từ Mặt trận Việt Minh thời Tền khởi nghĩa sau này đã trở thành cán bộ cao cấp của Đảng hoạt động trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế quản lý Nhà nước, có người được giao chức trách quan trọng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Ương, Trưởng ban Tổ chức Trung ương (đồng chí Trần Đình Hoan).
Ngày mồng Hai Tết Nguyên đán 1999, tại đình Duyên Yên, đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có cuộc chò truyện với bà con và lãnh đạo địa phương. Ở vương cảnh trứơc cửa đình, đồng chí Lê Khả Phiêu đã trồng một cây đa lưu niệm.
Tại di tích đình Duyên Yên hiện còn lưu giựcd đựơc một số hiện vật quý: hiện vật bằng đá có 2 nghê, 2 phỗng, 3 bia; bằng đồng có 2 bát hương, 3 bộ tam sự; bằng gỗ chạm khắc son thiếp bạc vàng có 4 cỗ ngai, 2 đôi hạc, 1 bộ chấp kính và nhiều đồ thờ khác.
Đình Duyên Yên được Nhà nước xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Qyết định số 78 ngày 23/8/2004 của Bộ Vă hoá – Thông tin. Làng mở hội tại đình vào ngày 18 tháng 10 hàng năm, lễ hội được đông đảo bà con trong vùng tìm đến tham dự. Tại sân đình và trên bãi cỏ ven đê trứơc đình có những trò chơi dân gian được truyền lại từ nhiều năm như: đánh đu, đánh chọi gà, thi vật…
Một số đặc sản của Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong hoa nhãn, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Ngọc Thanh:

Hình ảnh về Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên

Hình ảnh Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên
Đình Duyên Yên- Ngọc Thanh- Kim Động- Hưng Yên
Hình ảnh Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên
Nhà thờ Ngọc Đồng- Ngọc Thanh- Kim Động- Hưng Yên
Hình ảnh Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên
Sen Kim Động

Dự án bất động sản tại Xã Ngọc Thanh, Kim Động - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Ngọc Thanh, Kim Động - Hưng Yên

Xã Ngọc Thanh gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Ngọc Thanh

Ghi chú về Ngọc Thanh

Thông tin về Xã Ngọc Thanh, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Ngọc Thanh, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên