Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Phù Cừ > Xã Minh Tân

Xã Minh Tân, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên

Minh Tân là 1 xã của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Phù Cừ: +84 321 3854 300
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Phù Cừ: +84 321 3863 635
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 6,21 km².
Tổng số dân: 5412 người năm 1999.
Tọa độ: 20°46′11″B 106°9′48″Đ
Hành chính: Thị trấn Trần Cao, Xã Minh Tân, Xã Phan Sào Nam, Xã Quang Hưng, Xã Minh Hoàng, Xã Đoàn Đào, Xã Tống Phan, Xã Đình Cao, Xã Nhật Quang, Xã Tiên Tiến, Xã Tam Đa, Xã Minh Tiến, Xã Nguyên Hoà, Xã Tống Trân.
Huyện Phù Cừ là huyện cực đông của tỉnh Hưng Yên, nằm trong đồng bằng Bắc Bộ. Phía tây giáp huyện Tiên Lữ, phía tây bắc giáp huyện Ân Thi, đều thuộc tỉnh Hưng Yên. Phía đông bắc và phía đông giáp huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương, ranh giới chủ yếu là sông Cửu An, chi lưu của sông Luộc. Góc phía đông nam giáp huyện Quỳnh Phụ, còn phía nam giáp huyện Hưng Hà, đều của tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Luộc. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Nghĩa Lý, một chi lưu khác của sông Luộc, chảy qua.
Huyện Phù Cừ có hình thể tựa như lá cờ Tổ quốc đang tung bay trong gió, với diện tích tự nhiên là 9.127,19 ha, trong đó có 6.155,78 ha là đất canh tác.
Khí hậu Phù Cừ mang những đặc điểm chung của đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Chế độ gió có sự khác biệt giữa hai mùa: Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa hạ, chủ yếu thổi theo hướng đông nam. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc. Chế độ nhiệt có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hạ nắng nóng và mùa đông lạnh. Chế độ mưa cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, mùa mưa tập trung vào mùa hạ tới 90% lượng mưa trong cả năm. Như vậy, khí hậu có hai mùa chính: mùa hạ là mùa gió Đông Nam, nóng và mưa nhiều. Mùa đông có mùa gió Đông Bắc, lạnh và mưa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có hai thời kì chuyển tiếp ngắn là mùa xuân và mùa thu.

lịch sử

Trong lịch sử, địa danh và phạm vi hành chính của huyện có nhiều lần thay đổi. Theo tư liệu lịch sử và một số thư tịch cổ khác cho biết, mảnh đất thuộc huyện Phù Cừ ngày nay có lịch sử định cư khá sớm. Đầu công nguyên, mảnh đất này thuộc huyện Cửu Diên quận Giao Chỉ. Thời Tiền Lê đổi đạo thành lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là hương, địa bàn của huyện thuộc Khoái Lộ. Sau đó, lại đổi lộ thành châu nên vẫn thuộc Khoái Châu. Vào năm Nhâm Dần ( 1252 ), cả nước có 12 phủ, dưới phủ là huyện, lúc đó mảnh đất này đã có tên gọi là huyện Phù Dung thuộc phủ Khoái Châu. Khi nhà Mạc lên ngôi, kiêng tên húy của Mạc Thái Tổ (tức Mạc Đăng Dung), đổi tên thành huyện Phù Hoa. Đến thời Lê Trung Hưng lấy lại tên cũ là Phù Dung. Năm Cảnh Hưng thứ 2 ( 1741 ) Lê Hiển Tông đổi đạo thành trấn (có thượng trấn và hạ trấn) huyện Phù Dung thuộc phủ Khoái Châu của Sơn Nam thượng trấn.
Đến năm Minh Mệnh thứ 12 ( 1831 ), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm có phủ Khoái Châu và phủ Tiên Hưng, từ đó huyện Phù Dung là 1 trong 8 huyện của tỉnh Hưng Yên. Đến năm Thiệu Trị thứ 2 ( 1842 ) huyện Phù Dung đổi tên là huyện Phù Cừ. Năm Tự Đức thứ 4 ( 1858 ), huyện Phù Cừ từ phủ Khoái Châu chuyển về phủ Tiên Hưng trong tỉnh.
Năm 1890, khi thành lập tỉnh Thái Bình, huyện Thần Khê chuyển về tỉnh Thái Bình, phủ Tiên Hưng còn lại 4 huyện là Phù Cừ, Tiên Lữ, Duyên Hà và Hưng Nhân. Năm Thành Thái thứ 6 (1894), chuyển huyện Phù Cừ và Tiên Lữ về phủ Khoái Châu, phủ Tiên Hưng còn lại hai huyện Duyên Hà và Hưng Nhân nhập vào tỉnh Thái Bình.
Năm 1947, huyện Văn Giang của Bắc Ninh chuyển về tỉnh Hưng Yên cho đến trước khi hợp nhất tỉnh (tháng 01-1968), huyện Phù Cừ là 1 trong 9 huyện của Tỉnh Hưng Yên.
Ngày 26 - 01 - 1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Quyết định số 504-NQ/TVQH, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất, huyện Phù Cừ nằm trong địa bàn của tỉnh Hải Hưng.
Ngày 11 - 3 – 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 58-CP, huyện Phù Cừ hợp nhất với huyện Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên và là 1 trong 12 huyện, thị của tỉnh Hải Hưng.
Ngày 06 - 11 - 1996, Kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn chia tách tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên theo địa giới hành chính trước khi hợp nhất. Ngày 01 - 01 – 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập.
Thực hiện Nghị định số 17-CP, ngày 24 - 02 - 1997 của Chính phủ về việc chia tách huyện Phù Tiên thành 2 huyện Tiên Lữ và Phù Cừ theo địa giới hành chính cũ. Căn cứ Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phù Tiên ngày 12 - 3 - 1997 và Quyết định số 70-QĐ/TU ngày 16 - 4 - 1997 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về việc thành lập Đảng bộ huyện Phù Cừ. Ngày 01 - 5 - 1997 huyện Phù Cừ chính thức tái lập đi vào hoạt động. Ngày 02 - 5 - 1997, huyện Phù Cừ trọng thể tổ chức lễ tái lập huyện sau 20 năm hợp nhất. Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với Đảng bộ và nhân dân Phù Cừ trong sự nghiệp đổi mới nhằm phát huy nhân lực – trí lực – tài lực và truyền thống vẻ vang để làm giàu đẹp quê hương trên bước đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Huyện lỵ ngày nay là khu vực thị tứ Trần Cao, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện, nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của giao điểm quốc lộ 39B và đường 202 đến các địa phương trong và ngoài tỉnh được thuận tiện.
Huyện Phù Cừ được tách ra từ huyện Phù Tiên cũ (chia thành Phù Cừ và Tiên Lữ).

Kinh tế

Trong tổng số 14 xã và thị trấn toàn huyện thì tiềm lực kinh tế mạnh nhất phải kể đến đó là tt Trần cao, các xã còn lại có nền kinh tế khác nhau, top trên là Minh Tân, Đình Cao, Đoàn Đào, Tống Phan, Tam đa, Quang Hưng, các xã còn lại tương đồng nhau.
Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, về mặt công nghiệp có một số dự án quan trọng là Công ty may Phố cao, KCN làng nghề Đình cao và một số nhà máy tại xã Đoàn đào, các xã còn lại không có nhà máy
Kinh tế trang trại(các xã Nhật Quang -Tam đa..)
kinh tế làng nghề thủ công không có gì nổi bật
Tương lai KCN Quán Đỏ(giáp gianh hai huyện Phù Cừ-Tiên Lữ) sẽ tạo sức bật và ự đột phá cho kinh tế huyện thuần nông và trở thành huyện công nghiệp.hiện nay giá trị SXCN hàng năm mới vào khoảng 300 tỷ đồng, là quá thấp với một huyện giàu tiềm năng như Phù Cừ
Huyện có tài nguyên Than nâu với trữ lượng khá lớn
Huyện có Cây ăn quả đặc sản nhãn, vải chủ yếu ở xã Minh Tiến và Tam Đa có giá trị kinh tế cao, là thị trường phát triển kinh tế và xuất khẩu tiềm năng
Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương,trình dộ học vấn của huyện xế vào loại cao của nước ta, hàng năm có hàng trăm em thi đỗ vào các trường DH-CD trong cả nước,
Dân số toàn huyện vào khoảng 100.000 người trong đó dân trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% với trình độ lao động qua đào tạo còn thấp
Huyện có 3 trường thpt và một trung tâm GDTX hàng chục trường Trung học cơ sở và đã hoàn thành phổ cập thpt

Văn hóa Du lịch

Lịch sử chống ngoại xâm, giá trị tư tưởng văn hoá còn lưu lại trong 45 ngôi chùa thờ Phật và các Đậu thờ trong vùng. Trong đó có 5 Đậu thờ lớn nhất là Đậu Từa (xã Trần Cao), Đậu Trà Bồ (xã Phan Sào Nam), Đậu Tam Đa (xã Tam Đa), Đậu Quang Xá (xã Quang Hưng) và Đậu Hà Linh (xã Đình Cao) đều thờ Ngọc Hoàng, thờ Trời.
Đền thờ Tống Trân tại xã Tống Trân. Tống Trân là "Lưỡng quốc trạng nguyên" của Việt Nam Đền Thờ [Cúc Hoa] tại xã Minh Tiến. Cúc Hoa là Phù oanh công chúa hay Công Chúa phù oanh được vua phong tặng. Vợ của Tống Trân
Đền Bà (còn gọi là Chùa Bà) tọa lạc tại thôn Tân An, xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ, thờ Nguyên Phi Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu triều nhà Lý, có phong cảnh và giá trị kiến trúc cao, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia, hàng năm mở hội từ ngày 20 đến 25 tháng 7 âm lịch. Bà là một người đức hạnh vẹn toàn đáng lưu vào sử sách.
Chùa Nai toạ lac tai thôn Nại khê xã Tiên Tiến là một ngôi chùa mới được tu bổ lại trong thời gian 10 năm trở lại đây. Có nhiều tiềm năng phát triên về nhiều mặt, được đông đảo Phât tử trong ngoài tỉnh quan tâm. Pho tượng Phật ADIĐÀ bằng đá trắng Ngũ Hành Sơn, cao 5,2m,nặng 12,5Tấn do phật tử quyên góp là một tác phẩm Nghệ thuật có giá trị trong tỉnh Hưng Yên.
Đền Thờ [Cúc Hoa] tại xã Minh Tiến. Cúc Hoa là Phù oanh công chúa hay Công Chúa phù oanh được vua phong tặng.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần, cam vinh, cam đường canh... .
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Minh Tân:

Hình ảnh về Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên

Hình ảnh Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên
Nhà thờ Giáo xứ Tần Nhẫn- Minh Tân- Phù Cừ- Hưng Yên
Hình ảnh Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên
Đại hội điểm Hội HTN xã Minh Tân- Phù Cừ- Hưng Yên
Hình ảnh Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên
Nhãn lồng Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Minh Tân, Phù Cừ - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Minh Tân, Phù Cừ - Hưng Yên

Xã Minh Tân gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Minh Tân

Ghi chú về Minh Tân

Thông tin về Xã Minh Tân, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Minh Tân, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên