Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Phù Cừ > Xã Quang Hưng

Xã Quang Hưng, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Quang Hưng, Phù Cừ, Hưng Yên

Quang Hưng là 1 xã của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Phù Cừ: +84 321 3854 300
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Phù Cừ: +84 321 3863 635
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 93,8 km².
Tổng số dân: 6714 người năm 1999.
Tọa độ: 20°45′1″B 106°11′48″Đ
Xã Quang Hưng nằm ở phía đông nam Huyện Phù Cừ xã có 4 thôn, nằm dọc theo sông Cửu An. Phía đông tiếp giáp với các xã Lê Hồng, Cao Thắng, Chi Lăng Bắc, Chi Lăng Nam của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Phía bắc giáp thị trấn Trần Cao, xã Minh Tân. Phía tây giáp với xã Tống Phan. Phía nam giáp với xã Nhật Quang của huyện Phù Cừ.
Khí hậu mang những đặc điểm chung của đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Chế độ gió có sự khác biệt giữa hai mùa: Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa hạ, chủ yếu thổi theo hướng đông nam. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc. Chế độ nhiệt có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hạ nắng nóng và mùa đông lạnh. Chế độ mưa cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, mùa mưa tập trung vào mùa hạ tới 90% lượng mưa trong cả năm. Như vậy, khí hậu có hai mùa chính: mùa hạ là mùa gió Đông Nam, nóng và mưa nhiều. Mùa đông có mùa gió Đông Bắc, lạnh và mưa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có hai thời kì chuyển tiếp ngắn là mùa xuân và mùa thu.

lịch sử

Trong lịch sử, địa danh và phạm vi hành chính của huyện có nhiều lần thay đổi. Theo tư liệu lịch sử và một số thư tịch cổ khác cho biết, mảnh đất thuộc huyện Phù Cừ ngày nay có lịch sử định cư khá sớm. Đầu công nguyên, mảnh đất này thuộc huyện Cửu Diên quận Giao Chỉ. Thời Tiền Lê đổi đạo thành lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là hương, địa bàn của huyện thuộc Khoái Lộ. Sau đó, lại đổi lộ thành châu nên vẫn thuộc Khoái Châu. Vào năm Nhâm Dần ( 1252 ), cả nước có 12 phủ, dưới phủ là huyện, lúc đó mảnh đất này đã có tên gọi là huyện Phù Dung thuộc phủ Khoái Châu. Khi nhà Mạc lên ngôi, kiêng tên húy của Mạc Thái Tổ (tức Mạc Đăng Dung), đổi tên thành huyện Phù Hoa. Đến thời Lê Trung Hưng lấy lại tên cũ là Phù Dung. Năm Cảnh Hưng thứ 2 ( 1741 ) Lê Hiển Tông đổi đạo thành trấn (có thượng trấn và hạ trấn) huyện Phù Dung thuộc phủ Khoái Châu của Sơn Nam thượng trấn.
Đến năm Minh Mệnh thứ 12 ( 1831 ), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm có phủ Khoái Châu và phủ Tiên Hưng, từ đó huyện Phù Dung là 1 trong 8 huyện của tỉnh Hưng Yên. Đến năm Thiệu Trị thứ 2 ( 1842 ) huyện Phù Dung đổi tên là huyện Phù Cừ. Năm Tự Đức thứ 4 ( 1858 ), huyện Phù Cừ từ phủ Khoái Châu chuyển về phủ Tiên Hưng trong tỉnh.
Năm 1890, khi thành lập tỉnh Thái Bình, huyện Thần Khê chuyển về tỉnh Thái Bình, phủ Tiên Hưng còn lại 4 huyện là Phù Cừ, Tiên Lữ, Duyên Hà và Hưng Nhân. Năm Thành Thái thứ 6 (1894), chuyển huyện Phù Cừ và Tiên Lữ về phủ Khoái Châu, phủ Tiên Hưng còn lại hai huyện Duyên Hà và Hưng Nhân nhập vào tỉnh Thái Bình.
Năm 1947, huyện Văn Giang của Bắc Ninh chuyển về tỉnh Hưng Yên cho đến trước khi hợp nhất tỉnh (tháng 01-1968), huyện Phù Cừ là 1 trong 9 huyện của Tỉnh Hưng Yên.
Ngày 26 - 01 - 1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Quyết định số 504-NQ/TVQH, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất, huyện Phù Cừ nằm trong địa bàn của tỉnh Hải Hưng.
Ngày 11 - 3 – 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 58-CP, huyện Phù Cừ hợp nhất với huyện Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên và là 1 trong 12 huyện, thị của tỉnh Hải Hưng.
Ngày 06 - 11 - 1996, Kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn chia tách tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên theo địa giới hành chính trước khi hợp nhất. Ngày 01 - 01 – 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập.
Thực hiện Nghị định số 17-CP, ngày 24 - 02 - 1997 của Chính phủ về việc chia tách huyện Phù Tiên thành 2 huyện Tiên Lữ và Phù Cừ theo địa giới hành chính cũ. Căn cứ Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phù Tiên ngày 12 - 3 - 1997 và Quyết định số 70-QĐ/TU ngày 16 - 4 - 1997 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về việc thành lập Đảng bộ huyện Phù Cừ. Ngày 01 - 5 - 1997 huyện Phù Cừ chính thức tái lập đi vào hoạt động. Ngày 02 - 5 - 1997, huyện Phù Cừ trọng thể tổ chức lễ tái lập huyện sau 20 năm hợp nhất. Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với Đảng bộ và nhân dân Phù Cừ trong sự nghiệp đổi mới nhằm phát huy nhân lực – trí lực – tài lực và truyền thống vẻ vang để làm giàu đẹp quê hương trên bước đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Huyện lỵ ngày nay là khu vực thị tứ Trần Cao, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện, nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của giao điểm quốc lộ 39B và đường 202 đến các địa phương trong và ngoài tỉnh được thuận tiện.
Huyện Phù Cừ được tách ra từ huyện Phù Tiên cũ (chia thành Phù Cừ và Tiên Lữ).

Kinh tế

Cùng với các xã trong huyện từ năm 1997 tái lập huyện, đến nay tình hình kinh tế chính trị xã hội đã có những bước phát triển vững chắc, các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra đều đạt và vượt, đời sống nhân dân được cải thiện, hạ tầng cơ sở được củng cố lên một bước quan trọng, gương mặt quê hương có nhiều đổi mới, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu mạnh về kinh tế, vững mạnh về an ninh quốc phòng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Năm 2000 xã đã được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 4/4 làng đạt danh hiệu làng văn hoá, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Đất đai: đất nông nghiệp: 498,9ha, đất chuyên dùng: 101,4ha.
- Đất quy hoạch chưa sử dụng 32,6ha; đất giao thông 65,12 ha; đất xây dựng 4,7 ha.
- Dân số toàn xã là: 6.675 khẩu trong đó: độ tuổi lao động là 3.350 người, số lao động từ 18-40 tuổi là: 2.854 người. Hàng năm tạo việc làm được 135 người số lao động trong độ tuổi, hộ nghèo giảm còn 7%/ năm.
Về nông nghiệp
Với diện tích đất nông nghiệp 498,9 ha trong đó: đất trồng cây hàng năm là 434,8ha. Với cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp 45%, công nghiệp xây dựng 25%, thương mại dịch vụ 30%, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 12,8%, giá trị thu nhập 1 ha = 65 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt 12 triệu, năng suất lúa bình quân 12,5 tấn/ha.
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Xã có 5 doanh nghiệp tư nhân và 1 HTX vận tải, 1 doanh nghiệp tư nhân xây dựng có số vốn lưu động 42 tỷ đồng, 1 doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ có số vốn 40 tỷ đồng, 1 doanh nghiệp tư nhân xay xát và xuất khẩu gạo có số vốn 21 tỷ đồng, 1 doanh nghiệp cơ khí Đại Dương và doanh nghiệp may công nghiệp Hoa Sen, 1 HTX vận tải, xà lan 2 chiếc trọng tải 200 Tấn, 4 ô tô tải IPA, 2 công nông đầu ngang có số vốn hơn 12 tỷ đồng.
Quỹ tín dụng nhân dân có số dư trên 20 tỷ đồng, xã có 1 làng nghề được UBND tỉnh công nhận các nghề như nung vôi, đóng gạch ba vanh, toàn xã có 58 lò vôi, thu hút giải quyết hơn 600 lao động có việc làm, thu nhập hàng tháng từ 1,5 đến 2 triệu đồng/ người. Doanh thu hàng năm hơn 4 tỷ đồng, một số loại hình dịch vụ được đầu tư như xây dựng, mộc, lề, vận tải hành khách, hàng hoá, ở các khâu dịch vụ khác đã phát triển năng động mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập cho người lao động, giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên và người lao động tại chỗ.
Về chăn nuôi thuỷ sản
- Các mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm được chú trọng phát triển tập trung theo hướng công nghiệp hoá, nạc hoá đàn lợn, sinh hoá đàn bò, xã Có 24 trang trại đạt tiêu chuẩn, có trên 30 hộ nuôi gà công nghiệp, ngan, vịt siêu thịt và sản xuất gà giống cung cấp ra thị trường trong huyện và lân cận hàng chục vạn con, cho thu nhận cao.
- Về thuỷ sản: với 20ha mặt nước đã được khoán tới hộ nông dân nuôi cá chim trắng, rắn độc, ba ba, cá giống, cá thịt, sản lượng hàng năm đạt trên 55 tấn và hơn 50 triệu cá giống các loại cho thu nhập trên 1,5 tỷ đồng. Có 4 hộ nuôi 2 ha cá rô phi xuất khẩu và tôm càng xanh đạt hiệu quả kinh tế cao, đã được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hội thảo mô hình thăm quan tại xã để nhân rộng trong tỉnh.
Với cơ cấu 30% thực trạng ngành thương mại dịch vụ đã có chiều hướng phát triển mạnh, với vị trí tiếp giáp giữa 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, trên quốc lộ giao thông 38B quan trọng và 1 chợ tràng được nâng cấp tu sửa, thường xuyên họp 30/30 ngày trong tháng, đã thu hút hàng hoá giao lưu, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm, trong vùng và là nơi tập kết, trung chuyển hàng hoá chế biến để tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra còn có hơn 100 hộ buôn bán vật liệu xây dựng, tre, nứa, gỗ, phân bón thuốc trừ sâu, hàng hoá các loại, ăn uống, sửa chữa xe máy, ô tô, xe lu, hàn xì…. Đã làm phong phú thêm thị trường dịch vụ của xã ngày càng phát triển.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư xây dựng, chất lượng dạy và học được nâng lên. Sô học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện từ năm 2005 đến năm 2009 có 150 học sinh, số cháu 6 tuổi được huy động vào lớp 1 đạt 100%, học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS 100%, số học sinh THCS tốt nghiệp thi đạt vào THPT 80%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học hàng năm tiếp tục tăng, từ năm 2005 đến năm 2010 có 170 em.
Đường 201 chạy dọc địa bàn xã dài 5,5km đã được dự án nâng cấp là cấp 4 đồng bằng, các đường liên xã đều trải vật liệu cứng, ô tô trọng tải từ 1,5 đến 4 tấn đi lại thuận tiện. Trụ sở UBND xã, trạm xá, trường học đều được xây dựng kiên cố 2 tầng, xã có 4 trạm biến áp công suất 350KW, có 1,5km máng bê tông cấp 1,07 km máng bê tông cấp 2 đảm bảo tưới tiêu thuận tiện cho sản xuất phát triển.
* Y tế, dân số, gia đình trẻ em
Công tác y tế được quan tâm, chăm lo, trạm y tế được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị, làm tốt công tác chăm sóc sinh hoạt ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia. 100% trẻ em được tiêm đủ 6 loại vác xin, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,7%, 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm giúp đỡ.
* Công tác VHTT-TDTT và chính sách xã hội
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được triển khai thực hiện có hiệu quả, toàn xã có 1.830 gia đình văn hoá đạt 95%; 4/4 làng giữ vững danh hiệu làng văn hoá, 2/4 làng văn hoá được công nhận có thành tích tiêu biểu sau 3 năm, các hủ tục lạc hậu trong việc cưới việc tang và lễ hội giảm. Phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT phát triển, các công trình văn hoá như nghĩa trang liệt sĩ, sân vận động, di tích đình chùa, cổng làng được đầu tư xây dựng, nâng cấp trị giá hàng tỉ đồng từ nguồn ngân Sách nhà nước và đóng góp của nhân dân, ủng hộ của con em quê hương. Mô hình xây dựng nghĩa trang nhân dân thôn Thọ Lão được tỉnh, huyện đánh giá cao và khuyến khích các thôn vận dụng thực hiện.
- Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới, tiến bộ, đài truyền thanh xã kịp thời tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, từ thiện, nhân đạo được toàn dân trong xã đồng tình hưởng ứng, các loại quỹ đền ơn đáp nghĩa; Bảo trợ trẻ em, nạn nhân chất độc da cam và Quỹ vì người nghèo hàng năm phát động, xã đều hoàn thành chỉ tiêu trên giao. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các đối tượng theo quy định.

Văn hóa Du lịch

- Xã có 1 di tích lịch sử văn hoá là đình làng Quang Xá được UBND tỉnh công nhận năm 2009.
- Tại địa phương có lễ hội tháng 3, được tổ chức từ 09/3 đến 17/3 âm lịch tại các đình làng ở 4 thôn, mỗi thôn tổ chức lễ hội từ 3 – 5 ngày đáp ứng được nhu cầu tâm linh thu hút đông đảo nhân dân trong thôn đến lễ hội và khách thập phương tham gia, việc bảo quản cơ sở vật chất, các đồ thờ tự và an ninh trật tự trong các ngày diễn ra lễ hội đảm bảo tốt.
- Việc quản lý lễ hội tín ngưỡng dân gian truyền thống ở các đình làng thờ thành hoàng làng, lễ hội được UBND xã trực tiếp chỉ đạo giao nhiệm vụ cho ban công tác mặt trận, Hội người cao tuổi và lãnh đạo thôn, Ban nội tự tổ chức, các đoàn thể khác phối kết hợp với quy mô cách thức tổ chức theo địa bàn thôn, 2 năm 1 lần tổ chức rước kiệu an toàn, tiết kiệm.
- Phần lễ được tiến hành, tổ chức dâng hương, nghi lễ truyền thống có đội tế nam, đội tế nữ, con dân cháu làng về dâng hương tưởng nhớ tới tổ tiên một cách long trọng.
- Phần hội bảo tồn những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc và của địa phương như: bịt mắt, đập niêu, nấu cơm niêu, lội ao bắt vịt… tổ chức giao lưu bóng chuyền, bóng đá thiếu niên, cờ tướng, bóng bàn đều do đoàn thanh niên chủ trì tổ chức. Ngoài ra các trò dân gian TDTT, phần hội còn có hoạt động văn hoá văn nghệ, giao lưu giữa câu lạc bộ Hội người cao tuổi và câu lạc bộ phụ nữ với các loại hình như biểu diễn trích đoạn chèo cổ, hát trống quân, hát cò lả, múa với nội dung ca ngợi quê hương đất nước. Lễ hội nghiêm cấm các hành vi bói toán, lên đồng, sóc thẻ mang tính mê tín dị đoan và các trò chơi vui chơi có thưởng. Công tác an ninh trật tự trong thời gian lễ hội đảm bảo tốt.
Về tổ chức các ngày kỷ niệm của đất nước, của địa phương và các đoàn thể hoặc đón nhận danh hiệu chỉ tổ chức kỷ niệm vào năm chẵn và theo đúng quy định và hướng dẫn của cấp trên.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần... .
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Quang Hưng:

Hình ảnh về Quang Hưng, Phù Cừ, Hưng Yên

Hình ảnh Quang Hưng, Phù Cừ, Hưng Yên
Nghĩa trang liệt sĩ xã Quang Hưng- Phù Cừ- Hưng Yên
Hình ảnh Quang Hưng, Phù Cừ, Hưng Yên
Hội làng xã Quang Hưng- Phù Cừ- Hưng Yên
Hình ảnh Quang Hưng, Phù Cừ, Hưng Yên
Thu hoạch vụ đông của xã Quang Hưng- Phù Cừ- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Quang Hưng, Phù Cừ - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Quang Hưng, Phù Cừ - Hưng Yên

Xã Quang Hưng gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Quang Hưng

Ghi chú về Quang Hưng

Thông tin về Xã Quang Hưng, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Quang Hưng, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Quang Hưng, Phù Cừ, Hưng Yên