Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Tiên Lữ > Xã Minh Phượng

Xã Minh Phượng, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Minh Phượng, Tiên Lữ, Hưng Yên

Minh Phượng là 1 xã của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Tiên Lữ: +84 321 3854 300
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVDK Tiên Lữ: +84 321 3873 308
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 3,83 km².
Tổng số dân: 3.507 người tháng 1999
Tọa độ: 20°40′2″B 106°11′12″Đ
Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 24 - 27°C, đây là mùa có nhiều mưa bão, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 - 24°C. Độ ẩm tương đối hàng năm là 86%. Lượng mưa trung bình từ 1680 - 1730mm, có năm lượng mưa trên 2000mmm (do vị trí địa lý nên lượng mưa thường cao hơn các huyện phía bắc tỉnh từ 100 - 200mm và tập trung vào các tháng 8,9). Diện tích tự nhiên của Huyện Tiên Lữ là 115,10km2.

lịch sử

Thế kỷ thứ X, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dừng chân tại nơi đây và sau này có hai xã được đặt tên: Ngô Quyền, thị trấn Vương. Thời Tiền Lê nằm trong Khoái Lộ. Thời nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, thuộc lộ Khoái Châu. Đời Trần Thái Tông (năm Nhâm Dần 1252) gọi là huyện Tiên Hoa thuộc phủ Khoái Châu. Thời Hậu Lê gọi là huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) là huyện Tiên Lữ thuộc Sơn Nam.
Năm Cảnh Hưng thứ hai (1741) huyện Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu vùng Sơn Nam Thượng. Thời Nguyễn năm 1831, tỉnh Hưng Yên được thành lập, huyện Tiên Lữ thuộc phủ Tiên Hưng. Năm 1890, thành lập tỉnh Thái Bình, huyện Thần Khê chuyển về tỉnh Thái Bình, phủ Tiên Hưng còn lại 4 huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ, Duyên Hà, Hưng Nhân. Năm Thành Thái thứ 6 (1894) chuyển huyện Tiên Lữ, Phù Cừ về phủ Khoái Châu. Năm 1947 huyện Văn Giang (Bắc Ninh) chuyển về Hưng Yên, lúc này huyện Tiên Lữ là một trong 9 huyện của tỉnh Hưng Yên.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân huyện Tiên Lữ đã huy động toàn bộ sức người, sức của cho tiền tuyến. Qua hai cuộc kháng chiến, toàn huyện có 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ. Đã có 3.236 liệt sỹ, 1.751 thương binh, bệnh binh, 111 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 6 Anh hùng lực lượng vũ trang, 1 Anh hùng lao động.
Năm 1999 huyện Tiên Lữ được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; một số xã cũng được tặng thưởng danh hiệu này là: Hưng Đạo, Hải Triều, Thiện Phiến, Lệ Xá, Nhật Tân, Dị Chế.
Huyện Tiên Lữ được tách ra từ huyện Phù Tiên cũ (chia thành Tiên Lữ và Phù Cừ) vào năm 1997 khi tỉnh Hải Hưng tách thành hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, các xã Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013, các xã Tân Hưng, Phương Chiểu, Hoàng Hanh được sáp nhập vào thành phố Hưng Yên.

Kinh tế

Trồng sen chân truyền
Trong trí nhớ của anh Trịnh Đức Bắc thì bố mình, ông Trịnh Đức Hanh là người trên 60 năm chìm đắm với nghề sen.
Minh Phượng vốn là một vùng đất trũng giáp đê sông Luộc nên cực hợp với loài thủy sinh này. Thời hợp tác với lại cơ khí hóa “toàn cuốc”, thửa ruộng nào dù rộng hay hẹp cũng phải vào HTX nhưng đầm phá thì không.
Ông Hanh đấu thầu những dãy đầm đấy để trồng sen lấy hạt. Khi dân làng đói vàng mắt nhưng mấy đứa con nhà ông không bao giờ biết đến cảm giác hạt cơm độn nó ngắc ngứ nơi cổ họng ra sao cũng nhờ sen…
Năm 1969 ông xây ngôi nhà mái ngói hiên tây đầu tiên trong xã khi làng trên, xóm dưới ngoảnh đi, ngoảnh lại đều lụp xụp nhà tranh vách đất.
Một cân hạt sen khô hồi đó bán ngang giá với cả yến thóc. Gia đình nào có tấn thóc trong nhà đã là kinh nhưng mỗi vụ sen ông Hanh có trong tay cả tấn hạt.
Khác với cấy lúa bấp bênh, cấy sen hầu như chẳng mất khi thất bại, chỉ có thu nhiều hay ít mà thôi. Cây sen đã đi hết cuộc đời ông Hanh rồi đến đời người con trai là anh Bắc, con rể là anh Ca.
Xưa chỉ có thùng vũng, ngòi lạch mới trồng cấy được sen còn giờ đây người ta trồng sen ở cả chân ruộng cao với mức đấu thầu 700.000đ/sào/năm.
Ở đó, phải đắp bờ giữ nước mưa lúc đương mùa, phải bơm nước vào những khi trời khô hạn. Chỉ 50- 60cm nước là đủ để thả sen nhưng cứ phải sâu 1-1,5m nước sen mới thực tốt.
Những đầm sen cứ thế mà thành hình. Cao điểm nhất có lúc anh Bắc sở hữu tới 7 ha sen. Say nghề đến mức, vợ chồng bán cả ngôi nhà trong làng đi để lập một mái ấm nho nhỏ ngoài bờ đầm, ngày đêm lộng gió mát, ngát hương sen.
Ba lao động chính của gia đình sống cả trong đó. Khí hậu năm nay thất thường. Sen lên sớm nhưng đã chuẩn bị tàn, sản lượng thu về chưa đầy một nửa (mọi năm năng suất 30kg hạt/sào giờ chỉ còn 15kg/sào).
Mùa đông những thân sen tàn rồi chết đi chỉ còn củ vùi sâu dưới bùn đen tìm hơi ấm. Lập xuân về, sen củ nảy thành sen trang, lá chỉ là là mặt nước chứ chưa vươn lên cao, trông giống hệt cây trang dưới đầm phá.
Đó cũng là thời điểm thích hợp để cấy sen vào địa điểm mới hoặc dặm vào nơi năm cũ còn thưa cây.
Muốn lấy được sen trang người ta phải thọc tay ngập sâu đến tận khuỷu lần tìm từng gốc mà nhấc lên. Trên trời mưa bụi lây phây, ở dưới mặt người giáp mặt bùn, toàn thân run lẩy bẩy.
Chưa kể chẳng may móc tay vào mảnh thủy tinh hay mảnh ốc bươu vàng, máu đỏ nhòa trong bùn đen. Tháng tư sen mọc lá, vươn cao trên mặt nước thành cây.
Tháng năm ra nụ, nở hoa thành đài. Kỳ thu hạt kéo dài chừng ba tháng. Lúc này người coi đầm phải đặc biệt canh phòng lũ chuột.
Đám gặm nhấm này ăn tuốt từ nụ, hạt đến đài sen. Chúng có một kế sách rất thông minh, đỡ tốn công là leo ngang lưng cây khiến đài sen ngả xuống vì nặng rồi điềm nhiên ngồi lên trên đó mà thưởng hạt.
Khi hết, chuột lại bơi sang tấn công một đài sen khác bằng một cách tương tự. Mỗi buổi tối, một con chuột có thể xơi tới vài chục nụ hoặc đài sen. Sức phá hoại quả thật khủng khiếp so với trọng lượng cơ thể.
Bù lại, chuột sen đang dần trở thành đặc sản. Giống này rất tinh ranh, đặt cạm, đánh thuốc kiểu gì cũng không mấy khi được mà chỉ chịu thúc thủ quy hàng trước mùi vị không gì cưỡng lại của hạt sen.
Mùa đông chuột ở trong hang nên rất hôi nhưng sang hạ toàn ngồi trên lá sen, ăn hạt sen, tắm nước đầm sen, thịt thơm ngon khác lạ. Đó cũng là lúc người ta đánh cạm chuột bằng những hạt sen.
Chuột thui vàng qua rơm nếp rồi hấp với lá chanh, ép khô nước đi thì chỉ có mà tốn... rượu.
Hít hương sen, thưởng sương ngọt
Tương tự như anh Bắc, anh Nguyễn Văn Ca đã 30 năm gắn bó với nghề. Anh chính là con rể của ông Trịnh Đức Hanh.
Mênh mông biển sen
Cưới xong anh được ông hồi môn cho một đầm sen nho nhỏ. Trận bão kinh hoàng năm 1985 với lượng mưa trên 500mm đã phụ hết công người. Sen tuy không bị ngập nhưng lá dập, hoa tan, đài đui, mất mùa lớn.
Tay trắng, anh Ca quẫn trí bỏ đầm đi chạy công nông rồi làm đủ nghề khác nhưng cuối cùng vẫn không thể cưỡng lại cái duyên nghiệp với sen.
Anh bảo: “Thời bao cấp chúng tôi bán hạt sen tươi cho cánh lái buôn xuống Hải Phòng để giới lắm tiền ăn chơi. Cũng như quả nhãn, hạt sen dù đất nước có đói nhưng vẫn có tầng lớp biết thưởng thức nên không mấy khi ế, đầu ra rất yên tâm…”.
Hiện anh có trên 2 ha đầm cùng với hàng chục người nhà, người làng nữa lập nên một vùng sen mênh mông vài chục mẫu ven bờ sông Luộc.
Sen được trồng nhiều ở đây là giống sen hồng lấy hạt chứ không phải sen trắng, sen xanh để thưởng hoa.
Người làng cứ thuận theo tự nhiên chỗ nào sâu nước, nhiều bùn thì trồng sen và không mấy khi phải phun thuốc (mà dù có phun cũng không mấy khi tác dụng vì nước đổ lá sen cũng như lá khoai mà thôi).
Bùn có sạch thì sen mới lên. Cái này có hẳn một minh chứng sống động là đầm nhà anh Trịnh Đức Tuấn. Anh này từng cho một hộ chăn nuôi nối ống thoát bể biogas vào, ngỡ là tốt sen nhưng cuối cùng lại lụi.
Không theo trà, theo vụ nên chẳng có thứ máy móc nào hái nổi sen mà chỉ có sức người. Chỗ nông thì lội, chỗ sâu phải đi thuyền, đám thợ sen với chân tất, tay găng, quần áo bảo hộ dày cộm để tránh gai sen cào rớm máu, sốt ngây ngấy vài ngày mới lành.
Đêm xuống đầm sen không điện, chỉ thắp đèn dầu hay bật đèn pin ngồi khề khà chuyện trên giời, dưới bể. Chẳng kèn cựa, chẳng tranh đua. Làn gió thơm. Hơi thở thơm. Lời nói sao mà xấu được?
Mồ hôi người hái rịn ra cũng được ướp cả hương thơm dịu ngọt. Sen hái về, tẽ, phơi rồi thuê người chặt bóc lấy hạt. Việc làm tốn công và tỉ mẩn này chủ yếu do cánh phụ nữ và trẻ con đảm trách, trung bình mỗi ngày cũng được 50-70.000đ thù lao.
Vẫn có nhà ở trong làng nhưng anh Ca chẳng thích bằng ở ngoài đầm sen. Nơi đó anh làm hai túp lều, một để ở, một để bóc hạt. Nhịp sống chậm mà bình yên.
Đến bữa thì ăn, đến giấc thì ngủ. Chán thức ăn ngoài chợ thì đơm đó, nhấc vó hay thả câu chơi, tự kiếm ít tép rang khô, nồi canh cua hoặc âu cá lẹp.
Trồng sen hại cá không hẳn sai nhưng những loại cá đen như cá quả, cá rô, cá trê có thể sống tốt trong hồ. Chúng ăn nhị, hạt sen rụng nên rắn chắc, thơm chẳng khác thịt gà.
Thu hoạch sen hạt
Những hôm nực trời, anh Ca cứ mắc võng ra ngoài trời mà ngủ. Từ tháng năm đến tháng tám âm lịch chỉ có sương lành nên nằm ngủ bên ngoài cũng tốt.
Người làng đến chơi thả vội vài nhúm trà vào bông hoa sen rồi lấy lạt buộc lại. Thong thả nhen lửa đun nước. Khi nước trong siêu sủi bọt cũng là lúc trà đã ngấm hương. Đó là trà sen chính hiệu.
Tuy nhiên thứ trà này còn thua xa loại trà pha bằng thứ nước hứng sương ngọt đọng lại trên lá sen. Hứng 20-30 lá là đủ pha đôi ấm trà (trà để nguyên không cần ướp thêm hương sen). Không loại trà nào tuyệt hảo bằng thứ sương ngọt kết tinh trên lá sen này cả.

Giao thông

Huyện có quốc lộ 39B chạy từ tây sang đông, tuyến giao thông quan trọng nối giữa thủ phủ tỉnh Hưng Yên với huyện Phù Cừ đi tỉnh Hải Dương. Quốc lộ 39A dài 10 km nối tiếp sang tỉnh Thái Bình; đường 200 tỉnh lộ mốc từ cảng Triều Dương qua trung tâm huyện đi huyện Ân Thi. Có đường thủy sông Hồng dài 6 km và sông Luộc dài 12 km cùng với hệ thống các sông khác tạo thành hệ thống giao thông đường thủy quan trọng đi Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...
Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần... .

Hình ảnh về Minh Phượng, Tiên Lữ, Hưng Yên

Hình ảnh Minh Phượng, Tiên Lữ, Hưng Yên
Mạ xã Minh Phượng- Tiên Lữ- Hưng Yên
Hình ảnh Minh Phượng, Tiên Lữ, Hưng Yên
Sen xã Minh Phượng- Tiên Lữ- Hưng Yên
Hình ảnh Minh Phượng, Tiên Lữ, Hưng Yên
Cánh đồng sen tuyệt đẹp xã Minh Phượng- Tiên Lữ- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Minh Phượng, Tiên Lữ - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Minh Phượng, Tiên Lữ - Hưng Yên

Xã Minh Phượng gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Minh Phượng

Ghi chú về Minh Phượng

Thông tin về Xã Minh Phượng, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Minh Phượng, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Minh Phượng, Tiên Lữ, Hưng Yên