Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Văn Lâm > Xã Lạc Hồng

Xã Lạc Hồng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên

Lạc Hồng là 1 xã của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Văn Lâm: (0221)3985107.
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Văn Lâm: 0321.3 985 513
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 5,21 km2.
Tổng số dân: 6228 người.
Tọa độ: 20°57′23″B 106°1′3″Đ
Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 230C). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 250-280. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150-210. Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ, lượng mưa trung bình 1.575 mm, độ bốc hơi bình quân 886 mm. Độ ẩm không khí từ 80-90%.

Lịch sử

Văn Lâm là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên, huyện trước đây thuộc tỉnh Hưng Yên, từ 1968 – 1996 thuộc tỉnh Hải Hưng, từ 1977 hợp nhất với các huyện: Mỹ Hào, Yên Mỹ thành huyện Mỹ Văn. Từ 24.7.1999, chia huyện Mỹ Văn trở lại 3 huyện cũ thuộc tỉnh Hưng Yên (6.11.1996).

Kinh tế

Hơn 10 năm nay, sự có mặt của khu công nghiệp đã giúp cuộc sống người dân trong xã cải thiện đáng kể, diện mạo nông thôn mới từng bước đổi thay…
Con đường bê-tông hóa dẫn qua cây cầu chạy từ đầu xã tới thôn Hồng Cầu như một khu phố, tuy chưa quá sầm uất nhưng dọc đường làng, nhiều ngôi nhà mới được xây lên khá khang trang.
Hầu như nhà nào cũng mở hàng, mở hiệu, từ quán ăn, quán bia, quán cà phê... đến các khu nhà trọ, cửa hàng bách hóa, siêu thị mini, dịch vụ gội đầu, may mặc thời trang... mọc ra như nấm. Các bậc cao niên trong làng Hồng Cầu nói: từ 5 - 6 năm nay, vóc dáng làng thay đổi đến chóng mặt.
San sát những ngôi nhà cao tầng, riêng phần xây cũng đáng giá 400 - 500 triệu đồng mỗi ngôi. Làng có hơn 300 hộ, hộ nào cũng có vài ba chiếc xe máy đắt tiền, nhiều hộ còn có ô tô. Bà chủ quán tên Hồng giải thích: Có được thế này là nhờ công nghiệp cả đấy!.
Làng Hồng Cầu có 340 hộ với 1080 nhân khẩu, nhưng có tới vài chục hàng quán, gần 1.000 công nhân thuê trọ. Từ bao đời nay, cuộc sống của người dân cứ lặng lẽ, cần mẫn bên những thửa ruộng, tuy hệ thống “đường - trường - điện” ở Lạc Hồng đã có từ 40 năm trước nhưng dân làng vẫn nghèo, cho đến cách đây hơn 10 năm, từ khi công nghiệp về làng, mọi chuyện đã đổi thay.
Năm 2000, thấy được lợi thế của một vùng giao thông thuận tiện (bên tàu hỏa, bên ô tô), có nhiều tiềm năng phát triển, Tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư và hình thành khu công nghiệp Phố Nối A, lúc đầu chỉ vài ba công ty giáp đường 5, sau 1 năm thấy làm ăn được, chuyển sang mở rộng tiếp, mua thêm đất của dân, đến nay đã thu hút gần 100 DN (cả trong và ngoài nước từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... ), với hàng chục nghìn lao động. Nhờ đó, cuộc sống của nhân dân khá lên trông thấy, đặc biệt là từ 5 - 6 năm nay, khi người dân chuyển sang kinh doanh dịch vụ xây nhà trọ và bán hàng cho công nhân.
Theo ước tính, tại làng Hồng Cầu, nếu một gia đình có nhà trọ, cộng với lương đi làm công ty của hai vợ chồng thì trung bình mỗi tháng họ cũng có hơn 10 triệu đồng, còn bán hàng thì không tính hết... Đấy là chưa kể, kinh tế khá lên, nhu cầu xây dựng nhiều, những người làm nghề xây dựng cũng có thu nhập từ 150 - 200 nghìn đồng/ngày.
“Rõ ràng, nếu so với làm ruộng trước kia thì nay có lợi hơn nhiều” - chị Hồng so sánh. Thậm chí lợi đơn lợi kép, vì tiền bán ruộng người dân để làm nhà và đi làm công ty, còn nhà cũ thì cho thuê và bán hàng... Chính vì thế có không ít người trước đây ra ngoài kiếm sống, nay đều trở về quê mưu sinh. “Ngay như tôi, trước đây đi chợ Hà Nội, mỗi ngày kiếm 300 - 400 ngàn đồng/ngày, nay cũng ở nhà mở quán bán hàng ăn cho công nhân. Tuy không to tát như Hà Nội, nhưng được cái đông công nhân, nên thu nhập cũng kha khá...” - chị Hồng tươi cười nói.
Ông Đỗ Xuân Hiền - Chủ tịch UBND xã Lạc Hồng cho biết, Hồng Cầu là thôn rất có tiềm năng phát triển dịch vụ. Vì thế, gần đây, đã được huyện và xã quan tâm nhiều hơn như lắp thêm bốt điện, làm đường bê tông, xây nhà văn hóa... Trong tương lai, sẽ quy hoạch nơi đây thành vùng phát triển dịch vụ tập trung, quy hoạch lại đường giao thông hướng tới mô hình “vườn trong phố, phố trong làng”, đồng thời tích cực bảo vệ môi trường sinh thái.

Văn hóa Du lịch

Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, các thôn tự tổ chức hội làng và nét truyền thống này bắt đầu từ tết hàn thực ( từ mùng 3/3 - 16/3 âm lịch).
Chùa Pháp Điện- Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 29 VHQD ngày 13 tháng 1 năm 1964. Chùa Thái Lạc (nay hay gọi là chùa Pháp Vân vì chùa thờ phật bà Pháp Vân), một thời được gọi là Am vì xưa kia chùa còn nhỏ chưa phát triển. Sau này đến cuối đời nhà Lý, sang đầu nhà Trần thời Quan Sĩ Nhiếp 187 - 226 mới được mở mang rộng rãi và có hệ thống Tứ Pháp về thờ. Chùa được làm trên một gò đất cao nhất xã, người ta thường gọi là làm trên lưng con rùa. Chùa được làm theo hướng đông nam là hướng mặt trời mọc, có nghĩa là phát triển sinh sôi. Trước cửa chùa là một con sông, hai bên là hai con mương chảy ra sông, chùa nằm ở giữa như là long chầu, hổ phục một cảnh đẹp chưa từng có ở vùng đất châu thổ sông Hồng. Ngôi chùa vẫn sừng sững nằm đấu chọi với thiên nhiên và trời đất và đã để lạ cho nhân dân xã Lạc Hồng một nền văn hóa trải qua gần 1000 năm. Chùa đã tôn tạo nhiểu lần nhưng vẫn giữ được nhiều nét cổ từ thời Lý chuyển sang Trần. Chúng ta đi từ cổng vào sân, bước vào tiền Đường, cúi đầu đi vào trong Cung nhìn lên những bức chạm khắc hình rồng, hình dải lụa, hình đầu người mình chim dâng hương dâng hoa trỗi nhạc, những con rồng cuộn khúc thời Lý, toát lên vẻ đẹp đời Trần. Bao nhiêu khúc triết mạch lạc rõ ràng, từng đường nét, những ông phỗng mặc váy xòe cánh sen dang đôi vai gánh đỡ lấy những cột trụ thật là khỏe khoắn. Chúng ta ra ngoài tiền Đường nhìn lên những bức cốn chạm tứ linh tứ quý lại chuyển sang thời Nguyễn thật là uyển chuyển, hài hòa. Chùa còn giữ được nhiều pho tượng và khuôn viên của một ngôi chùa cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua bao thăng trầm của thời tiết, chiến tranh. Nhân dân và chính quyền địa phương cố gắng giữ gìn, cho đến nay đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia năm 1964 toàn quốc và nhất nhì tỉnh Hưng Yên. Chùa Pháp Vân được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử Văn hóa xếp hạng Văn hóa xếp hạng thứ 26 toàn quốc (1964). Căn cứ vào Ngọc phả của chùa, sử ghi vào năm Đại Định thứ 22 (1162) đời vua Lý Nhân Tông thế kỷ thứ XII, thời Quan Sĩ Nhiếp năm 187 - 226, tấm bia được dựng khắc ghi Đại trùng tu năm Dương Hòa thứ 3 (1637) cho tới nay đã được gần 400 năm. Ngọc phả đã ghi rõ truyền thuyết về Tứ Pháp và sự kiện xảy ra vào đời Linh Đế (168 - 189) sau Công nguyên. Chùa Pháp Vân là một trong bốn chùa thờ Tứ Pháp tại xã Lạc Hồng. Tại các chùa này hiện nay còn lưu giữ nguyên mẫu các pho tượng Tứ Pháp mà tương truyền rằng được tạc từ cành dâu lấy từ chùa Dâu nói trên. Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử và thời tiết nắng mưa chùa được tu sửa lần cuối đến nay cách đây đã gần 400 năm. Vì vậy ngôi chùa mà chúng ta được tham quan, cầu nguyện hiện nay là kết quả của sự sáng tạo văn hóa qua các thời kỳ khác nhau dưới sự bảo trợ của các vương triều và sự đóng góp của nhân dân địa phương. Những di tích gạch cổ, ngói cổ và các hoa văn chạm khắc bằng gỗ, những cồng chiêng trên dàn cột cung chùa cho thấy chùa được xây dựng ở thời kỳ cuối nhà Lý đầu nhà Trần. Xã Lạc Hồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vốn có truyền thống lâu đời thờ Phật pháp và duy trì thuần phong mỹ tục, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Chùa thờ Pháp Vân trải qua bao thăng trầm lịch sử, chiến tranh, thời tiết, chùa vẫn được các đời sư trụ trì trông nom tôn tạo chu đáo.
Chùa Thái Lạc xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên: Chùa thường gọi là chùa Thái Lạc, tọa lạc ở thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được khởi dựng từ đời Trần, đầu thế kỷ XIV. Ngôi chùa hiện nay được xây theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”, đã được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần ở các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX. Bàn thờ ở thượng điện có bốn pho tượng các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, là các vị thần trong hệ thống Tứ Pháp, gốc ở vùng Dâu (Bắc Ninh). Đặc biệt, chùa còn giữ được các tấm ván bưng chạm khắc trang trí của thế kỷ XIV, là những tiêu bản duy nhất ở Việt Nam, với những đề tài như Thiên nữ dâng hoa, nhạc công biểu diễn đàn, nhị, tiêu, sáo; phù điêu chạm rồng, phượng..
Lễ hội cầu mưa xã Lạc Hồng: Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực đã có từ lâu đời. Nó thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, cầu mong thế giới tự nhiên ban phát cho công sức lao động của người dân sẽ có thành quả, đời đời no ấm
Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên,bánh giày, bánh khúc, bánh tẻ, bánh cuốn, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần, Cơm nắm Lạc Đạo... .

Hình ảnh về Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên

Hình ảnh Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên
Chùa Pháp Điện- Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên
Hình ảnh Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên
Chùa Thái Lạc- Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên
Hình ảnh Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên
Lễ hội cầu mưa xã Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Lạc Hồng, Văn Lâm - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Lạc Hồng, Văn Lâm - Hưng Yên

Xã Lạc Hồng gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Lạc Hồng

Chi nhánh / cây ATM tại Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Xã Lạc Hồng - Huyện Văn Lâm - Hưng Yên

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1VietcombankPhòng giao dịch Khu Công Nghiệp Phố Nối AVăn Phòng Nhà Điều Hành Khu Công Nghiệp Phố Nối A, Xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên

Ghi chú về Lạc Hồng

Thông tin về Xã Lạc Hồng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Lạc Hồng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên