Tỉnh thành VN > Kiên Giang > Huyện Hòn Đất

Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang

Thông tin tổng quan về Hòn Đất, Kiên Giang

Huyện Hòn Đất là huyện thuộc tỉnh Kiên Giang. Đây là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh. Huyện lỵ của huyện là thị trấn Hòn Đất.
Diện tích: 1.019,8 km²
Dân số: 137.600 (1999)
Huyện có 2 thị trấn và 12 xã: Thị trấn Sóc Sơn, Thị trấn Hòn Đất, xã Bình Sơn, xã Bình Giang, xã Mỹ Hiệp Sơn, xã Lình Huỳnh, xã Mỹ Phước, xã Mỹ Lâm, xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Thái, xã Sơn Bình, xã Nam Thái Sơn, xã Thổ Sơn, xã Sơn Kiên.

Sdt quan trọng

Bưu điện Hòn Đất: (0297) 3841374
UBND Hòn Đất: 077 841034
BVDK Hòn Đất: 0773841006
Nhà nghỉ Đại Hữu:077 3779988
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn:0633828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Đặt vé xe: (0297) 3656656

Địa hình thời tiết

Phía tây nam Hòn Đất giáp với vịnh Thái Lan, phía tây bắc Hòn Đất giáp với huyện Kiên Lương, phía đông nam Hòn Đất giáp với tp Rạch Giá, phía đông giáp Hòn Đất huyện huyện Tân Hiệp, đông bắc Hòn Đất giáp với huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. Trên địa bàn huyện có một hòn cùng tên là Hòn Đất, cao 260 m.

Lịch sử

Chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam Sau ngày 30/04/1975 giải thể quận Kiên Lương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây và sáp nhập địa bàn quận vào các huyện Châu Thành A và Hà Tiên cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà.
Chính phủ Việt Nam quyết định tái lập tỉnh Kiên Giang tháng 2/1976 từ toàn bộ diện tích tỉnh Rạch Giá và ba huyện: Hà Tiên, Châu Thành A, Phú Quốc vốn thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó. Huyện Châu Thành A cũng bị giải thể vào sáp nhập trở lại vào huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang.
Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP ngày 03/06/1978 về việc chia huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang thành 2 huyện lấy tên là huyện Châu Thành và huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang. Huyện Hòn Đất theo đó các xã Mỹ Lâm, Nam Thái Hoa,Sóc Sơn của huyện Châu Thành cũ và xã Bình Sơn của huyện Hà Tiên cắt sang. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là địa bàn huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Long Châu Hà trước năm 1976.
Tách đất Xã Nam Thái Sơn ngày 17/2/1979 lập thêm 4 xã là: Thổ Sơn, Hà Sơn, Trung Sơn, Hải Sơn ngày 27/9/1983, tách đất xã Bình Sơn lập xã Bình Giang; tách đất xã Sóc Sơn lập thêm 3 xã: Sơn Hưng, Sơn Kiên, Sơn Thái,tách đất xã Mỹ Lâm lập thêm 2 xã Mỹ Hiệp Sơn và Mỹ Phước.
Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23-CP ngày 18/3/1997, thành lập xã Bình Giang từ diện tích và nhân khẩu của xã Bình Sơn.
Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ-CP ngày 11/2/2003 thành lập xã Mỹ Phước từ diện tích và dân số của xã Mỹ Lâm.
Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 11/2004/NĐ-CP ngày 8/1/2004 thành lập thị trấn Sóc Sơn từ diện tích tự nhiên và dân số của xã Sóc Sơn.
Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 thành lập xã Lình Huỳnh từ diện tích và nhân khẩu của xã Thổ Sơn; thành lập xã Mỹ Thái từ diện tích và nhân khẩu xã Nam Thái Sơn.
Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 58/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 thành lập xã Sơn Bình từ diện tích và nhân khẩu của xã Sơn Kiên. Huyện Hòn Đất có các xã: Bình Giang, Mỹ Thuận, Nam Thái Sơn, Mỹ Phước, Sơn Kiên, Mỹ Hiệp Sơn, Sơn Bình, Bình Sơn, Thổ Sơn, Mỹ Thái Mỹ Lâm, Lình Huỳnh, và thị trấn Sóc Sơn, thị trấn Hòn Đất.

Kinh tế-giao thông

chủ yếu gồm ba dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa.
Hòn Đất là nơi có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Kiên Giang. Nơi đây có diện tích lúa lớn nhất tỉnh khoảng 60.000 ha. Ngoài ra, đây cũng là vùng có tiềm năng phát triển về thủy hải sản, khai thác đá và du lịch...
Thế mạnh kinh tế chủ yếu của huyện là Nông-Lâm-Ngư nghiệp. Công nghiệp và tiểu thủ công cũng đang được chú trọng phát triển. GDP năm 2001 chiếm 7,1% GDP toàn tỉnh. Hòn Đất đã phát triển đội tàu đánh bắt hải sản với gần 700 chiếc, sản lượng khai thác tăng hàng năm. Nghề nuôi trồng thủy sản có hướng phát triển tích cực, đạt diện tích 4.230 ha mặt nước ven biển.
Năm 2007, toàn huyện có trên 720 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (trong đó có 18 doanh nghiệp), tập trung chủ yếu ở các ngành sản xuất nước đá, khai thác đá xây dựng, chế biến các loại...Tổng giá trị sản xuất ước đạt 99 tỷ 898 triệu đồng, vượt 2,86% kế hoạch năm và tăng 15,21% so với năm 2006, trong đó, giá trị sản xuất quốc doanh là 21 tỷ 714 triệu, tăng 10,22%; ngoài quốc doanh là 78 tỷ 184 triệu đồng, tăng 16,68% so với cùng kỳ năm 2006.
Xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất có một làng nghề truyền thống, đó là nghề nắn nồi, chuyên tạo ra những sản phẩm bằng đất nung như cà ràng, nồi, om, ơ, soong, chảo…
Giờ đây nhắc đến nồi đất là người ta nhớ đến một làng nghề nắn nồi ở Hòn Đất, một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang.

Văn hóa-du lịch

Huyện có nhiều anh hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam tiêu biểu là nữ anh hùng Phan Thị Ràng, nguyên mẫu của nhân vật chị Sứ (nhân vật chính) trong tác phẩm "Hòn Đất" của nhà văn Anh Đức.
Di chỉ Nền Chùa và di chỉ Óc Eo, các nhà khảo cổ đã xác định rằng, địa bàn huyện Hòn Đất ngày nay là một trong những cái nôi của nền văn hoá Óc Eo cổ. Hòn Đất là quê hương của nữ liệt sĩ Phan Thị Ràng, tức chị Sứ hay chị Tư Phùng. Địa danh này đã từng đi vào văn học với tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức.
Chùa Sóc Xoài: nằm trên quốc lộ 80, đường từ Hòn Đất đi Rạch Giá. Đây là một ngôi chùa Khmer được khởi công xây dựng năm 1885.
Xóm lò Đầu Doi: thuộc ấp Đầu Doi, thị trấn Hòn Đất, là nơi có nghề truyền thống nặn lò đất trên 100 năm, chuyên sản xuất một số loại sản phẩm gia dụng bằng đất nung như: khuôn bánh, nồi, ống khói lò...
Khu du lịch Ba Hòn
Tháp truyền hình Hòn Me: ở xã Thổ Sơn, là tháp tiếp sóng truyền hình VTV được đặt trên đỉnh Hòn Me, cao nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long, phủ sóng cho vùng vịnh Thái Lan. Đứng trên đỉnh tháp du khách sẽ được ngắm nhìn trời biển bao la với đảo xa thấp thoáng, một bên là đồng ruộng với những con kinh đào thẳng tấp.
Khu di tích Hòn Đất
Suối Lươn: ở xã Thổ Sơn, là một hốc đá lớn ở lưng chừng Hòn Đất, nước ngầm từ lòng đất trào lên đầy ấp và trong lành quanh năm. Theo người dân địa phương có một con lươn trắng rất lớn sống trong suối thường nổi lên mặt nước. Người sống quanh vùng thường đến lấy nước về uống vì cho rằng nước suối có thể ngăn ngừa bệnh tật.
Chùa Hòn Quéo: tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ nằm gần hòn Me, nửa trên cạn, nửa dưới biển. Đây một ngôi miếu nhỏ do người dân địa phương dựng để thờ Thủy long Thánh mẫu, đến năm 1938 được hoà thượng Nguyễn Văn Đồng xây dựng lại thành một ngôi chùa để làm cơ sở cách mạng. Chùa là một điểm du lịch thu hút nhiều khách đến tham qua.
Đặc sản
Bánh canh ghẹ chả, Bún cá, Nấm tràm, Gỏi cá trích,Cà xỉu, Bánh thốt nốt, Hải Sâm, Bánh tét Cật Phú Quốc, Hồ Tiêu Phú Quốc, rượu Sim, Tiết Canh Cua, nước mắm Phú Quốc, Món Nhum, chả trứng cá ngát, Chả Cua, Cà xíu muối, Bún Kèn, hủ tiếu Hà Tiên, Bún Nhâm, Cá nhám giàu nấu canh chua sả nghệ, Bánh thốt nốt, Xôi Hà Tiên, Ốc Giác, Khóm Tắc Cậu, bánh tráng Thạnh Hưng, Xoài Hoàn ĐẤt ...

Hình ảnh về Hòn Đất, Kiên Giang

Hình ảnh Hòn Đất, Kiên Giang
Cổng vào khu di tích Hòn Đất- Kiên Giang
Hình ảnh Hòn Đất, Kiên Giang
Hòn Đất- Kiên Giang
Hình ảnh Hòn Đất, Kiên Giang
Chùa Tam Bảo Kỳ Viên- Hòn Đất- Kiên Giang
Hình ảnh Hòn Đất, Kiên Giang
Xoài Hòn Đất- Kiên Giang

Dự án bất động sản tại Huyện Hòn Đất, Kiên Giang

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Hòn Đất, Kiên Giang

Huyện Hòn Đất có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Hòn Đất có 12 xã, 2 thị trấn và 0 phường trực thuộc:

Phường xã trực thuộc Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang


Đường phố trực thuộc Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang

Bản đồ vị trí Hòn Đất

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Hòn ĐấtKiên Giang

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThcs Mỹ Hiệp Sơnxã Mỹ Hiệp Sơn -H. Hòn Đất -KG
2THPTThpt Bình SơnXã Bình Sơn - H. Hòn Đất
3THPTThpt Hòn ĐấtThị trấn Hòn Đất -H. Hòn Đất
4THPTThpt Phan Thị RàngXã Thổ Sơn-H.Hòn Đất
5THPTThpt Sóc SơnXã Sóc Sơn -Huyện Hòn Đất
6THPTTrung tâm Dạy nghề Hòn ĐấtThị trấn Hòn Đất -Kiên Giang

Chi nhánh / cây ATM tại Hòn Đất, Kiên Giang

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Hòn Đất - Kiên Giang

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Hòn ĐấtSố 65, Khu Phố Đường Hòn, Thị Trấn Hòn Đất, Hòn Đất, Kiên Giang
2AgribankChi nhánh Mỹ LâmSố 105, Quốc Lộ 80, Ấp Hưng Giang, Xã Mỹ Lâm, Hòn Đất, Kiên Giang
3SHBChi nhánh Phòng GD Sóc SơnSố 657, quốc lộ 80, ấp thị tứ, thị trấn Sóc Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang
4NCBPhòng giao dịch 02Ấp Chòm Sao, Thị Trấn Hòn Đất, Hòn Đất, Kiên Giang
5KienlongbankPhòng giao dịch Hòn Đất32 Tổ 8, KP. Tri Tôn, TT. Hòn Đất, Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang
6VietinBankPhòng giao dịch Hòn ĐấtSố 61, Khu Phố Đường Hòn, Tt. Hòn Đất, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
7AgribankPhòng giao dịch thị trấn Sóc SơnSố 459A, Quốc Lộ 80, Khu Phố Thành Công, Thị Trấn Sóc Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Hòn Đất - Kiên Giang

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh huyện Hòn ĐấtSố 65, Khu Phố Đường Hòn, Thị Trấn Hòn Đất, Hòn Đất, Kiên Giang
2KienlongbankHòn Đất32 Tổ 8, KP. Tri Tôn, TT. Hòn Đất, Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang
3VietinBankPGD Hòn ĐấtSố 61, Khu Phố Đường Hòn, Thị Trấn Hòn Đất, Hòn Đất, Kiên Giang
4AgribankSố 459A - Thành CôngSố 459A, quốc lộ 80, khu phố Thành Công, thị trấn Sóc Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang
5AgribankSố 65 Đường HònSố 65, khu phố Đường Hòn, Thị trấn Hòn Đất, Hòn Đất, Kiên Giang

Ghi chú về Hòn Đất

Thông tin về Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hòn Đất, Kiên Giang