Tỉnh thành VN > Kon Tum > Thành phố Kon Tum > Xã Kroong

Xã Kroong, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum

Thông tin tổng quan về Kroong, Kon Tum, Kon Tum

Kroong là 1 xã của thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

UBND tp Kon Tum: 0603.862.431
Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Sở Y Tế tỉnh Kon Tum: 060.3862573
Sở thương mại – du lịch Kon Tum: +84 60 3862 508
Bến Xe Liên Nội Tỉnh Kon Tum: +84 60 3862 205

Đía lý thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 32,8 km²
Tổng số dân: 4397 người (2006)
Tọa độ: 14°24′6″B 107°53′20″Đ
Xã Kroong cách thành phố Kon Tum 17 km trên Tỉnh lộ 675 đi huyện Sa Thầy, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 02 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Địa hình tương đối phức tạp, đồi núi nhiều, hệ thống sông suối phong phú nhưng thường gây ngập úng trong mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.Thổ nhưỡng nhiệt độ thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp, cây nông nghiệp và rau màu các loại. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đánh bắt thủy sản tương đối toàn diện và có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Do tính chất đặc thù, khí hậu có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Ánh sáng dồi dào, nhiệt độ trung bình năm là 22 - 230C. Điều kiện tự nhiên: Khí hậu thuận lợi đảm bảo cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi

Lịch sử

Các nhà truyền giáo thuộc Pháp đã đến đây từ năm 1851. Nơi đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Sau năm 1975, thị xã Kon Tum thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất và 11 xã: Đắk Blà, Đắk Cấm, Đắk La, Đắk Uy, Đoàn Kết, Hòa Bình, Ia Chim, Ia Ly, K'roong, Ngọk Bay, Vinh Quang. Ngày 10 tháng 10 năm 1978, chia Ia Ly thành 2 xã: xã Ia Ly thuộc Gia Lai, phía Nam sông Sê San và phía Bắc là xã Ia Ly thuộc Kon Tum, chuyển về huyện Sa Thầy quản lý. Ngày 17 tháng 8 năm 1981, chia xã Đoàn Kết thành 2 xã: Đoàn Kết và Chư H'reng; chia xã Đắk Cấm thành 2 xã: Đắk Cấm và Ngọk Réo. Ngày 1 tháng 2 năm 1985, chia xã Đắk La thành 2 xã: Đắk La và Hà Mòn. Đầu năm 1991, thị xã Kon Tum có 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất và 13 xã: Chư H'reng, Đắk Blà, Đắk Cấm, Đắk La, Đắk Uy, Đoàn Kết, Hà Mòn, Hòa Bình, Ia Chim, K'roong, Ngọk Bay, Ngọk Réo, Vinh Quang. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Kon Tum từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, thị xã Kon Tum trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Kon Tum. Ngày 24 tháng 3 năm 1994, tách 4 xã: Đắk La, Hà Mòn, Đắk Uy, Ngọk Réo để thành lập huyện Đắk Hà. Ngày 22 tháng 11 năm 1996, chia xã Chư H'reng thành 2 xã: Chư H'reng và Đắk Rơ Wa. Ngày 3 tháng 9 năm 1998, thành lập phường Lê Lợi; chia phường Quang Trung thành 2 phường: Quang Trung và Duy Tân. Ngày 8 tháng 1 năm 2004, chia xã Hòa Bình thành xã Hòa Bình và phường Trần Hưng Đạo; chia xã Vinh Quang thành xã Vinh Quang và phường Ngô Mây; chia xã Đoàn Kết thành xã Đoàn Kết và phường Nguyễn Trãi; thành lập phường Trường Chinh. Ngày 7 tháng 10 năm 2005, thị xã Kon Tum được công nhận là đô thị loại 3. Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chia xã Ia Chim thành 2 xã: Ia Chim và Đắk Năng. Ngày 10 tháng 12 năm 2008, Hội đồng Nhân dân Tỉnh đã thông qua đề án thành lập thành phố Kon Tum trên cơ sở diện tích và dân số hiện tại của thị xã Kon Tum. Ngày 13 tháng 9 năm 2009, thị xã Kon Tum chính thức trở thành thành phố Kon Tum. Năm 2013, điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính phường Ngô Mây trên cơ sở 1.098,43 ha diện tích tự nhiên và 1.628 nhân khẩu của xã Vinh Quang

Giao thông Kinh tế

Thành phố có sân bay Kon Tum (không hoạt động từ năm 1975), Quốc lộ 14 đi Quảng Nam và Pleiku, quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi, đường 675 đi Sa Thầy.
Đến làng Kroong KTu hôm nay, chúng ta đều cảm nhận được sự khởi sắc của một làng quê đang trên đà phát triển và đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi của bà con nằm dọc theo các trục đường chính ẩn hiện mình sau những vườn cây xanh tốt nào mía, nào chuối, cây ăn quả và những rẫy lúa mượt mà xanh tươi. Nhà nào cũng có vườn tượt riêng biệt và được rào giậu cẩn thận. Điều làm nhiều người ngạc nhiên khi đến làng Kroong KTu là như bước vào một mái nhà chung của cả một cộng đồng dân cư đoàn kết, gắn bó với những nề nếp như được xây dựng đã từ lâu. Bà con trong làng có một tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác, giúp đỡ lẫn nhau. Tinh thần đoàn kết, tự giác đó còn được thể hiện rõ trong việc thực hiện các quy ước, hương ước của làng. Hằng năm, trong làng tổ chức hội nghị toàn dân để bình chọn những gia đình tiêu biểu trong việc thực hiện nếp sống văn minh - gia đình văn hóa, đã bình chọn được 95/114 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hóa”, chiếm 83,33%; trong năm 2006 làng được công nhận “khu dân cư tiên tiến” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và giữ vững thành tích đó trong 3 năm liền. Năm 2009 làng được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”. Đây là một việc làm có ý nghĩa và tác dụng rất lớn, là nét đẹp của dân làng để khơi dậy ý thức tự giác, lòng tự tôn, tự hào của dân tộc để cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp. Tại trung tâm của làng có một ngôi trường mẫu giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em của người dân được cắp sách đến trường học tập. 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đi học, không có trẻ em nào bỏ học; 100% số hộ đăng ký xây dựng NSVM - GĐVH, chăn nuôi heo, bò có chuồng trại, chăn dắt và ở xa gia đình để đảm bảo vệ sinh cho người dân; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được bà con tham gia một cách tích cực, được Ban công tác Mặt trận phối hợp với già làng tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu rõ những âm mưu “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng dân tộc, tôn giáo để lôi kéo, kích động bà con tham gia làm những việc sai trái để chống phá cách mạng, phá hoại sự bình yên của dân làng, do làm tốt phong trào này nên tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong làng luôn được giữ vững; trong làng không có các tệ nạn xã hội, các tập tục lạc hậu được loại bỏ khỏi đời sống của cộng đồng.
Tâm sự với chúng tôi, ông A Wêh Trưởng ban công tác Mặt trận thôn cho biết: “Làng Kroong KTu trước đây là một khu dân cư được coi là khó khăn nhất so với các khu dân cư khác trong xã, nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành đến nay làng Kroong KTu thực sự là một trong những ngọn cờ đầu của xã về các phong trào, khi người dân đã thực sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì việc gì dù khó mấy cũng thành công; làng Kroong KTu của chúng tôi có được sự an cư lạc nghiệp như ngày hôm nay là nhờ có sự quan tâm sâu sắc chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, mặt trận các đoàn thể của xã; điều đặc biệt là nhân dân trong làng chúng tôi đã đoàn kết nhất trí thành một khối thống nhất, khơi dậy được năng lực sản xuất, truyền thống, đạo lý tốt đẹp của người dân để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh; chính nhờ những yếu tố đó mà làng của chúng tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay”.
Phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường và những kết quả đạt được trong công tác vận động ở làng Kroong KTu trong phong trào xây dựng cuộc sống mới, chính là nhờ sự vận dụng của cả hệ thống chính trị ở địa phương trong việc vận động và sự nỗ lực cố gắng chung của mọi người, mọi gia đình trong làng, góp phần làm đẹp quê hương, cần được nhân rộng. Cán bộ và nhân dân làng Kroong KTu cần phát huy những giá trị đó, nỗ lực khắc phục những khó khăn, từng bước nâng dần đời sống, tinh thần, vật chất cho nhân dân. Hy vọng rằng, với sự quan tâm của các cấp, các ngành ở địa phương, làng Kroong Ktu sớm trở thành một làng quê giàu đẹp trong những năm tới, đời sống nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc./.

Du lịch Đặc sản

Chùa Bác Ái xây năm 1932 được vua Bảo Đại sắc phong.
Tòa Giám mục Kon Tum (Tiểu chủng viện) có kiến trúc pha trộn bản địa và phươgn Tây một cách hài hòa.
Nhà thờ gỗ Kon Tum có kiến trúc được pha quyện giữa phong cách phương Tây và phong cách văn hóa dân gian của người dân bản địa. Nhà thờ được một linh mục người Pháp xây dựng vào năm 1913.
Di tích ngục Kon Tum. Quần thể khu nhà lao lịch sử gồm nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cụm tượng đài và các ngôi mộ liệt sĩ nằm bên bờ sông Đăk Bla. Nhà lao được xây dựng trong khoảng từ 1915-1917, tuy không có quy mô lớn nhưng lại khét tiếng tàn bạo trong thời kỳ 1930-1931. Chính tại nhà tù này, ngày 25-9-1930, Ngô Đức Đệ đã triệu tập một cuộc họp bí mật tại phòng biệt giam của mình, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Kon Tum.
Một số ngôi nhà rông Banar.
Cầu treo Konklor
Cầu Đắk Bla bắc qua sông Đắk Bla
Sông Đắk Bla, một phụ lưu của sông Se San.
Hồ thủy điện Yali
Đặc sản: Gỏi lá, cá chua, cà đắng, rượu cần, măng le, rau dớn thịt chuột đồng, thịt nhím, lá mì, măng khô, Dế chiên Kon Tum, Cá gỏi kiến vàng, Gà nướng, Cá tầm, Các món nướng trong ống lô ô, Heo rẫy nướng, Cơm lam....

Hình ảnh về Kroong, Kon Tum, Kon Tum

Hình ảnh Kroong, Kon Tum, Kon Tum
Cây cao su xã Kroong tp Kon Tum- Kon Tum- Việt Nam
Hình ảnh Kroong, Kon Tum, Kon Tum
Nghề đãi vàng ở xã Kroong tp Kon Tum- Kon Tum- Việt Nam
Hình ảnh Kroong, Kon Tum, Kon Tum
Kroong Pô kô xã Kroong tp Kon Tum- Kon Tum- Việt Nam

Dự án bất động sản tại Xã Kroong, Kon Tum - Kon Tum

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Kroong, Kon Tum - Kon Tum

Xã Kroong gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Kroong

Ghi chú về Kroong

Thông tin về Xã Kroong, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Kroong, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Kroong, Kon Tum, Kon Tum