Tỉnh thành VN > Nghệ An > Huyện Nghĩa Đàn

Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An

Thông tin tổng quan về Nghĩa Đàn, Nghệ An

Nghĩa Đàn là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.
Diện tích: 61.775,35 ha
Dân số: 131.134 người
Huyện Nghĩa Đàn Gồm thị trấn Nghĩa Đàn và 24 xã: Nghĩa An, Nghĩa Bình, Nghĩa Đức, Nghĩa Hội, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hồng, Nghĩa Lạc, Nghĩa Khánh, Nghĩa Liên, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lộc, Nghĩa Minh, Nghĩa Long, Nghĩa Lợi, Nghĩa Mai, Nghĩa Phú, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thắng, Nghĩa Tân, Nghĩa Thọ, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Yên, Nghĩa Trung.

Sdt quan trọng

Bưu điện Nghĩa Đàn: (0238) 3881288
UBND Nghĩa Đàn: +84 38 3904 999
BVDK Nghĩa Đàn: (0211)3832256.
Khách sạn Giao Tế:(0238) 388 1374
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Vinh: (84-38) 3853426
Taxi Vinh: 038.3.84.84.84

Địa hình thời tiết

Nghĩa Đàn nằm phía bắc của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh chừng 95 km. Vị trí địa lý của huyện nằm trên tọa độ từ 19013'-19033' vĩ độ Bắc và 105018'-105035' kinh độ Đông, phía Bắc Nghĩa Đàn giáp với tỉnh Thanh Hoá, phía Nam Nghĩa Đàn giáp với huyện Tân Kỳ, phía Đông Nghĩa Đàn giáp với huyện Quỳnh Lưu, phía Tây Nghĩa Đàn giáp với huyện Quỳ Hợp.
Huyện Nghĩa Đàn nằm trong vùng sinh thái phía Bắc tỉnh, cách thành phố Vinh 95 km về phía Tây Bắc. Nghĩa Đàn có vị trí kinh tế-chính trị-an ninh-quốc phòng quan trọng, được coi là trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội của cụm 4 huyện vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An.
Nghĩa Đàn là một huyện có điều kiện địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du miền núi trong tỉnh. Đồi núi không quá cao, chủ yếu là thấp và thoải dần, bao quanh huyện từ phía Tây sang phía Bắc, Đông và Đông Nam là những dãy núi tương đối cao. Một số đỉnh có độ cao từ 300 đến 400 m như: Dãy Chuột Bạch, dãy Cột Cờ, dãy Bồ Bố, ...
Khu vực phía Tây Nam và phần lớn các xã trong huyện là đồi thoải. Xen kẽ giữa các đồi núi thoải là những thung lũng có độ cao trung bình từ 50-70m so với mực nước biển.
Địa hình toàn huyện được phân bố như sau:
- Diện tích đồi núi thoải chiếm 65%-Đồng bằng thung lũng chiếm 8%-Đồi núi cao chiếm 27%.
Ngoài ra, do đặc điểm kiến tạo của địa hình, Nghĩa Đàn còn có những vùng đất tương đối bằng phẳng, có quy mô diện tích lớn, đồi núi thấp thoải là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông - lâm nghiệp phong phú.
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23 độ C, cao nhất là 41,6 độ C, thấp nhất xuống tới 2 độ C.
-Lượng mưa trung bình năm là 1.591,7 mm, phân bố không đồng đều trong năm. Mưa tập trung vào các tháng 8,9 và 10 gây úng lụt ở các vùng thấp dọc sông Hiếu. Mùa khô lượng mưa không đáng kể do đó hạn hán kéo dài, có năm tới 2 đến 3 tháng.
-Rét: Trong vụ Đông Xuân, song hành với hạn là rét, số ngày có nhiệt độ dưới 15 độ C là trên 30 ngày, ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và các hoạt động sản xuất.
Ngoài ra gió Lào, bão, lốc, sương muối cũng gây tác hại không nhỏ cho nhiều loại cây trồng hàng năm của huyện.

Lịch sử

Huyện Nghĩa Đàn là một trong những "cái nôi" của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ Làng Vạc, những chiếc trống đồng biểu tượng rực rỡ của nền văn hoá Đông Sơn từ thuở các Vua Hùng dựng nước. Từ năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), tổ chức hành chính Nghệ An được sắp xếp lại và lập thêm một số huyện. Phủ Quỳ Châu vốn trước có 2 huyện là Trung Sơn (Quế Phong) và Thuý Vân được chia ra và lập thêm một huyện mới: huyện Nghĩa Đường. Đến năm 1885, vua Đồng Khánh lên ngôi đã cho đổi tên huyện Nghĩa Đường thành Nghĩa Đàn (vì kỵ huý). Tên gọi Nghĩa Đàn có từ đó.
Khi thực dân Pháp thực thi Chính sách khai thác thuộc địa, người dân Nghĩa Đàn phải trực tiếp gánh chịu hậu quả nặng nề.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, tạo ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử của dân tộc.Tháng 10/1930, tại hang Rú Ấm, xã Thọ Lộc (nay thuộc xã Nghĩa Đức), chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Nghĩa Đàn đã ra đời, dẫn đường, soi rọi và thôi thúc phong trào yêu nước của nhân dân các dân tộc Nghĩa Đàn.
Chi bộ và sau này là Đảng bộ (được thành lập tháng 4/1931) đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong cao trào cách mạng rộng lớn của cả tỉnh, của toàn quốc - cao trào cách mạng 1930-1931; Lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống bọn chủ đồn điền cướp đất những năm 1932-1935 và những năm 1936-1940. Thực hiện Lệnh Tổng khởi nghĩa của Mặt trận Việt Minh ngày 22/8/1945,dưới sự lãnh đạo, tổ chức của Uỷ ban khởi nghĩa huyện, hàng ngàn quần chúng đã giương cao cờ, hô vang khẩu hiệu cách mạng, rầm rộ kéo về huyện lỵ, bắt giữ tri huyện, thu giữ ấn tín và tuyên bố thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời và Uỷ ban Mặt trận Việt Minh huyện, giành chính quyền về tay nhân dân. Từ đây, nhân dân được tự do, lịch sử Nghĩa Đàn bước sang một trang mới, trang sử của nền độc lập, tự do.
Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, cùng với cả nước, Nghĩa Đàn bước vào công cuộc "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc". Đảng bộ Nghĩa Đàn đã nhanh chóng trưởng thành, lãnh đạo nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, đóng góp nhiều sức người, sức của cho kháng chiến và xây dựng Nghĩa Đàn xứng đáng là vùng căn cứ địa cách mạng vững chắc.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cả miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, là hậu phương lớn cùng tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ. Cán bộ, đảng viên Nghĩa Đàn đã làm nòng cốt trong mọi phong trào sản xuất.
Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 52- CP cắt 10 xã của huyện Nghĩa Đàn để thành lập huyện Tân Kỳ và 3 xã cho huyện Quỳ Hợp. Sau khi chia tách, huyện Nghĩa Đàn mới gồm thị trấn Thái Hòa và 23 xã. Đến năm 1995, thực hiện Nghị định 83/CP ngày 25/11/1995 của Chính phủ, giải thể các thị trấn Nông trường Đông Hiếu, Cờ Đỏ, 1-5,19-5 và Tây Hiếu, Nghĩa Đàn có thêm 8 xã mới ra đời từ 5 thị trấn nông trường quốc doanh, đó là: Đông Hiếu, Nghĩa Hồng, Nghĩa Sơn, Nghĩa Bình, Nghĩa Phú, Tây Hiếu, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Tân, đưa Nghĩa Đàn trở thành huyện có 32 xã, thị trấn.
Sự phát triển trên các lĩnh vực trong những năm đổi mới đã là nhân tố có tính quyết định để hình thành và ra đời một đô thị mới- thị xã Thái Hoà. Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà, gồm Thị trấn Thái Hoà và 7 xã vùng trung tâm. Năm 2012 thành lập thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn hiện nay có 24 xã và 1 thị trấn.
Huyện đoàn kết nỗ lực và quyết tâm phấn đấu xây dựng Nghĩa Đàn sớm trở thành một trung tâm phát triển mới của vùng Tây Bắc Nghệ An.
Trong những năm qua, toàn huyện đã tập trung khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của địa phương, thu hút tốt ngoại lực và các dự án phát triển. Tạo bước đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là vùng trung tâm huyện lỵ. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chung tay xây dựng nông thôn mới, tạo sự khởi sắc cho mỗi bản, làng, thôn, xóm. Văn hoá, xã hội có bước phát triển tích cực. Quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Dự án chăn nuôi bò sữa quy mô tập trung, ứng dụng công nghệ cao; Nhà máy sản xuất sữa tươi sạch TH Truemilk; Nhà máy gỗ...đã và đang góp phần thay đổi một phương thức làm ăn mới, tạo nên một diện mạo mới của Nghĩa Đàn hiện tại và tương lai. Năm 2013 huyện được, Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Dây cũng là động lực để Đảng bộ và Nhân dân toàn huyện tiếp tục thi đua viết tiếp trang sử truyền thống của những người con trên quê hương Bác Hồ kính yêu.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên Đất
Đất đai Nghĩa Đàn rất tốt, màu mỡ dễ bị xói mòn về mùa mưa, khô hạn về mùa nắng. Trước khi chia tách, trong tổng diện tích trên 75.268 ha đất tự nhiên, Nghĩa Đàn có khoảng 13.000 ha đất đỏ bazan, loại đất rất thích hợp đối với việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả đặc sản, như cao su, cà phê, trẩu, chè, cam, chanh, dứa, mít. Huyện còn có 20.000 ha đất dốc tụ, 1.000 ha đất phù sa, 6.000ha đất đen, và 2.500 ha đất lúa nước có thể trồng các cây lương thực cho năng suất cao và phát triển chăn nuôi. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn còn lại 61.754 ha ha diện tích tự nhiên, 802,42 ha đất lúa nước, diện tích đất cho hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện là 111,89 ha.
Đất lâm nghiệp của Nghĩa Đàn có trên 50.000 ha, chiếm hơn hai phần ba diện tích toàn huyện, trong đó có 27.000 ha đất rừng, 13.000 ha có thể trồng cây gây rừng và 10.000 ha có độ dốc dưới 150, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò, dê, hươu...Tài nguyên rừng của Nghĩa Đàn phong phú và có trữ lượng lớn. Cây rừng có 12 họ và gần 150 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng gỗ ở rừng Nghĩa Đàn bình quân có 73 mét khối trên mỗi ha. Vùng rừng già phía Tây Bắc giáp với Thanh Hoá có đủ các loại gỗ quý như lát, gụ, lim, sến, kiền kiền, chò chỉ, dổi, de, vàng tâm… 20% diện tích rừng là nơi phát triển của tre, nứa, mét, giang, mây… Nhiều vùng có sa nhân, nấm hương, mộc nhĩ và các loại cây làm thuốc, cây hương liệu quý hiếm. Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, hươu, nai, khỉ, lợn rừng… Rừng Nghĩa Đàn cũng là nơi cư trú, sinh trưởng của rất nhiều loại chim muông và các loài bò sát, như công, hoạ mi, cò, vạc, trăn hoa, rắn hổ mang…
Tài nguyên nước
Huyện có nguồn nước phong phú với con Sông Hiếu bắt nguồn từ vùng biên giới Việt-Lào, chảy qua các huyện Quế Phong, Quỳ Châu rồi xuyên qua giữa Nghĩa Đàn. Ngoài sông Hiếu, Nghĩa Đàn còn có hàng trăm cây số khe, suối, sông nhỏ do 7 phụ lưu chính của sông Hiếu (Sông Sào, khe Dền, khe Đổ, khe Cung, khe Ang, khe Đá, khe Cái) tạo nên. Sông Hiếu và các khe, suối này đã hợp thành mạng lưới song-suối dẫn nước đến các vùng trong huyện.
Tài nguyên khoáng sản
Lòng đất Nghĩa Đàn chứa đựng nhiều loại khoáng sản quý, như thiếc, vàng, than đá. Ở đây còn có nhiều núi đá vôi, đá xốp, nhiều hang động rất có giá trị về kinh tế và quốc phòng.

Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyên lên năm 2010 là 11,27% tổng giá trị sản xuất năm 2010 là 782 tỷNăm 2010, nông lâm ngư nghiệp đạt 439.878 triệu đồng (tăng 7,66%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 201.442 triệu đồng (tăng 33,13% so với……thương mại-dịch vụ đạt 141.421 triệu đồng. Nghĩa Đàn là huyện đầu tiên trong tỉnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Nhiều công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Tính từ thời điểm chia tách đến đầu tháng 4/2011 tổng mức đầu tư các dự án là 707 tỷ 166 triệu đồng. Tập trung đẩy nhanh tiến độ khởi công, xây dựng các tuyến đường giao thông lớn như: Đường Đông Hồi-Nghĩa Đàn-Thái Hoà, đường HCM nối quốc lộ 48, đường Trung-Bình–Lâm, đường cứu hộ cứu nạn, Trung tâm Y tế huyện, Nghĩa trang liệt sỹ huyện… và nhiều dự án đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt, hạ tầng khu trung tâm hành chính huyện đang được khẩn trương xây dựng khang trang, đẹp đẽ, được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2011.

Văn hóa du lịch

Điểm tham quan tiêu biểu: Di tích-danh thắng: làng Vạc, du lịch hồ Sông Sào, cánh đồng hoa hướng dương
Lễ hội chính: lễ hội Làng Vạc, thị xã Nghĩa Hoà, tổ chức từ 7 đến 9/2 âm lịch
Đặc sản
Cam Vinh, Cháo lươn Vinh, Chả rươi, Nộm chợ Vinh, Nước chè xanh, Kẹo Cu Đơ, Măng chua Anh Sơn, Chè Hùng Sơn, món lạp cá, tiết canh ong, bánh đa vừng Đô Lương, Ốc xào, Bánh cuốn nóng, cá mòi sông Lam, Đặc sản ''ruốc'' rươi ở Hưng Nguyên, Ốc xào, Rượu nếp Hưng Tân, Cà pháo, và món ăn được chế biến bằng nguồn sản vật của địa phương như: cá mát, cá lăng, lợn đen, nặm nhọoc, gà đen, bò giàng, pìa; các loại rau quả như: xoài, cà ngọt, khoai sọ, măng đắng, bí xanh, bí đỏ, đào, mận, các loại rau rừng mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng, Vùng núi Đại Huệ, Thiên Nhẫn có sản phẩm chè xanh thơm ngon, Giò Me Nam Đàn, Cam xã Đoài, Mật mía Nghĩa Đàn.. ...

Hình ảnh về Nghĩa Đàn, Nghệ An

Hình ảnh Nghĩa Đàn, Nghệ An
Cánh đồng hoa hướng dương- Nghĩa Đàn- Nghệ An
Hình ảnh Nghĩa Đàn, Nghệ An
Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc- Nghĩa Đàn- Nghệ An
Hình ảnh Nghĩa Đàn, Nghệ An
Mật mía Nghĩa Đàn- Nghệ An

Dự án bất động sản tại Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

Huyện Nghĩa Đàn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Nghĩa Đàn

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Nghĩa ĐànNghệ An

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt 1-5Nghĩa Bình, Nghĩa Đàn
2THPTThpt Cờ ĐỏNghĩa Hồng, Nghĩa Đàn
3THPTThpt Dl Sông HiếuThị Trấn Thái Hoà, Nghĩa Đàn
4THPTThpt Đông HiếuNghĩa Thuận, Nghĩa Đàn
5THPTThpt Tây HiếuTây Hiếu, Nghĩa đàn
6THPTThpt Thái HoàThị Trấn Thái Hoà, Nghĩa Đàn
7THPTTt GDTX Nghĩa ĐànNghĩa Quang, Nghĩa Đàn

Chi nhánh / cây ATM tại Nghĩa Đàn, Nghệ An

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Nghĩa BìnhXã Nghĩa Bình, Nghĩa Đàn, Nghệ An
2AgribankChi nhánh Nghĩa ĐànKhối Tân Minh, Thị Trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Đàn, Nghệ An
3AgribankPhòng giao dịch Nghĩa HiếuXóm Lê Lợi, Xã Nghĩa Hiếu, Nghĩa Đàn, Nghệ An
4AgribankPhòng giao dịch Nghĩa MinhXóm Hồng Trường, Xã Nghĩa Minh, Nghĩa Đàn, Nghệ An
5BIDVPhòng giao dịch Nghĩa ĐànKhối Tân Minh - Nghĩa Đàn- Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An
6BacABankPhòng giao dịch Nghĩa ĐànXã Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn, Nghệ An
7LienVietPostBankPhòng giao dịch Nghĩa ĐànKhối Tân Hiếu, thị trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Đàn, Nghệ An

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankKhối Tân Hồng - Nghĩa ĐànKhối Tân Hồng, Thị trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Đàn, Nghệ An
2AgribankKhối Tân Minh - Nghĩa ĐànKhối Tân Minh, Thị trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Đàn, Nghệ An
3BIDVKhối Tây Hồ 1, Phường Quang TiếnKhối Tây Hồ 1, Phường Quang Tiến, Thị trấn Thái Hòa, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An
4BacABankNông trường 19/5, Nghĩa ĐànNông trường 19/5, Nghĩa Đàn, Nghệ An
5BIDVPGD - Nghĩa ĐànTT Nghĩa Đàn- Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An
6BIDVSiêu thị Hồng XuânKhối Kim Tân, Phường Hòa Hiếu, Thị trấn Thái Hòa, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An
7PGBankSiêu Thị Hồng XuânKhối Kim Tân, TT Thái Hòa, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An
8AgribankXã Nghĩ BìnhXã Nghĩ Bình, Nghĩa Đàn, Nghệ An

Ghi chú về Nghĩa Đàn

Thông tin về Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nghĩa Đàn, Nghệ An