Tỉnh thành VN > Nghệ An > Huyện Tương Dương

Huyện Tương Dương, Tỉnh Nghệ An

Thông tin tổng quan về Tương Dương, Nghệ An

Huyện Tương Dương là một huyện miền núi Tây Nghệ An.
Diện tích: 2.811,92 km²
Dân số: 68.441 (2009)
Huyện Tương Dương có Thị trấn Hòa Bình và các xã: Tam Đình, Tam Quang, Tam Hợp, Tam Thái, Lưu Kiền, Thạch Giám, Lượng Minh, Xá Lượng, Yên Hòa, Nhôn Mai, Hữu Khuông, Yên Na, Mai Sơn, Yên Tĩnh, Yên Thắng, Nga My, Xiêng My.

Sdt quan trọng

Bưu điện Tương Dương: (0238) 3874101
UBND Tương Dương: 0383 874 121
BVDK Tương Dương: 0383874129
Khách sạn Trường Sơn: 038 3882 457 ‎
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Vinh: (84-38) 3853426
Taxi Vinh: 038.3.84.84.84

Địa hình thời tiết

Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Huyện cách tp Vinh gần 200 km và cửa khẩu Nặm Cắn 90 km, là huyện co diện tích tự nhiên rộng nhất trong các huyện nghệ an va Việt Nam. Huyện có 2 mặt khác nhau giáp lào có quốc lộ 7A đi qua. Phía Tây Tương Dương giáp với huyện Kỳ Sơn, phía Bắc và phía Nam Tương Dương giáp với nước Lào; phía Đông Bắc Tương Dương giáp với huyện Quế Phong, phía Đông Tương Dương giáp với huyện huyện Quỳ Châu, phía Đông Nam Tương Dương giáp với huyện Con Cuông.
Huyện có diện tích tự nhiên là 281.129,37 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 901,09 ha còn lại là đất lâm nghiệp và các loại đất khác. Huyện có địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú.
Tương Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu Tây Nam Nghệ An, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt.
Lượng mưa bình quân Tương Dương đạt: 1.450 mm, song lại phân bố không đều theo không gian và thời gian.
Huyện chịu ảnh hưởng một phần gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô, nóng ở một số vùng trong huyện.

Lịch sử

Vùng đất huyện Tương Dương cùng với huyện Kỳ Sơn ở phía tây xưa kia là lãnh thổ của Vương quốc Bồn Man (vương quốc này nằm trải dài phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, một phần Sơn La ngày nay của Việt Nam và tỉnh Hua Phan của Lào ngày nay. Vương quốc này chính thúc bị sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông (1479) và được mang tên Trấn Ninh).
Huyện Tương Dương thời Hậu Lê thuộc phủ Trà Lân, xứ Nghệ An.
Sau Cách mạng tháng 8, tách làm huyện Tương Dương.
Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 65-CP ngày 17/5/1961, chia huyện Tương Dương thuộc thành 2 huyện lấy tên là huyện Tương Dương và huyện Kỳ Sơn. Huyện Tương Dương gồm 9 xã: Yên Na, Hữu Khuông, Bình Nga, Tam Quang, Kim Đa, Xá Lượng, Thạch Giám,Luân Mai, Chiêu Lưu. Huyện Tương Dương mới này gồm toàn bộ huyện Hội Nguyên cũ, 2 tổng của huyện Vĩnh Hòa là tổng Huyền Lãng và tổng Thanh Nhuế, một tổng của huyện Kỳ Sơn cũ là tổng Hữu Khuông.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 125-NV ngày 5/7/1963 chia xã Yên Na thành 3 xã: Yên Tĩnh, Yên Na, Yên Hòa, chia xã Bình Nga thành 2 xã: Nga My và Bình Chuẩn, xã Bình Chuẩn sáp nhập vào huyện Con Cuông.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 143-NV ngày 17/4/1965 chia xã Thạch Giám thành 2 xã Thạch Giám và Tam Thái; chia xã Xá Lượng thành 2 xã Xá Lượng và Lượng Minh; chia xã Kim Đa thành 2 xã Kim Đa và Kim Tiến; chia xã Hữu Khuông thành 2 xã Hữu Khuông và Hữu Dương; chia xã Yên Hòa thành 2 xã Yên Hòa và Yên Thắng; chia xã Chiêu Lưu thành 2 xã Lưu Kiền và Chiêu Lưu; chia xã Tam Quang thành 2 xã Tam Đình và Tam Quang.
Sáp nhập xã Chiêu Lưu của huyện Tương Dương vào huyện Kỳ Sơn ngày 26/3/1977.
Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 139-HĐBT ngày 13/11/1986 chia xã Luân Mai thành 3 xã Mai Sơn, Luân Mai và Nhôn Mai; chia xã Tam Thái thành 2 xã Tam Hợp và Tam Thái.
Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 92-HĐBT, ngày 22/7/1989, thành lập thị trấn Hòa Bình-thị trấn huyện lị huyện Tương Dương. Thời điểm này huyện Tương Dương gồm 20 xã và 1 thị trấn.
Xã Nga My được chia thành 2 xã Nga My và Xiêng My tháng 4/2007.
Chính phủ ban hành Nghị định 07/NĐ-CP ngày 9/2/2009, giải thể các xã: Kim Tiến, Kim Đa, Hữu Dương, Luân Mai. Huyện Tương Dương gồm 17 xã và 1 thị trấn.

Kinh tế-Giao thông

Tương Dương là một trong 3 huyện nghèo của Nghệ An.
Về sản xuất nông nghiệp: Cây lúa, tổng diện tích đã gieo cấy 6.085,3 ha/KH 6.305 ha, đạt 96,5% KH, bằng 97,8% so với cùng kỳ. Trong đó: Vụ Xuân:(Lúa ruộng) 582/670 ha, năng suất 48,5 tạ/ha, Sản lượng 2.2822,7 tấn; Vụ mùa: Tổng diện tích gieo trồng 5.503,5 ha(Trong đó: Diện tích ruộng: 628,2 ha, Lúa rãy: 4.875,3 ha).
Diện tích ruộng Lúa nước bị bỏ hoang 88 ha, do 2 nguyên nhân chính: Thiếu nước tưới do kênh mương bị hỏng bởi lụt bão năm 2011 (như Bản Na Kha, xã Mai Sơn; bản Coọc xã Yên Hòa; bản Nhôn Mai và Na Hỷ, xã Nhôn Mai; bản Pột, xã Nga My; bản Na Pu, xã Yên Na) và một số diện tích do đào vàng không sản xuất được (như: Bản Hào, bản Xiềng líp, xã Yên Hòa; Bản Chà Lúm, bản Huồi Pai, xã Yên Tĩnh).
Cây Ngô, tổng diện tích gieo trồng vụ Đông-Xuân 3.553,4 ha/KH 2.800 ha, đạt 141% KH, tăng 42,7% so với cùng kỳ. Trong đó: Vụ Xuân 1.438 ha, năng suất đạt 23,1 tạ/ha, sản lượng đạt 3.321,78 tấn; Vụ Mùa đã gieo trồng được 2.115,4 ha (Ngô lai 1.975,5 ha, Ngô địa phương: 139.9 ha).
Cây Lạc, tổng diện tích đã gieo 83,7 ha/128 ha, đạt 65,4% KH, bằng 94% so với cùng kỳ. Trong đó: Vụ Xuân 50 ha, năng suất 12 tạ/ha, sản lượng 60 tấn; Vụ Mùa 33,7 ha.; Cây rau các loại: Tổng diện tích đã gieo trồng 391,6 ha/ 370 ha, đạt 105,7%, tăng 24,2% so với cùng kỳ; trong đó: Vụ Xuân 280 ha, vụ Mùa 111,6 ha; Cây Sắn: Trồng được 950 ha/KH 1.000 ha, đạt 95% KH, tăng 3,3% so với cùng kỳ; Đậu các loại 95,4 ha/90 ha, đạt 106% KH, tăng 44,5% so với cùng kỳ, năng suất 4,7 tạ/ha. Cây công nghiệp ngắn ngày gieo trồng được 39 ha, tăng 18,2% so với cùng kỳ (Cây Bông 12 ha, cây Mía 27 ha).
Về Chăn nuôi: Tổng đàn Trâu, Bò 41.650 con. Tổng đàn Lợn 27.800 con, Tổng đàn gia cầm 268.000 con.
Về sản xuất Lâm nghiệp: Kết quả thực hiện trồng rừng (đến 15/9/2012) 1.420,26 ha/1.700 ha, đạt 83,5%. Trong đó:Trồng rừng tập trung 242,4 ha/518 ha, đạt 46,7% Trồng rừng phân tán: 1.151,36 ha/1.182 ha,Trồng rừng phòng hộ 26,5 ha/50 ha, đạt 53%
Về sản xuất thủy sản: Toàn huyện có 29 lồng cá, diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản 5.774,5 ha. Trong đó: Diện tích ao hồ tự tạo 48,2 ha; diện tích sông suối tự nhiên 1.026,55 ha; Diện tích lòng hồ thủy điện bản Vẽ 4.700 ha. Tổng sản lượng đánh bắt 162 tấn.
Tương Dương nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An có Quốc lộ 7A chạy ngang qua huyện. Đây là tuyến giao thông huyết mạch. Ngoài ra, sông Lam cũng là một tuyến giao thông trọng yếu. Một số xã vùng sâu thì đi lại chỉ bằng đường sông. Hiện nay, tỉnh lộ 487 nối liền quốc lộ 7A và quốc lộ 48 đã rút ngắn hành trình đi sang các huyện vùng Tây Bắc Nghệ An

Văn hóa du lịch

Di tích, danh thắng: Vườn quốc gia Pù Mát, bản làng dân tộc Thái cổ, thủy điện Bản Vẽ, Đền Vạn-Cửa Rào, Festival cồng chiêng Tây Nguyên...
Làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm.
Đặc sản
Cam Vinh, Chả rươi, Cháo lươn Vinh, Nước chè xanh, Nộm chợ Vinh, Măng chua Anh Sơn, Kẹo Cu Đơ, tiết canh ong, Ốc xào, Chè Hùng Sơn, món lạp cá, cá mòi sông Lam, bánh đa vừng Đô Lương, Bánh cuốn nóng, Đặc sản ''ruốc'' rươi ở Hưng Nguyên, Rượu nếp Hưng Tân, Cà pháo, Ốc xào, và món ăn được chế biến bằng nguồn sản vật của địa phương như: cá lăng, lợn đen, cá mát, gà đen, bò giàng, nặm nhọoc, pìa; các loại rau quả như: xoài, cà ngọt, măng đắng, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ, mận, đào, Vùng núi Đại Huệ, Thiên Nhẫn có sản phẩm chè xanh thơm ngon, Giò Me Nam Đàn, Cam xã Đoài, Mật mía Nghĩa Đàn, lợn nít, vịt bầu, cá lăng, cá mát, cá chạch, gà ác, Dưa nại, măng đắng, nếp cẩm, chanh le, khoai sọ, Chè đâm, Hó Moọc và canh môn, Chè Dung, Khô Cá Đù, bán chưng chấm cá kho, Nhút Thanh Chương, cá sông Giăng, khoai La Mạc, măng chợ Chùa, mít ngọt, mui bùi, Xoài Tương Đương, Thịt bò giằng, thịt lợn giằng, lạp sưởn ...

Hình ảnh về Tương Dương, Nghệ An

Hình ảnh Tương Dương, Nghệ An
Rừng Săng Lẻ- Tương Đương- Nghệ An
Hình ảnh Tương Dương, Nghệ An
Vườn quốc gia Pù Mát- Tương Đương- Nghệ An
Hình ảnh Tương Dương, Nghệ An
Thịt bò giằng- Tương Đương- Nghệ An

Dự án bất động sản tại Huyện Tương Dương, Nghệ An

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Tương Dương, Nghệ An

Huyện Tương Dương có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Tương Dương có 17 xã, 2 thị trấn và 0 phường trực thuộc:

Phường xã trực thuộc Huyện Tương Dương, Tỉnh Nghệ An


Đường phố trực thuộc Huyện Tương Dương, Tỉnh Nghệ An

    Bản đồ vị trí Tương Dương

    Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Tương DươngNghệ An

    STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
    1THPTThpt Tương Dương 1Thị Trấn Hoà Bình, Tương Dương
    2THPTThpt Tương Dương 2Tam Quang, Tương dương
    3THPTTt GDTX Tương DươngThị Trấn Hoà Bình, Tương Dương

    Chi nhánh / cây ATM tại Tương Dương, Nghệ An

    Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Tương Dương - Nghệ An

    STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
    1AgribankChi nhánh Tương DươngKhối Hòa Bắc, Thị Trấn Hòa Bình, Tương Dương, Nghệ An
    2LienVietPostBankPhòng giao dịch Tương DươngKhối Hòa Bắc, thị trấn Hòa Bình, Tương Dương, Nghệ An

    Cây ATM ngân hàng ở Huyện Tương Dương - Nghệ An

    STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
    1AgribankKhối Hòa Bắc - Hòa BìnhKhối Hòa Bắc, Thị trấn Hòa Bình, Tương Dương, Nghệ An
    2AgribankKhối Hòa Bắc, Thị trấn Hòa BìnhKhối Hòa Bắc, Thị trấn Hòa Bình, Tương Dương, Nghệ An

    Ghi chú về Tương Dương

    Thông tin về Huyện Tương Dương, Tỉnh Nghệ An liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
    Từ khóa tìm kiếm:
    Huyện Tương Dương, Tỉnh Nghệ An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tương Dương, Nghệ An