Tỉnh thành VN > Sóc Trăng > Huyện Mỹ Tú

Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng

Thông tin tổng quan về Mỹ Tú, Sóc Trăng

Mỹ Tú là huyện nằm ở phía tây tỉnh Sóc Trăng, phía bắc giáp huyện Kế Sách, phía tây là tỉnh Hậu Giang, phía nam là huyện Thạnh Trịhuyện Mỹ Xuyên, phía đông là thành phố Sóc Trănghuyện Long Phú.
Sau Nghị định 02/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Việt Nam về việc thành lập huyện Châu Thành từ một phần huyện Mỹ Tú (trên cơ sỏ tách 7 xã: Thuận Hòa, Hồ Đắc Kiện, An Ninh, An Hiệp, Phú Tân, Phú Tâm, Thiện Mỹthị trấn Châu Thành), huyện còn lại 36.815,56 ha diện tích tự nhiên và 111.647 người, có 09 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa và 8 xã.
Mỹ Tú là nơi gắn kết và sinh sống của nhiều dân tộc anh em, chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 75,54%, Hoa chiếm 1,59%, Khmer chiếm 22,87%. Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền văn hóa phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Mỹ Tú luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa và cách mạng. Cộng đồng các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn đễ vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng huyện Mỹ tú giàu, đẹp, văn minh.

Số điện thoại quan trọng

Thông tin điện tử huyện Mỹ Tú: 079 3871 032
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mỹ Tú: 079 3872 680

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: toàn huyện có 04 nhóm đất chính sau rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp:
- Nhóm đất phèn chiếm 35,21% diện tích toàn huyện, gồm nhóm đất phèn trung bình tập trung chủ yếu ở các xã Mỹ Hương, một phần ở xã Long Hưng, Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa và nhóm đất phèn nặng tập trung ở các xã Mỹ Phước, Mỹ Tú, một phần ở Xã Long Hưng. Loại đất này không cho giá trị sản xuất nông nghiệp cao, ngoại trừ các đất phèn có tầng phèn sâu, mặn nhẹ có khả năng sản xuất lúa 1-2 vụ trong mùa mưa (lúa Hè thu, lúa Mùa hoặc lúa Hè thu + lúa Mùa). Chủ yếu sử dụng cho việc trồng tràm và một số cây chịu phèn như khóm, mía,…
- Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 43,95% diện tích toàn huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Thuận Hưng, Phú Mỹ và Mỹ Hương. Đây là vùng đất chịu ảnh hưởng của kênh xáng Phụng Hiệp không có phèn, mặn nên được xếp vào loại phù sa ngọt và được phù sa trẻ bồi đắp.
- Nhóm đất giồng cát chiếm 0,44% diện tích toàn huyện, tập trung chủ yếu ở phía Đông Bắc của huyện như xã Mỹ Hương, Long Hưng, được cấu tạo bởi cát mịn thường có dạng vòng cung kéo dài chạy dọc theo các bờ biển hoặc sông. Đất giồng cát có thể nằm nổi lên mặt đất hoặc bị chôn vùi ở độ sâu nhất định.
- Nhóm đất nhân tác chiếm 12,44% diện tích toàn huyện tập trung chủ yếu ở phía Đông Bắc. Được hình thành trong quá trình canh tác của con người và sự tác động cơ giớ hóa, lên líp,…chủ yếu là thổ canh, thổ cư, đất vườn đã được lên líp, phân bố rộng khắp các xã trong huyện.
Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của huyện rất dồi dào, gồm hai nguồn chính: nước mặt và nước ngầm, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Nguồn nước mặt được lấy từ sông Hậu theo quản lộ Phụng Hiệp – Cà Mau vào các kênh 8 thước, 9 thước, Trà Cú, Quản lộ đi Nhu Gia,… đây là nguồn nước ngọt rất quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn toàn huyện. Nguồn nước ngầm được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện bằng giếng khoan, chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu của giếng khoan, thông thường là khoan sâu dưới 30m. Nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp, đời sống của nhân dân góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của toàn huyện. Nhờ hệ thống kênh mương chằng chịt với tổng chiều dài các tuyến kênh mương là 1.459,56 km, mật độ kênh là 2,68 km/km2, do đó tài nguyên thủy sản khá đa dạng và phong phú, đa số là các loại thủy sản nước ngọt, có một phần nhỏ thủy sản nước lợ như tôm sú được nuôi ở khu vực ngoài đê có lợi thế trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên phạm vị toàn huyện. Các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá mè vinh, cá rô phi, rô đồng, cá trê lai, tôm càng xanh, tôm sú, ba ba, rùa,….
Tài nguyên rừng: Rừng được trồng trên diện tích 1.050 ha, tập trung ở các lâm trường thuộc các phân trường Sóc Trăng, Mỹ Phước, Phú Lợi và rải rác ở Long Hưng, Hưng Phú, chủ yếu là trồng tràm, bạch đàn, xà cừ; ngoài giá trị kinh tế, còn có giá trị rất lớn trong công tác phòng hộ và bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của các loài sinh vật có giá trị như: ong, rùa, rắn và các loài cá, tôm, cua, nghêu, sò,…đặc biệt có mô hình trồng tràm kết hợp với nuôi ong cho hiệu quả kinh tế cao.

Kinh tế - Xã hội

Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ còn ở quy mô nhỏ. Xác định là huyện thuần nông có điểm xuất phát thấp, ngay từ đầu nhiệm kỳ (2010-2015), Đảng bộ huyện Mỹ Tú đã tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở khai thác những lợi thế, tiềm năng về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, nguồn lực lao động... Trong quá trình phát triển, huyện chú trọng mời gọi, tạo thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư hoạt động trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sản xuất nông nghiệp của huyện tuy đạt được những kết quả đáng kể, với tốc độ tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm, nhưng vẫn chưa tương xứng với những lợi thế, tiềm năng về nông, lâm, thủy sản của địa phương. Vì vậy, Mỹ Tú chọn khâu đột phá nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đến nay, huyện Mỹ Tú xây dựng được sáu cánh đồng mẫu lớn, với diện tích hơn 1.000 ha trồng chuyên canh lúa đặc sản với năng suất, chất lượng tăng hơn 10%. Trong đó, có 800 ha được ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Với phương thức này đã giúp nông dân giảm được chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận. Ngoài ra, Mỹ Tú còn hình thành được nhiều vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến, như: vùng lúa nguyên liệu 10.000 ha ở các xã Phú Mỹ, Thuận Hưng, Mỹ Thuận, Mỹ Hương; vùng mía nguyên liệu 2.000 ha ở xã Mỹ Phước, Mỹ Tú, Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Thuận; vùng trồng cây ăn quả ở xã Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Hương với diện tích gần 1.000 ha; vùng nuôi trồng thủy sản gần 500 ha ở xã Mỹ Thuận, Mỹ Tú... Huyện cũng xây dựng được nhiều vùng chăn nuôi tập trung với hàng chục trang trại công nghiệp, quy mô lớn, như nuôi bò sữa, lợn, gà, vịt. Nhờ áp dụng hiệu quả những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất mà năng suất các loại cây trồng, vật nuôi tăng cao so với năm 2010. Năm 2015, năng suất lúa bình quân đạt 62,24 tạ/ha, tăng 9,48%; tổng sản lượng lúa 350.614 tấn, trong đó lúa chất lượng cao chiếm khoảng 11%, đạt 140,25% so Nghị quyết đề ra. Kết quả này đã góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, tăng từ 60 triệu đồng/ha năm 2010 lên 110 triệu đồng/ha năm 2015, đạt 157,14% chỉ tiêu Nghị quyết. Đối với thủy sản, Mỹ Tú đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, phát triển các đối tượng nuôi chủ lực có giá trị kinh tế cao. Năm 2014, toàn huyện có 2.315 ha diện tích nuôi trồng thủy sản với tổng sản lượng đạt 3.400 tấn, trong đó tôm nuôi đạt hơn 135 tấn. Tổng đàn bò, lợn, gia cầm đều đạt và vượt kế hoạch; riêng đàn bò phát triển khá nhanh với 3.481 con, trong đó bò sữa chiếm 2.032 con, hằng năm cung ứng hơn 4.500 tấn sữa cho thị trường.
Năm năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Mỹ Tú cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt ở mức khá cao, như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 12,3%. Thu nhập bình quân đầu người tính đến cuối năm 2015 ước đạt 1.306 USD, tăng gấp hơn hai lần so với năm 2010. Thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao từ 10 đến 15%; chi ngân sách bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Huyện đã đầu tư và huy động toàn xã hội đóng góp 4.020 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phục vụ sản xuất và đời sống của người dân; các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng như: giao thông, trường học, trụ sở làm việc, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hóa... gắn với chỉnh trang đô thị được đầu tư xây dựng khang trang. Bên cạnh đó, huyện còn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Long Hưng, nâng cấp mở rộng trung tâm thương mại thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, chợ Mỹ Phước, Mỹ Hương... Từng bước hình thành các cụm trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị ở các xã, thị trấn. Xã Long Hưng được tỉnh công nhận đô thị loại V, sớm hơn một năm so với Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra.
Nhờ đó, mạng lưới kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn có bước phát triển tốt. Tổng số cơ sở thương mại - dịch vụ hiện có 3.935 đơn vị (tăng 1.500 cơ sở so đầu nhiệm kỳ). Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước thực hiện 3.080 tỷ đồng, đạt 102,67% Nghị quyết. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được duy trì. Năm 2015, có 22 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 46,8% tổng số trường trên địa bàn. Hoạt động khoa học - công nghệ có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được nâng lên. Mạng lưới y tế cơ sở được kiện toàn từ trạm y tế các xã, thị trấn đến tổ y tế ấp; tất cả các xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp, bảo đảm nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm.

Hình ảnh về Mỹ Tú, Sóc Trăng

Hình ảnh Mỹ Tú, Sóc Trăng
Rộn ràng lễ hội đua ghe ngo.
Hình ảnh Mỹ Tú, Sóc Trăng
Nông dân thăm cánh đồng mẫu lớn.
Hình ảnh Mỹ Tú, Sóc Trăng
Công nghiệp hóa

Dự án bất động sản tại Huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng

Huyện Mỹ Tú có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Mỹ Tú

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Mỹ TúSóc Trăng

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Huỳnh Hữu NghĩaThị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, huyện Mỹ Tú
2THPTThpt Mỹ HươngXã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú
3THPTTrung tâm Gdtx huyện Mỹ Túấp Giồng Chùa, xã An Hiệp, huyện Mỹ Tú

Chi nhánh / cây ATM tại Mỹ Tú, Sóc Trăng

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Mỹ Tú - Sóc Trăng

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Mỹ TúSố 9 Trần Phú, Ấp Cầu Đồn, Tt. Huỳnh Hữu Nghĩa, Mỹ Tú, Sóc Trăng
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Mỹ TúSố 10A, đường Trần Phú, ấp Cầu Đồn, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, huyện Mỹ Tú, Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng
3LienVietPostBankPhòng giao dịch Mỹ TúSố 153 Hùng Vương, ấp Cầu Đồn, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, Mỹ Tú, Sóc Trăng

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Mỹ Tú - Sóc Trăng

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankSố 9 Trần Phú - Cầu ĐồnSố 9 Trần Phú, Ấp Cầu Đồn, Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, Mỹ Tú, Sóc Trăng

Ghi chú về Mỹ Tú

Thông tin về Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mỹ Tú, Sóc Trăng