Tỉnh thành VN > Sơn La > Huyện Phù Yên

Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La

Thông tin tổng quan về Phù Yên, Sơn La

Phù Yên là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, nằm trên trục quốc lộ 37, cách Hà Nội 174 km, cách thành phố Sơn La 135 km. Phía tây giáp với huyện Bắc Yên, phía nam giáp với huyện Mộc Châu, phía đông nam giáp với huyện Đà Bắc (Hòa Bình), phía đông giáp huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), phía đông bắc giáp với huyện Tân Sơn (Phú Thọ), phía bắc giáp với huyện Văn Chấn (Yên Bái).
Trung tâm huyện Phù Yên là cánh đồng Mường Tấc (cánh đồng rộng thứ 3 ở Tây Bắc).
+ Tổng diện tích (ha): 123.655,00
+ Đất Nông nghiệp (ha): 6.496,20
+ Đất Lâm nghiệp (ha): 59.493,45
+ Đất chưa khai thác (ha): 40.497,40
Huyện Phù Yên có 27 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn là thị trấn Phù Yên và 26 xã (trong đó có 11 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ, là các xã: Nam Phong, Bắc Phong, Đá Đỏ, Sập Sa, Kim Bon, Suối Bau, Suối Tọ, Mường Thải, Mường Lang, Mường Do, Mường Bang).
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện Phù Yên là 21.984 hộ với 106.505 nhân khẩu, bao gồm chủ yếu 5 dân tộc anh em sinh sống là dân tộc Thái 29.696 người (chiếm 28,2%); Mông 9.783 người (chiếm 9,29%); Kinh 13.784 người (chiếm 13,09%); Dao 5.444 người (chiếm 5,17%); Mường 46.218 người (chiếm 43,89%). Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, đời sống còn du canh du cư.

Số điện thoại quan trọng

Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên: 022 3863 332
Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên: 022 3864 537

Lịch sử

Huyện Phù Yên vốn là huyện lâu đời nhất của tỉnh Sơn La. Giai đoạn 1955-1962 thuộc khu tự trị Thái - Mèo. Giai đoạn 1962-1975 thuộc tỉnh Nghĩa Lộ. Sau năm 1975, khu tự trị Tây Bắc bị giải thể, huyện Phù Yên chuyển từ tỉnh Nghĩa Lộ về tỉnh Sơn La quản lý.
Ngày 13 tháng 4 năm 1977, thành lập thị trấn Phù Yên - thị trấn huyện lị huyện Phù Yên và giải thể thị trấn Vạn Yên.
Ngày 16 tháng 1 năm 1979, chia xã Mường Lang thành hai xã lấy tên là xã Tân Lang và xã Mường Lang.

Kinh tế - Xã hội


Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nền kinh tế của huyện Phù Yên vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân từ 14-15%/năm; kinh tế - xã hội có bước chuyển biến sâu sắc, phát triển đi lên, năng động và hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc.
Chỉ tính riêng 3 năm trở lại đây, kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 16%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 39% xuống còn 33,5%, công nghiệp xây dựng tăng từ 25% lên 28%; thương mại dịch vụ tăng từ 36% lên 38,5%. Thu nhập bình quân đầu người đến hết năm 2013 ước trên 15 triệu đồng/người/năm. Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, diện tích cây lương thực năm 2013 đạt 21.633 ha, sản lượng ước đạt 77,54 nghìn tấn. Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tổng đàn đại gia súc đạt 107.000 con, đàn gia cầm 650.000 con, duy trì 600 đàn ong, 162 lồng bè cá. Quản lý bảo vệ tốt hơn 51.934 ha rừng hiện còn, trồng mới 300 ha rừng.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án đầu tư vào địa bàn. 5 năm gần đây, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 4.280 tỷ đồng; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, có điện thoại và điện lưới quốc gia. Đến nay, trên địa bàn huyện có 183 công trình thủy lợi, 2 hồ chứa, 68 công trình đập xây, 118 km kênh mương, đảm bảo tưới tiêu phuc vụ sản xuất; 26/26 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 293/303 bản có đường ô tô đến bản; hệ thống điện lưới, nước sinh hoạt đảm bảo phục vụ cho trên 89% dân số ở nông thôn được hưởng lợi. Thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng di chuyển lòng hồ Sông Đà theo Quyết định 1382/QĐ-TTg; Quyết định 1460/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục rà soát, sắp xếp nơi ở, địa bàn sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, ổn định dân cư lâu dài cho 203 hộ dân tại các điểm tái định cư. Bốn tiểu vùng kinh tế của huyện (gồm vùng trọng điểm lúa; vùng Mường; vùng cao và vùng hồ sông Đà) tiếp tục được đầu tư hợp lý theo hướng khai thác và phát huy lợi thế, gắn với chiến lược lâu dài, bước đầu đã đạt kết quả tích cực.
Văn hoá, giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, xoá đói giảm nghèo đều đạt được những thành tựu quan trọng, khá toàn diện. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục và 6 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; 10 xã đạt chuẩn y tế quốc gia. Các giá trị văn hoá được bảo tồn, phát triển; phong trào văn hoá, thể thao, xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư được duy trì, nâng lên. Đến nay, toàn huyện có 61% đơn vị được công nhận danh hiệu văn hóa; 66% gia đình văn hoá; 22% gia đình thể thao... Đào tạo nghề, dạy nghề ước 1,2 nghìn người/năm, giải quyết việc làm 2,5 nghìn người/năm; xoá nhà tạm 2.034 hộ; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 34,33% năm 2010 xuống còn 23,3% năm 2013. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng chính sách xã hội. Công tác đấu tranh phòng chống ma tuý được triển khai hiệu quả, toàn huyện có 92 đơn vị đạt và cơ bản đạt “4 không” về ma túy. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được duy trì, thế trận quốc phòng an ninh được củng cố; quan hệ đối ngoại được tăng cường.
Công tác xây dựng Đảng có bước tiến bộ rõ rệt trên các mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng có sự chuyển biến tích cực. Hàng năm, có trên 80% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, trên 99% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ.
Thực hiện các nhiệm vụ cấp bách giai đoạn 2010-2015, mà trọng tâm là lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế - xã hội của huyện tầm nhìn đến năm 2020. Đến nay, huyện đã tập trung làm tốt quy hoạch phát triển sản xuất hàng hóa tập trung như: lúa, tỏi chất lượng cao gắn với thương hiệu Phù Yên tại vùng trọng điểm lúa; quy hoạch phát triển cây chè cổ thụ, cây ăn quả có múi đặc sản tại các xã vùng Mường; phát triển nguồn lợi thủy sản tại các xã vùng hồ sông Đà và các hồ thủy lợi; quy hoạch phát triển khu dân cư gắn với quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc dân tộc...
Thời gian tới huyện Phù Yên tiếp tục tăng cường sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phấn đấu cơ cấu kinh tế chuyển mạnh theo hướng hàng hóa, mức tăng trưởng kinh tế bình quân đến 2015 đạt 15-16% năm; thu nhập bình quân đến 20 triệu đồng/người/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt trên 70.000 tấn/năm; tổng đàn gia súc 110.000 con, gia cầm 700.000 con. Tỷ lệ che phủ rừng năm đến 2015 đạt 45%.. Thu ngân sách địa phương trên 60 tỷ đồng; dự kiến tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 21%; có 10 trường, 15 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 90% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt và được xem truyền hình; 98% hộ gia đình, 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 100% bản, tiểu khu có đội văn nghệ, câu lạc bộ thể thao, 80% số bản có nhà văn hóa. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Coi trọng công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Làm tốt công tác tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân gắn với thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI về công tác xây dựng Đảng. Kiện toàn và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Duy trì sinh hoạt đảng, quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, đánh giá cán bộ theo quy định, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Quan tâm công tác xây dựng đảng và củng cố hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Phát huy vai trò quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở...

Hình ảnh về Phù Yên, Sơn La

Hình ảnh Phù Yên, Sơn La
Bức tranh sơn màu về sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
Hình ảnh Phù Yên, Sơn La
Những thửa ruộng tạo thành bức tranh ghép tuyệt đẹp.
Hình ảnh Phù Yên, Sơn La
Bức họa sơn thủy hữu tình.

Dự án bất động sản tại Huyện Phù Yên, Sơn La

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Phù Yên, Sơn La

Huyện Phù Yên có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Phù Yên

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Phù YênSơn La

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Gia PhùThị tứ Gia Phù huyện Phù Yên
2THPTThpt Phù YênThị Trấn -huyện Phù Yên
3THPTThpt Tân LangXã Tân Lang, huyện Phù Yên
4THPTTrung tâm Gdtx huyện Phù YênThị Trấn huyện Phù Yên

Chi nhánh / cây ATM tại Phù Yên, Sơn La

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Phù Yên - Sơn La

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Phù YênKhối 4 Thị Trấn Phù Yên, Phù Yên, Sơn La
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Phù YênKhối 5, thị trấn Phù Yên, Phù Yên, Sơn La
3AgribankPhòng giao dịch Gia PhùNgã Ba Gia Phù, Xã Gia Phù, Phù Yên, Sơn La
4BIDVPhòng giao dịch Phù YênKhối 2 - Phù Yên- Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Phù Yên - Sơn La

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1BIDVPGD Phù YênTiểu khu 1, Đô thị mới - Phù Yên- Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La

Ghi chú về Phù Yên

Thông tin về Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phù Yên, Sơn La