Tỉnh thành VN > Lai Châu > Huyện Mường Tè

Huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu

Thông tin tổng quan về Mường Tè, Lai Châu

Mường Tè là huyện cực tây của tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Diện tích: 2.679,34 km²
Dân số: 53.333 người (năm 2012)
Huyện Mường Tè gồm các xã Bum Tở, Mường Tè, Pa Ủ, Nậm Khao, Bum Nưa, Kan Hồ, Ka Lăng, Tà Tổng, Mù Cả, Pa Vệ Sử, Tá Bạ, Vàng San, Thu Lũmthị trấn Mường Tè.

Sdt quan trọng

UBND thị xã Lai Châu: 84 98 222 24 83
Bến xe thị xã Lai Châu: 0984.800.008-0912.13.12.15
BVĐK Mường Tè: +84 231 3881 158
Khách sạn Mường Thanh Lai Châu: +84 231 3790 555
TTTT và xúc tiến du lịch tỉnh Lai Châu: 0231.3794628

Địa hình

Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lai Châu, nằm trên biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc. Phía Bắc Mường Tè giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Tây và phía Nam huyện Mường Tè giáp với huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Phía Đông Mường Tè là huyện Sìn Hồ.
Địa hình Mường Tè có núi cao xen thung lũng, địa hình dốc, chia cắt mạnh. Nhiều đỉnh cao trên 2000m như: Phu Si Lùng 2658m, Phu Si Tùng 2421,2m, Nậm Nhé 2534m.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 °C-19 °C thấp hơn nhiệt độ trung bình của tỉnh Lai Châu (gần 23 °C) và vùng Tây Bắc (khoảng 21 °C-23,5 °C).

Lịch sử

Huyện Mường Tè sau năm 1954 có 17 xã: Bum Tở, Bum Nưa, Hua Bum, Chung Chải, Kan Hồ, Ka Lăng, Mường Nhé, Mù Cả, Mường Mô, Mường Toong, Mường Tè, Pa Ủ, Nậm Khao, Sín Thầu, Pa Vệ Sử, Tà Tổng, Thu Lũm.
Xã Bum Tở tháng 2/1987 chia thành 2 đơn vị hành chính lấy tên là xã Bum Tở và thị trấn Mường Tè.
Huyện Mường Tè trước khi chia tách tỉnh Lai Châu (cũ) thành 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên bao gồm thị trấn Mường Tè cùng 13 xã hiện nay trừ xã Nậm Hàngvà 4 xã cũ là: Mường Nhé, Mường Toong, Sín Thầu, Chung Chải. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 02/01/2004 quyết định chia tách tỉnh Lai Châu cũ, huyện Mường Tè trực thuộc tỉnh Lai Châu mới và có quy mô như hiện nay.
4 xã: Sín Thầu, Chung Chải, Mường Nhé, Mường Toong tháng 1/2002 chuyển sang trực thuộc huyện Mường Nhé
Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên tháng 11/2003 huyện Mường Tè thuộc tỉnh Lai Châu mới.
xã Nậm Hàng thuộc huyện Mường Lay tháng 1/2004 chuyển về huyện Mường Tè. Huyện Mường Tè gồm các xã Bum Tở, Bum Nưa, Mường Mô, Mù Cả, Mường Tè, Ka Lãng, Nậm Khao, Thu Lũm, Tà Tổng, Kan Hồ, Pa ủ, Hua Bun, Nậm HàngPa Vệ Sử, và thị trấn Mường Tè.
Chia tách xã Nậm Hàng thành xã Nậm Hàng (mới) và xã Nậm Manh tháng 4/2008.
Thành lập các xã Vàng San, Tá Bạ và thị trấn Nậm Nhùn tháng 10/2011 thuộc huyện Mường Tè.
Thành lập xã Nậm Chà của huyện Mường Tè tháng 11/2012. Thị trấn Nậm Nhùn và 5 xã:Mường Mô, Hua Bum, Nậm Hàng, Nậm Chà, Nậm Manh cùng năm này chuyển sang trực thuộc huyện Nậm Nhùn.

Kinh tế

Bên cạnh việc trồng rừng và khai thác gỗ, lâm sản, đất đai ở Mường Tè còn thích hợp trồng các loại cây ngũ cốc như lúa, ngô, lạc hoặc cây công nghiệp ngắn ngày như bông và chăn nuôi trâu, bò, ngựa. Giao thông ở Mường Tè còn khó khăn dù có đường liên tỉnh Lai Châu–Mường Tè chạy qua.
Thu nhập của người dân Mường Tè khoảng 4 triệu đồng/năm năm 2008.
Người Hà Nhì ở Mường Tè sống bằng nghề trồng lúa. Hà Nhì là một trong những dân tộc đã biết cách khai khẩn ruộng bậc thang và đào mương đắp đập lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm vườn cạnh nhà từ lâu đời.
Ngoài nghề trống lúa, người Hà Nhì rất coi trọng các nghề thủ công như đan lát, dệt vải. Đa số người Hà Nhì tự dệt vải để mặc. Trang phục của người Hà Nhì chủ đạo là màu đen, chỉ có mũ, khăn, 2 ống tay và nẹp áo phụ nữ có trang trí.
Người Hà Nhì có phong tục đặc biệt, mỗi cặp vợ chồng phải cưới 2 lần, khi làm ăn khấm khá và có đứa con đầu tiên, các cặp vợ chồng sẽ tổ chức cưới lần thứ 2.
Dù không có chữ viết riêng nhưng người Hà Nhì có nhiều truyện cổ, có cả truyện thơ dài. Nam nữ thanh niên có điệu múa riêng, khi tỏ tình thường dùng các loại khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Phụ nữ thích thổi am-ba, mét-du, tuy-húy hay nát-xi còn con trai gảy đàn La Khư. Người Hà Nhì ở nhà lằm bằng đất, tường trình rất dày và không có cửa sổ.
La Hủ (Xá Lá Vàng) là dân tộc chỉ có ở 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên nhưng hầu hết sống tập trung ở Mường Tè. Nam giới La Hủ rất giỏi đan lát các sản phẩm từ mây, tre. Dân tộc La Hủ lập bản trên sườn núi và con trai khi kết hôn phải đi ở rể. Nhà của người La Hủ làm bằng tre, mái lợp bằng lá chuối xanh. Đến khi mái nhà chuyển sang vàng, người dân sẽ chuyển đến nơi khác và dựng nhà mới nhưng hiện nay, họ đã bỏ tục tập cũ và định cư thành từng bản.

giao thông

Đường bộ có liên tỉnh lộ Lai Châu (Mường Lay)-Mường Tè chạy qua, nối thị trấn Mường Tè với thị xã Lai Châu cũ nay là thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên, qua huyện Sìn Hồ.

Văn hóa du lịch

So với các dân tộc khác, người Hà Nhì có nhiều loại bài hát nhất như: hát ru, thanh niên nam nữ hát đối, hát đám cưới, hát đám ma, hát mừng nhà mới, hát tiếp khách quí, hát trong ngày tết...
Trong một năm, người Hà Nhì có nhiều lễ hội như tết năm mới vào đầu tháng 10 âm lịch, Tết cơm mới, Tết mồng 5/5, rằm tháng 7, nhưng đặc biệt nhất là lễ Cấm bản, diễn ra vào tháng 2 âm lịch. Trong thời gian 5 ngày có 14 nghi lễ.
Từ thủ đô Hà Nội muốn lên Mường Tè phải đi cung đường Hà Nội-Thu Cúc–Ba Khe-Nghĩa Lộ-Mù Căng Chải-Than Uyên-thị xã Lai Châu-Sìn Hồ-Mường Tè.
Đường lên Mường Tè rất khó đi vì dốc cao, uốn lượn quanh co qua những dãy núi trùng điệp, có vô số ổ gà, ổ voi và những bãi bùn nhão nhoẹt, phương tiện di chuyển tốt nhất là các loại xe đặc chủng như xe Jeep, xe tải. Tránh lên Mường Tè vào mùa mưa vì nguy cơ sạt núi, lũ quét, sập cầu, lở đất, tắc đường luôn rình rập. Người bản địa có câu vè đúc kết kinh nghiệm khi lên Mường Tè như sau:
“Người nào không hiểu thì lên Tây Bắc
Người nào thắc mắc thì lên Mường Tè
Đi xuồng không được thì đi xe
Đi xe không được lại đi xuồng…”.
Đặc sản
Đặc sản xôi tím, Nộm rau dớn, Măng nộm Hoa Ban,Thịt treo gác bếp, Cá bống vùi gio, Rêu đá, lợn cắp nách, heo thui luộc, lam nhọ (thịt luộc nướng chín, ướp gia vị, nướng thêm lần nữa), thua nau (được làm bằng đậu nành, xay nhuyễn, để lên men xong ướp với gia vị), pa dính (cá nướng ướp gia vị của địa phương), gà luộc chấm chéo tắp, xôi trứng kiến và canh lá đắng, gạo nếp đen, măng khô rừng Mường Tè, Sâu chít rừng Mường Tè, hột chuối rừng, Cá bống suối, mật ong rừng, ....

Hình ảnh về Mường Tè, Lai Châu


ruộng Mường Tè- Lai Châu

Thịt trâu gác bếp Mường Tè- Lai Châu

Lễ Cấm Bản- Mường Tè- Lai Châu

Dự án bất động sản tại Huyện Mường Tè, Lai Châu

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Mường Tè, Lai Châu

Huyện Mường Tè có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Mường Tè có 13 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:

Phường xã trực thuộc Huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu


Đường phố trực thuộc Huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu

Vị trí Mường Tè

Các trường từ bậc THPT trở lên trên địa bàn

STT Loại Tên trường Địa chỉ
1 Trung học phổ thông THPT Dân tộc Nội trú Ka Lăng Xã Ka Lăng - Huyện Mường Tè - Tỉnh Lai Châu
2 Trung học phổ thông THPT Mường Tè Thị Trấn Mường Tè - Huyện Mường Tè - Tỉnh Lai Châu
3 Tương đương bậc PTTH Trung tâm GDTX Mường Tè Thị Trấn Mường Tè - Huyện Mường Tè - Tỉnh Lai Châu

Chi nhánh / cây ATM tại Mường Tè, Lai Châu

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Mường Tè - Lai Châu

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Mường TèKhu Phố 2, Thị Trấn Mường Tè, Mường Tè, Lai Châu
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Mường TèKhu phố 8, thị trấn Mường tè, Mường Tè, Lai Châu

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Mường Tè - Lai Châu

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankKhu phố 2 - Mường TèKhu phố 2, Thị trấn Mường Tè, Mường Tè, Lai Châu
2AgribankNậm HàngNậm Hàng, xã Nâm Hang, Mường Tè, Lai Châu

Ghi chú về Mường Tè

Thông tin về Huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mường Tè, Lai Châu