Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Kim Động > Xã Hùng An

Xã Hùng An, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Hùng An, Kim Động, Hưng Yên

Hùng An là một xã nằm phía tây huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam, cách huyện lỵ 5 km.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Kim Động: (0221)3811135.
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Kim Động: +84 321 3862 406
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 7,46 km²
Tổng số dân: 6606 người năm 1999.
Tọa độ: 20°43′37″B 106°00′40″Đ
Có địa giới giáp ranh: Phía đông giáp hai xã Ngọc ThanhSong Mai. Phía tây giáp với xã Đức Hợp.
Phía nam giáp với xã Phú Cường. Phía bắc giáp với xã Đồng Thanh.
6 thôn: Ninh Phúc, Đống Long, Lai Hạ, Phục Lễ, Tả Hà và Phương Tòng. Trong đó thôn Tả Hà là thôn nằm ngoài đê Sông Hồng.
Mang đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình vĩ tuyến; thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa, khí hậu biến động mạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20c. Mùa hè nhiệt độ trung bình 30 – 320c; cao nhất vào tháng 6 và 7 nhiệt độ có khi lên tới 380c. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17-220c; thấp nhất vào tháng 1 và 2 nhiệt độ 8-100c. Tổng tích ôn trung bình hàng năm là 85030c.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm xấp xỉ 85%, cao nhất 90,6%, thấp nhất 60%. Tháng 3 là tháng ẩm nhất và tháng 11 là tháng khô nhất.
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1700mm. Lượng mưa trung bình tháng trong năm là 175mm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Mưa thường xảy ra trùng với nước lũ sông Hồng lên cao, gây úng lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Nguồn nước sông Hồng là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho việc tưới và bồi đắp một phần phù sa cho đồng ruộng.
Với khí hậu – thủy văn như trên là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của nhiều loại cây trồng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Song phải có những biện pháp phòng chống hạn úng, đồng thời phải xác định cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

lịch sử

Địa bàn xã Hùng An có từ lâu đời. Tuy nhiên, đến tháng 8/1945, sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, các địa phương trên toàn quốc đều nhất loạt thành lập chính quyền ở cấp cơ sở, phân địa giới hành chính xã, từ đó Hùng An có tên trên bản đồ, là một trong 19 xã của huyện Kim Động.
Đến tháng 5 năm 1956, thời kỳ thực hiện cải cách ruộng đất, thôn Công Luận (thường gọi là làng Lọn) được cắt về xã Đồng Thanh. Xóm bãi ngoài đê dân cư thưa thớt nay đã có thêm nhiều bà con trong nội đồng ra lập nghiệp nên được mang tên mới thôn Tả Hà. Dù có biến động về địa lý hành chính, tên Hùng An vẫn không có sự thay đổi. Tên xã giữ nguyên cho tới ngày nay

Kinh tế

Hùng An có tổng diện tích đất tự nhiên hiện nay là 737,98 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 469,09 ha, chủ yếu là đất phù sa đất pha cát và đất thịt rất thích hợp với các loại cây trồng như lúa, màu, cây công nghiệp và cây ăn trái. Diện tích đất sản xuất bình quân đầu người được 655m2.
Toàn xã có 6120 nhân khẩu trên tổng số 1720 hộ[2], nghề nghiệp chính chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Vốn là một nông dân, nguồn thu chính của gia đình Anh Trần Văn Trung ở xã Hùng An (Kim Động) trông chờ vào cấy lúa. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi thêm lợn, gà. Tuy nhiên, kinh tế gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, anh chuyển hướng sang nuôi bò thịt lai sind. Gia đình anh hiện nuôi 5 con bò trong đó có 2 con bò lai sind sinh sản. Anh cho biết: sau một thời gian chăn nuôi, gia đình thấy nuôi bò thịt lai sind là phù hợp với vốn đầu tư, lãi suất cao và tận dụng được nguồn phân bón. Hộ anh Trung là một trong rất nhiều hộ nông dân ở huyện Kim Động đang chuyển hướng làm kinh tế sang chăn nuôi.
Đàn bò lai sind của xã Hùng An (Kim Động)
Trên địa bàn huyện Kim Động hiện có khoảng 7.000 con bò lai sind, trong đó bò cái sinh sản hơn 4000 con. Riêng các xã vùng bãi sông Hồng nuôi khoảng 5000 con. Các xã trong huyện có hơn 30 con bò đực giống lai sind, góp phần sản xuất ra nhiều bê lai. Phong trào nuôi bò thịt đã phổ biến rộng trên địa bàn huyện. Phú Cường, Hùng Cường, Phú Thịnh, Hùng An, Ngọc Thanh là những xã phát triển mạnh nghề nuôi bò. Phát huy lợi thế hơn 1200 ha đất bãi, hơn 10,7 km đê sông Hồng tạo thuận lợi về nguồn thức ăn thô, xanh tự nhiên phục vụ chăn nuôi bò, các địa phương còn trồng hàng chục ha cỏ giàu dinh dưỡng tạo thêm nguồn thức ăn xanh cho chăn nuôi. Một số xã xây dựng dự án cải tạo đàn bò hướng thịt. Đàn bò của xã Phú Cường hiện có 2530 con, tăng 1000 con so với năm 2004, trong đó bò lai sind chiếm hơn 90% tổng đàn. Hầu như nhà nào cũng nuôi bò, nhiều hộ nuôi 5-7 con. Xã quy hoạch 3 ha đất canh tác trồng cỏ voi đồng thời khuyến khích các hộ nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Nhiều hộ tận dụng đất vườn để trồng cỏ tạo thêm nguồn thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi. Đàn bò của xã Hùng Cường hiện có hơn 2000 con, nhiều hộ nuôi bò hàng năm thu lãi ròng từ bán bò thịt, bê giống hàng chục triệu đồng. Ngoài lượng cỏ ven đê, đất bãi, các hộ sử dụng phế phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn cho bò. Mỗi năm xã thu hoạch hơn 2000 tấn ngô, trong đó một phần lớn trước đây bán đổ bán tháo, nay được sử dụng làm nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đàn bò. Nuôi bò còn giải quyết việc làm tại chỗ cho mọi lứa tuổi.
Có thể thấy điều kiện thực tế trên địa bàn huyện Kim Động hiện nay có nhiều lợi thế cho nông dân mở rộng quy mô đàn bò. Đặc biệt là nhận thức về hiệu quả từ chăn nuôi của người dân rõ rệt hơn, họ áp dụng thực tế và biết rằng nuôi bò lai sind đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng trọt và chăn nuôi gà, lợn. Hiện nay, một con bò lai sind 1 năm tuổi, giá bán trên thị trường từ 8- 10 triệu đồng. Trong khi đó, trồng ngô, cấy lúa nếu thâm canh tốt, được mùa cũng chỉ cho thu hơn 1 triệu đồng/sào/năm. Bê lai sind có ngoại hình đẹp, phàm ăn, tăng trọng nhanh, phù hợp với thị hiếu người chăn nuôi nên bán được giá cao, giá trị kinh tế hơn 30- 40% so với bê nội thuần (sau 6-7 tháng tuổi). Từ chăn nuôi bò thịt, nhiều hộ dân nghèo đã vươn lên khá giả, giàu có. Mỗi năm, nguồn thu nhập từ chăn nuôi bò thịt chiếm không dưới 45% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của các xã Phú Cường, Hùng Cường. Những địa phương thuần nông này coi chăn nuôi bò thịt là thế mạnh trong phát triển kinh tế, gợi mở hướng làm giàu cho nông dân. Theo đó, chương trình “sind hoá” đàn bò, cải tạo đàn bò địa phương được đại đa số người chăn nuôi hưởng ứng, tham gia. Chất lượng đàn bò của huyện được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ bò lai sind từ 43% (năm 2000) đến nay đạt gần 90% tổng đàn, là một trong những huyện có tỉ lệ bò lai sind đạt cao.
Nhằm đẩy mạnh chăn nuôi, nhiều xã trong huyện tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư chăn nuôi, cải tạo đàn bò. Huyện khuyến khích nuôi bò thịt chất lượng cao, thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh thú y, hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn trâu bò. Sắp tới, huyện sẽ triển khai xây dựng chợ mua bán trâu bò tại xã Phú Cường nhằm tạo thuận lợi cho nhân dân nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi.

Văn hóa Du lịch

Chùa Phương Tòng: Chùa có tên chữ là Tam Cương tự, nhưng thường được gọi là chùa Phương Tòng hoặc gọi nôm la là chùa Phương, thuộc xã Hùng An.
Theo lời các vị cao tuổi kể lại thì xưa kia, khu đất này rất trũng nhưng lại nổi lên 3 gờ đất cao. Cho đó là điểm lành, một sự mách bảo thiêng liêng từ tiềm thức nên bà con mới dựng lên ngôi chùa để thờ “Thiên, Địa, Nhân”. Còn có sự duy danh định nghĩa được bà con nhắc đến thì Phương Tòng là đất biểu tượng của tinh thần cao thượng, ngay thẳng, gan góc trước gió bão như cây tùng, cây bách. Chùa được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng trên khu đất rộng phía tây của làng, sát chân đê, cổng chùa và Tam Quan hướng thẳng ra sông Hồng gió lộng quanh năm. Tuy chùa được xây dựng kiên cố, bề thế nhưng qua thời gian với nhiều phen bão gió lụt lội, giặc dã lên đã bị xuống cấp nhiều. Cuối năm 1934 bà con địa phương góp công của xây dựng với quy mô như ngày nay.
Như mọi ngôi chùa khác trên đất nước ta, chùa Phương Tòng là nơi thờ Phật, giảng thuyết Phật học, quảng bá mở rộng đạo Phật, hướng con người vào điều lành, điều thiện, tránh xa điều ác. Chùa chẳng những đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, mà còn là cơ sở của tổ chức cách mạng có giá trị lịch sử.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hai chiến sĩ cách mạng là Chu Văn Tập và Lương Hiền từ hoạt động ở phía tây nam Hưng Yên đã chuyển địa bàn hoạt động lên chùa Phương Tòng, Hùng An, Kim Động. Hai ông đã chọn nơi hoạt động đầu tiên vào gia đình bà Thứ Thoả - một người sớm được hai ông giác ngộ cách mạng. Sau đó, để đảm bảo hơn cho công tác hoạt động cách mạng, hai ông đã chọn nơi vừa kín đáo vừa tĩnh lặng, đó là chùa Phương với sự giúp đỡ của vị sư trụ trì yêu nước là sư Dưỡng. Hai ông đã dựa vào chùa để hoạt động, gây ảnh hưởng cách mạng rộng rãi ra các vũng xung quanh. Được cơ sở bảo vệ chu đáo, Chu Văn Tập và Lương Hiền sau này đã trở thành cán bộ chủ chốt của chính quyền cách mạng.
Năm 1946 cuộc kháng chiến bùng nổ, chùa Phương Tòng lại được chọn làm cơ sở hoạt động an toàn của Đảng bộ huyện và Tỉnh. Tại đây, đồng chí Chủ tịch lâm thời tỉnh Hưng Yên đã triệu tập lớp học quân sự. Trong thời gian lớp học quân sự diễn ra tại chùa đã được sự giúp đỡ nhiệt thành của các vị sư trụ trì (sư Dưỡng, sau đó là sư Mùi) và vãi Khánh. Sau đó chùa Phương còn được chọn làm địa điểm tổ chức Đại hội của chi bộ xã Hùng An, là nơi đỡ đầu của trung đội du kích Phương Tòng.
Cuối năm 1951, đầu năm 1952, nhà chùa đã đào trong khu nội tự 5 hầm bí mật để đón phân đội bộ đội tỉnh Hưng Yên về ở tại chùa hỗ trợ cho phong trào chién tranh du kích địa phương. Năm 1953, theo yêu cầu của tổ chức, sư Mùi được điều lên công tác ở vùng Khoái Châu, Hoà thượng Đăng Thanh Khiết về thay. Cũng năm này, thực dân Pháp đã tiến hành càn quét bao vây chùa. Trong tình hình khó khăn ấy, vãi Khánh đã ra càn phá, ngăn bước tiến công của địch để chiến sĩ ta có đủ thời gian đối phó. Nhìn chung trong quá trình vận động cách mạng cũng như trong kháng chiến, chùa Phương Tòng luôn là cơ sở vững vàng, tạo điều kiện cho mọi hoạt động cách mạng và chiến đấu chống Pháp của địa phương thắng lợi to lớn.
Từ năm 1968 đến năm 1975, chùa Phương Tòng thường được chọn làm địa điểm tổ chức các hội nghị do cấp trên triệu tập, trong đó có một hội nghị quan trọng ủng hộ phong trào ra đường chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai của Phật giáo miền Nam. Chùa còn là nơi Viên Đông y Trung ương sơ tán tránh bom đạn địch đồng thời phát triển được các hoạt động nghề nghiệp một cách an toàn.
Hiện vật được lưu giữ trong di tích chùa Phương Tòng còn khá nhiều. Trên Tam Quan còn có một tượng Phật bà toạ sơn cao 1,4m, 01 chuông đồng cao 0,8m đường kính 0,5m, đúc năm Minh Mệnh thứ 31. Tượng đặt trên bệ cao được tạo dáng rất đẹp. Hai tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ cao 0,6m đứng hai bên tượng Phật bà. Bên trong có 21 pho tượng Phật ở Đại Bái và Thượng Điện. Các pho tượng này đều làm ở thế ngồi cân đối hài hoà. Hai khánh thờ Đức Ông và Thánh Hiền, xung quanh khám đều có chạm hình hoa dây sơn màu mận chín; 14 câu đối, 6 bức đại tự, một khánh đồng đúc năm 1937 cao 0,8m rộng 1,1m. Tất cả các đồ thờ trên đã làm cho chùa thêm hấp dẫn bởi vẻ đẹp cổ kính và sự uy linh. Chùa Phương Tòng được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định công nhận 74 ngày 2/2/1993 của Bộ Văn hoá Thông tin.
Một số đặc sản của Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong hoa nhãn, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Hùng An:

Hình ảnh về Hùng An, Kim Động, Hưng Yên

Hình ảnh Hùng An, Kim Động, Hưng Yên
Chùa Phương Tòng- Hùng An- Kim Động- Hưng Yên
Hình ảnh Hùng An, Kim Động, Hưng Yên
Nuôi bò thịt- Hùng An- Kim Động- Hưng Yên
Hình ảnh Hùng An, Kim Động, Hưng Yên
Sen Kim Động

Dự án bất động sản tại Xã Hùng An, Kim Động - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Hùng An, Kim Động - Hưng Yên

Xã Hùng An gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Hùng An

Ghi chú về Hùng An

Thông tin về Xã Hùng An, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Hùng An, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hùng An, Kim Động, Hưng Yên