Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Phù Cừ > Xã Phan Sào Nam

Xã Phan Sào Nam, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Phan Sào Nam, Phù Cừ, Hưng Yên

Phan Sào Nam là 1 xã của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Phù Cừ: +84 321 3854 300
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Phù Cừ: +84 321 3863 635
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 6,45 Km².
Tổng số dân: 5092 người năm 1999.
Tọa độ: 20°45′19″B 106°9′26″Đ
Xã Phan Sào Nam nằm ở phía Bắc huyện Phù Cừ, phía Đông giáp với xã Minh Tân và xã Trần Cao; phía Bắc giáp với xã Tiền PhongĐa Lộc huyện Ân Thi, phía Nam giáp với xã Đoàn Đào, phía Tây giáp với xã Hạ Lễ huyện Ân Thi. Tổng diện tích đất tự nhiên là 644 ha, diện tích đất canh tác là 411 ha, tổng số dân vào năm 2010 là 5.662 người, với 1.707 hộ.
Địa hình của Phan Sào Nam không bằng phẳng, cao ở phía Bắc, trũng ở phía Nam, trong từng khu lại xen kẽ bậc thang và lòng chảo. Vì vậy việc bơm, tưới, tiêu úng, cải tạo đồng ruộng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa địa phương nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, chịu sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến thất thường. Một số cánh đồng của Phú Mãn, Trà Bồ vừa mưa đã úng, của Phương Bồ, Ba Đông, Trà Bồ vừa nắng đã khô, cảnh đi gặt bằng thuyền, chiêm khê, mùa thối thời xưa liên tiếp xảy ra.
Khí hậu mang những đặc điểm chung của đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Chế độ gió có sự khác biệt giữa hai mùa: Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa hạ, chủ yếu thổi theo hướng đông nam. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc. Chế độ nhiệt có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hạ nắng nóng và mùa đông lạnh. Chế độ mưa cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, mùa mưa tập trung vào mùa hạ tới 90% lượng mưa trong cả năm. Như vậy, khí hậu có hai mùa chính: mùa hạ là mùa gió Đông Nam, nóng và mưa nhiều. Mùa đông có mùa gió Đông Bắc, lạnh và mưa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có hai thời kì chuyển tiếp ngắn là mùa xuân và mùa thu.

lịch sử

Theo các tư liệu lịch sử, các ấn tích của đình chùa trong xã và gia phả các dòng họ, Phan Sào Nam xưa kia là vùng đất hoang vu, đầm lầy lau sậy um tùm, trải qua thời gian cùng với sự kiến tạo của thiên nhiên, đất đai ngày được bồi đắp trù phú, màu mỡ "Đất lành chim đậu" và con người từ các nơi cũng hội tụ về đây sinh cơ lập nghiệp, cư dân hầu hết là người Kinh có lịch sử định cư khá sớm, cùng với thời điểm các bộ lạc "Bách Việt" tràn xuống chinh phục đồng bằng Bắc bộ, các dòng họ phần lớn là từ Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam đã đến đây khai phá đất hoang, cải tạo đầm lầy, dựng xóm, lập làng, sản xuất để mưu sinh và chống giặc ngoại xâm giữ làng, giữ nước. Qua nhiều thế hệ con cháu các dòng họ không ngừng phát triển hình thành cụm dân cư đông đúc.
Đầu công nguyên mảnh đất này thuộc huyện Cửu Diên quận Giao Chỉ. Đời tiền Lê đổi đạo thành lộ địa bàn của huyện thuộc Khoái Lộ, sau đổi thành Khoái Châu. Vào năm Nhâm Dần (năm 1252) cả nước có 12 phủ, dưới phủ là huyện, lúc đó mảnh đất này đã có tên gọi là huyện Phù Dung thuộc phủ Khoái Châu. Khi nhà Mạc lên ngôi, kiêng tên húy của Mạc Thái Tổ (tức Mạc Đăng Dung), đổi tên thành huyện Phù Hoa. Đến thời Lê Trung Hưng lấy lại tên cũ là Phù Dung. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (năm 1741) Lê Hiển Tông đổi đạo thành trấn (có thượng trấn và hạ trấn) huyện Phù Dung thuộc phủ Khoái Châu của Sơn Nam thượng trấn. Đến năm Minh Mệnh thứ 12 (năm 1831) tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm có phủ Khoái Châu và phủ Tiên Hưng, từ đó huyện Phù Dung là 1 trong 8 huyện của tỉnh Hưng Yên. Đến năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) đổi gọi là Phù Cừ. Năm Tự Đức thứ 4 (1858) huyện Phù Cừ từ phủ Khoái Châu chuyển về phủ Tiên Hưng trong tỉnh.
Năm Thành Thái thứ 6 (1894) huyện Phù Cừ lại được chuyển về Phủ Khoái Châu. Từ đó đến trước năm 1947, huyện Phù Cừ là 1 trong 8 huyện của Tỉnh Hưng Yên.
Trải qua mỗi giai đoạn lịch sử, đơn vị hành chính các cấp cũng có nhiều thay đổi. Trước cách mạng tháng 8-1945 Phù Cừ có 56 xã được phân thành 6 tổng:
- Tổng Hoàng Tranh có 13 xã.
- Tổng Viên Quang có 8 xã.
- Tổng Cát Dương có 8 xã
- Tổng Võng Phan có 8 xã
- Tổng Kim Phương có 8 xã
- Tổng Ba Đông có 11 xã
Xã Phan Sào Nam thuộc tổng Ba Đông gồm: xã Ba Đông, xã Trà Bồ, xã Phương Bồ, xã Duyệt Văn, xã Duyệt Lễ, xã Nghĩa Vũ, xã Tần Tranh, xã Tần Nhẫn, xã Cao Xá, xã Phú Mãn, xã Phú Ân.
Tháng 3-1946 huyện Phù Cừ được phân giới thành 15 xã: Xã Phan Sào Nam có tên là xã Ái Quốc gồm 4 thôn: Trà Bồ, Phương Bồ, Ba Đông, Phú Mãn (ghép 2 làng Phú Mãn và Phú Ân).
Năm 1947 có sự điều chỉnh địa giới hành chính và thay đổi tên một số xã, xã Ái Quốc đổi thành xã Phan Sào Nam và tên Phan Sào Nam có từ đó đến nay.
Ngược dòng lịch sử, trước kia thôn Phú Mãn, thôn Phú Ân thuộc hàng xã trong huyện Phù Dung thuộc tổng Ba Đông, Phú Mãn trước thời Gia Long vẫn là làng Phú Mãn gồm 2 thôn Phú Mãn và Phú Ân. Sau đó làng Phú Ân tách thành xã Phú Ân. Cơ sở công giáo của Phú Ân, năm 1929 do mâu thuẫn đã đến Cao Xá xin đi đạo, năm 1933 họ xây nhà thờ họ giáo, trước cách mạng tháng Tám thường có linh mục về làm lễ, sau cách mạng tháng Tám thành công việc làm lễ không được như trước. Năm 1954 số hộ công giáo theo Linh mục Thập vào Nam, từ đó đến nay ở thôn Phú Mãn không còn công giáo.
Thôn Trà Bồ thời phong kiến trước kia cũng tương tự, hồi đó có tên là làng Chè, có chợ Chè ngày đó sầm uất cạnh sông Nghĩa Trụ với cảnh quan trên bến dưới thuyền, thuộc xóm Tiên Hưng gần ngôi Chùa Cổ (nay gọi là xóm chợ) đã bị phá.
Một xã có 2 thôn là Trà Bồ và Phương Bồ do mâu thuẫn của Ban Hương Lý nên đã chia tách riêng Trà Bồ và Phương Bồ. Trên địa bàn xã đến nay chỉ có người dân thôn Phương Bồ theo đạo Thiên Chúa chiếm 1/6 dân số trong xã, 3 thôn: Phú Mãn, Ba Đông, Trà Bồ phần lớn người dân theo đạo Phật.
Cùng với chặng đường lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, những ấn tích một thời ghi lại những bậc tiền bối có công với nước, đó là di tích lịch sử văn hoá Đậu Trà Bồ được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng cấp Quốc gia ngày 28-5-1996 là nơi thờ 3 vị tướng là :
Quý Minh Hiển Đức Đại Vương và Tĩnh Minh Bảo Hựu Đại Vương (thời Hùng Vương), Đông Hải Đoàn Thượng Đại Vương (Thời Lý Huệ Tông).
Quý Minh và Tĩnh Minh có công đánh tan quân Thục vào khoảng 200 năm trước Công Nguyên. Thời đó 2 ông đã về thôn Trà Bồ và các địa phương lân cận chiêu mộ trai tráng xung quân, tích trữ lương thực rồi cầm quân đánh quân Thục tại Châu Hoan, Châu Ái…
Đông Hải Đoàn Thượng, Ngọc Phả còn ghi nhận vào cuối thời Lý tướng quân Đoàn Thượng giữ đạo "Trung Quân, Ái Quốc" đã xây dựng lực lượng cát cứ tại Hồng Châu chống lại nhà Trần. Trong quá trình phát triển lực lượng, Đoàn Thượng đã xây dựng đồn trú tại Trà Bồ và lễ cầu Quý Minh, Tĩnh Minh. Song sau đó bị mắc mưu nhà Trần, Đoàn Thượng đã giao chiến với Nguyễn Nội cũng là bậc trung thần nhà Lý cuối cùng đã thất bại, cảm phục nghĩa tiết đó nên sau khi Đoàn Thượng qua đời nhân dân Trà Bồ đã lập đền đài thờ cúng lưỡng công.
Tháng 5-1947 tại Đậu Trà Bồ, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất. Ngày 20-5-1947 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 2, về dự Đại hội có 29 đồng chí. Từ năm 1946 - 1948 đây cũng là nơi mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ của Quân khu 3, năm 1949 là kho chứa vũ khí của quân khu, năm 1956 là địa điểm tổ chức cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất thắng lợi.
Những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (1966 - 1972), Đậu Trà Bồ còn là nơi tiếp nhận nhà máy thiết bị Bưu điện Hà Nội về sơ tán sản xuất. Trong suốt thời gian sơ tán máy móc thiết bị của nhà máy được chính quyền địa phương và nhân dân đảm bảo an toàn.
Cũng tại nơi đây diễn ra nhiều hội nghị, các cuộc mít tinh, những ngày kỷ niệm trọng thể của Đất nước, tiễn đưa lớp lớp thanh niên trai tráng quê hương Phan Sào Nam lên đường chống Mỹ cứu nước.
Đậu Trà Bồ là một công trình văn hoá cổ khá lớn, được xây dựng vào thời kỳ hậu Lê thế kỷ 15 gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương, là nơi thờ tự thiêng liêng được nhiều người sùng bái nên di tích đó có tên là "Sùng Hưng Điện" được trùng tu và mở rộng vào thế kỷ XVIII, trải qua các giai đoạn lịch sử di tích được tu sửa nhiều lần. Ngày nay Đậu Trà Bồ nằm trong quần thể các công trình văn hoá của địa phương.
Chùa Trà Bồ thờ Phật, được xây dựng vào thế kỷ XIV, cuối thập niên 60 của thế kỷ XX chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 2000 nhân dân địa phương đã quyên góp xây dựng lại trên khu đất mới phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân.
Chùa Phú Mãn được xây dựng vào đầu thế kỷ XX thờ “Quan Thánh Mẫu Lê Mại Đại Vương Công Chúa” ( nhân dân địa phương quen gọi là chùa Phú Mãn ). Trong kháng chiến chống Pháp bị bom đạn địch tàn phá nặng nề, chỉ còn lại phủ thờ Mẫu, năm 2005 nhân dân đã trùng tu xây dựng. Khu bãi miếu thôn Phú Mãn cũng là nơi tập kết công binh xưởng và làm kho chứa vũ khí của huyện đội, tỉnh đội những năm 1947 - 1949.
Chùa Ba Đông thờ Phật có Phủ Mẫu Linh, cách Chùa không xa có Miếu Dậm thờ 3 vị tướng quân (Nhân, Đức, Chính) thời vua Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn 12 sứ quân. Phía Nam bên kia sông Cửu An có ngôi đền (thuộc xóm 3) thờ Mẫu sinh ra 3 vị tướng quân.
Đình, chùa Ba Đông sau nhiều năm địch ném bom bắn phá song không làm hư hại nhiều. Cho đến đầu năm 1952, trong một trận càn mang tên “Lạc Đà” của giặc Pháp từ Ân Thi tràn xuống, chúng đã gài mìn vào các cột đình và cho nổ, phá hủy toàn bộ những giá trị văn hóa tâm linh của xóm đình, làng Ba Đông. Năm 1992 đến năm 1998 nhân dân thôn Ba Đông đã tôn tạo, khôi phục lại khang trang phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân trong những dịp lễ hội, ngày lễ, ngày tết, tuần rằm...
Ngoài những đình, chùa chính trong xã còn hàng chục miếu, đền những giá trị văn hoá do cổ nhân để lại. Trải qua những biến cố của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh cùng với tác động của thiên nhiên, một số công trình bị phá huỷ, số còn lại bị xuống cấp nghiêm trọng, nhân dân đã đóng góp tu bổ, tôn tạo khang trang, mang đậm sắc thái của nền văn hoá dân tộc, vừa làm đẹp cảnh quan, vừa giáo dục và khơi dậy lòng tự hào truyền thống lịch sử văn hoá của quê hương cho thế hệ mai sau.
Gắn với văn hoá vật thể, những giá trị văn hoá tinh thần cũng ngày càng phát triển, lễ hội truyền thống gắn với nơi thờ phụng của các làng trong xã theo lễ tiết hàng năm được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch.
Ngày mùng 10 tháng 3: Lễ hội Chùa Ba Đông.
Ngày 12 tháng 3: Lễ hội Đậu Trà Bồ.
Ngày 17 tháng 3: Lễ hội chùa Phú Mãn.
Vào những dịp lễ hội, nhân dân và con em quê hương dù ở nơi đâu trên mọi miền đất nước đều sắp xếp thời gian về dự hội. Trước là phần lễ, sau là phần hội được tổ chức trang nghiêm, vui tươi, lành mạnh, có sự giao lưu, thu hút khách thập phương và các vùng trong huyện. Kết hợp với các hoạt động văn hoá như: Ca hát, đánh cờ, các trò chơi dân gian, giải trí…tạo cho mỗi người tình yêu quê hương đất nước và lưu giữ những nét đẹp truyền thống của địa phương.
Xưa kia Phan Sào Nam cũng thuộc vùng quê " đồng trắng, nước trong" người dân quanh năm vất vả, lam lũ với ruộng đồng, nhiều gia đình nghèo khó phải đi ở đợ, làm thuê không có điều kiện học hành. Vượt gian khó và phát huy truyền thống hiếu học, quê hương thời nào cũng có con em học hành thành tài, mang tài năng cống hiến, phục vụ đất nước. Điển hình ở thôn Trà Bồ thời Pháp thuộc có cụ Nguyễn Công Tiễu với trí thông minh và lòng say mê học hỏi nghiên cứu khoa học, cuộc đời gắn với công việc khuyến nông, năm 1929 cụ phát minh ra "giá trị cố định đạm của cây bèo hoa dâu" được công bố kết quả trên báo chí kinh tế Đông Dương năm 1930. Cụ đã được bầu vào Nghị viện của Viện khảo cứu khoa học Đông Dương, người bản xứ duy nhất trong 40 nghị viện của Viện nghiên cứu này. Ngoài ra còn một số gia đình khá giả có điều kiện và có con em học hết tú tài làm nhà giáo, thoát ly tham gia công tác xã hội.
Từ sau hoà bình lập lại, trên tiến trình phát triển đi lên của đất nước, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, số người đi học ngày một tăng, kết quả học tập rất đáng tự hào. Một số người tích cực say mê nghiên cứu học tập thi đạt giải quốc tế hay đỗ thủ khoa các trường Đại học như: anh Trần Trọng Hùng ở thôn Trà Bồ, năm 1987 thi toán quốc tế ở Cu Ba; năm 1988 thi toán quốc tế ở Úc đạt giải nhì và đứng thứ nhất đoàn Việt Nam; anh Trần Đại Nghĩa ở thôn Trà Bồ đạt giải ba toán quốc gia Trung học phổ thông, giải nhì môn toán kỳ thi Ôlimpic sinh viên toàn quốc năm 2000, được Chính phủ Nhật Bản cấp học bổng du học toàn phần; anh Trần Quang Đại ở Trà Bồ đạt giải ba môn toán quốc gia Trung học phổ thông năm 2000 được tuyển thẳng vào học lớp kỹ sư tài năng khoa điểu khiển tự động Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; chị Mai Hải Giang thôn Ba Đông đỗ thủ khoa trường Đại học xây dựng năm 2005; anh Nguyễn Công Thịnh thôn Trà Bồ đỗ thủ khoa Trường Đại học Y Thái Bình năm 2009; chị Nguyễn Thị Phương Liên thôn Trà Bồ đỗ thủ khoa Trường Đại học Luật năm 2011. Ngoài ra còn có hàng trăm kỹ sư, bác sĩ, nhiều người thành đạt, giữ những chức vụ trọng trách của huyện, tỉnh, và Trung ương.
Không chỉ cần cù trong lao động, thông minh trong học tập, trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nhân dân Phan Sào Nam đã có những đóng góp lớn lao sức người, sức của. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gay go quyết liệt, với âm mưu "Công giáo toàn tòng" nhân dân thôn Phương Bồ vẫn kiên trung hướng về cách mạng, làm thất bại âm mưu vũ trang phản động của chúng. Khi địch về lập bốt, chi ủy đã nắm được và cử người của ta vào làm nhân mối, cơ sở cách mạng được bảo vệ an toàn. Khi phá bốt ta đã giải quyết nhanh gọn thu toàn bộ vũ khí, không đổ máu, nhân dân đoàn kết gắn bó bên nhau.
Thôn Ba Đông là địa bàn nằm sát bốt Thổ Cầu, Khê Than. Trong chiến tranh chúng thường xuyên càn quét, song nhân dân vẫn một lòng một dạ chở che cho cơ quan Bưu điện, kho bạc Quân khu 3, Báo Cứu quốc, Nhà in Bãi Sậy trên địa bàn được bảo vệ an toàn.
Thôn Phú Mãn trong thời kỳ đen tối, mặc dù địch dùng mọi thủ đoạn càn quét, khủng bố điên cuồng, cán bộ và nhân dân Phú Mãn vẫn bám trụ giữ vững địa bàn, là thôn duy nhất trong xã không có bốt địch, là căn cứ kháng chiến của xã trong thời kỳ đen tối nhất.
Trong suốt 9 năm kháng chiến chống Thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc, giải phóng quê hương, đã xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh anh dũng trước mưa bom, bão đạn, lưỡi lê, họng súng quân thù.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước xã Phan Sào Nam là một trong những xã dẫn đầu của huyện về các phong trào. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược", với tinh thần "Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người". Đảng bộ và nhân dân Phan Sào Nam đã đóng góp đáng kể sức người, sức của cùng quân và dân cả nước đánh thắng giặc Mĩ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Với thành tích và công lao cống hiến đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc của Đảng bộ và nhân dân xã Phan Sào Nam. Đảng bộ và nhân dân xã Phan Sào Nam được Chính phủ tặng thưởng 5 huân chương các loại và ngày 08-11-2000 Chủ tịch nước CNXHCN Việt Nam quyết định tặng thưởng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Từ khi hoà bình lập lại trên bước đường phát triển đi lên của Đất nước, đặc biệt là sau 25 năm đổi mới. Kinh tế - văn hoá xã hội ngày càng phát triển, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm, các gia đình chính sách luôn được quan tâm, 97% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 4/4 làng đạt danh hiệu làng văn hoá, 90% đường làng, ngõ xóm được trải nhựa và bê tông hoá, hệ thống điện được nâng cấp, trạm xá, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học được xây dựng khang trang. Trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, nghĩa trang liệt sỹ, khu trung tâm được nâng cấp tôn tạo, hình thành một quần thể hài hoà. Bộ mặt quê hương ngày càng thay da, đổi thịt. Những ngôi nhà mới san sát mọc lên trên mỗi xóm làng, bên những vườn cây trĩu quả, xen kẽ những cánh đồng lúa xanh biếc, mênh mông, trải dài mang đầy sức sống và sắc thái của một miền quê trù phú.
Song hành với chiều dài lịch sử, vượt qua bao thử thách, gian lao, những biến cố thăng trầm cùng nhân dân cả nước chống giặc ngoại xâm. Mảnh đất và con người Phan Sào Nam luôn trường tồn và phát triển, gắn bó, bao bọc, chở che, hòa quyện vào nhau, nuôi dưỡng, gây mầm, tạo nên những tố chất tuy dung dị nhưng cần cù, thông minh và dũng cảm.
Ngày nay dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, những tinh hoa và truyền thống tốt đẹp đó đã và đang được Đảng bộ và nhân dân Phan Sào Nam tiếp tục phát huy. Nhiều năm liền Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh có thành tích tiêu biểu. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân Phan Sào Nam cùng quân và dân cả nước tiến bước đi lên thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Kinh tế

Đất đai chủ yếu là đất thịt pha cát, nồng độ chua cao, từ xa xưa đến nay nhân dân Phan Sào Nam lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm nguồn sống chính. Để làm ra hạt gạo, củ khoai người dân đã phải tần tảo sớm khuya, một nắng hai sương, chống chọi với thiên nhiên, dịch bệnh, trên mỗi thửa ruộng, mảnh vườn đã thấm đượm biết bao mồ hôi công sức và cả máu của mình dưới làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù xâm lược.
Cùng với tiến trình phát triển đi lên của đất nước, ngoài cây lúa nhân dân đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng và hệ sinh thái ở địa phương, cho ra những vườn vải, vườn nhãn xum xuê trĩu quả, những hàng cây ăn quả lấy gỗ hai bên đường vừa mát mẻ, vừa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Với lợi thế là xã có nhiều sông ngòi, ao hồ, việc đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản cũng không ngừng phát triển, chăn nuôi gia súc gia cầm, mở mang các ngành nghề thương mại, dịch vụ như: Kinh doanh vận tải, nề, mộc… cũng ngày một phát triển đem lại nguồn thu đáng kể, tạo động lực cơ bản cho phát triển kinh tế văn hoá - xã hội ở địa phương.Từ khi hoà bình lập lại trên bước đường phát triển đi lên của Đất nước, đặc biệt là sau 25 năm đổi mới. Kinh tế - văn hoá xã hội ngày càng phát triển, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm, các gia đình chính sách luôn được quan tâm, 97% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 4/4 làng đạt danh hiệu làng văn hoá, 90% đường làng, ngõ xóm được trải nhựa và bê tông hoá, hệ thống điện được nâng cấp, trạm xá, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học được xây dựng khang trang. Trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, nghĩa trang liệt sỹ, khu trung tâm được nâng cấp tôn tạo, hình thành một quần thể hài hoà. Bộ mặt quê hương ngày càng thay da, đổi thịt. Những ngôi nhà mới san sát mọc lên trên mỗi xóm làng, bên những vườn cây trĩu quả, xen kẽ những cánh đồng lúa xanh biếc, mênh mông, trải dài mang đầy sức sống và sắc thái của một miền quê trù phú.
Phan Sào Nam là xã có hệ thống sông ngòi trải rộng và bao bọc xung quanh, sông Sậy từ thị trấn Trần Cao chạy dọc phía Đông đổ ra sông Cửu An, sông Cửu An chạy qua địa phận thôn Phương Bồ và thôn Ba Đông. Sông Nghĩa Trụ từ Đoàn Đào chảy qua thôn Trà Bồ, thôn Phú Mãn, phía nam thôn Ba Đông tiếp nối với sông Cửu An. Đó là những con sông chính chạy qua địa bàn của xã, kết hợp với hệ thống mương chìm, máng nổi làm thành hệ thống thủy lợi dày đặc, tưới tiêu cho đồng ruộng địa phương, tạo nên những vụ mùa bội thu.
Với hệ thống giao thông thủy bộ và vị trí địa lý của mình, Phan Sào Nam có thể giao lưu thuận tiện với các địa phương trong và ngoài huyện. Có vị trí chiến lược trong chiến tranh giữ nước, tạo tiềm năng cho phát triển kinh tế văn hoá - xã hội, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.
Hệ thống đường bộ của xã có đường 202 chạy dọc phía Đông tiếp giáp với xã Trần Cao nối 2 đầu Nam - Bắc của huyện từ La Tiến - Nguyên Hoà đi huyện Ân Thi. Đường 203 chạy qua thôn Phương Bồ và phía Nam thôn Ba Đông nối từ Cầu Tràng Quang Hưng đi Hạ Lễ Ân Thi vừa là đường giao thông, vừa là hệ thống đê bao ngăn nước. Ngoài trục đường chính của huyện, trong xã có đường liên thôn lối từ đường 202 qua Trà Bồ đi Phú Mãn, Ba Đông, Phương Bồ được trải nhựa và vật liệu cứng kết hợp với đường xóm, đường ra đồng, tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu đi lại, sản xuất và phát triển kinh tế.

Văn hóa Du lịch

Cũng như các địa phương khác trong vùng châu thổ và huyện Phù Cừ, cư dân Phan Sào Nam đã sớm hình thành và có những nét văn hoá đặc sắc của vùng quê lúa nước Sông Hồng với phong cảnh "cây đa, giếng nước, sân đình" nổi bật là khu di tích lịch sử văn hoá Đậu Trà Bồ ngày nay còn giữ lại.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần, cam vinh, cam đường canh... .

Hình ảnh về Phan Sào Nam, Phù Cừ, Hưng Yên

Hình ảnh Phan Sào Nam, Phù Cừ, Hưng Yên
Phan Sào Nam- Phù Ủng- Hưng Yên
Hình ảnh Phan Sào Nam, Phù Cừ, Hưng Yên
Cánh đồng tuyệt vời- Phan Sào Nam- Phù Ủng- Hưng Yên
Hình ảnh Phan Sào Nam, Phù Cừ, Hưng Yên
Phan Sào Nam- Phù Ủng- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Phan Sào Nam, Phù Cừ - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Phan Sào Nam, Phù Cừ - Hưng Yên

Xã Phan Sào Nam gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Phan Sào Nam

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Xã Phan Sào Nam - Huyện Phù Cừ - Hưng Yên

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTTt Gdtx Phù CừXã Phan Sào Nam H Phù Cừ

Ghi chú về Phan Sào Nam

Thông tin về Xã Phan Sào Nam, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phan Sào Nam, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phan Sào Nam, Phù Cừ, Hưng Yên