Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Yên Mỹ > Xã Lý Thường Kiệt

Xã Lý Thường Kiệt, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên

Lý Thường Kiệt là 1 xã của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Yên Mỹ: (84-321) 396 4619
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Yên Mỹ: +84 321 3964 130
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 7,73 ha.
Tổng số dân: 5668 người năm 1999.
Tọa độ: 20°51′4″B 106°2′9″Đ
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 - 27oC; lượng mưa hàng năm từ 1.600 - 1.700mm và tập trung vào các tháng 8,9; đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song, ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.

Lịch sử

Huyện Yên Mỹ đã có từ rất lâu đời, nằm trên vùng Bãi Sậy của Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử, nhưng Yên Mỹ chỉ trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện kể từ khi thành lập đạo Bãi Sậy năm 1890. Khi đạo này bị giải thể, Yên Mỹ trở thành một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh, trung tướng Nguyễn Bình.
Năm 1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ huyện Mỹ Văn. Kinh tế của Yên Mỹ có bước phát triển nhanh sau khi tái lập, với sự ưu đãi của tỉnh trong chính sách thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã chọn Yên Mỹ là điểm đến đầu tư. Hiện nay, ở Yên Mỹ đã có gần 100 dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Kinh tế

Yên Mỹ có tổng số diện tích theo km2 đất tự nhiên là 9.250,14 ha (92,50 km2), trong đó đất nông nghiệp là 5.827,99 ha (chiếm 63% diện tích tự nhiên của huyện). Nhìn chung, đất đai của huyện cho phép phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng.
Với vị trí địa lý thuận lợi, trong những năm qua Yên Mỹ phát triển kinh tế tương đối ổn định trên các mặt kinh tế - xã hội. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,03%; cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp xây dựng - Thương mại dịch vụ đạt 4,1% - 27,95% - 19,71%; thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng/năm; thu nhập trên 1ha canh tác đạt 41,8 triệu đồng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Trồng trọt - Chăn nuôi thuỷ sản - Dịch vụ đạt 61,2% - 34,9% - 3,9%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 21,017 tỷ đồng.
Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 20,16%; cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp xây dựng - Thương mại dịch vụ đạt 3,47% - 35,63% - 20,81%; thu nhập bình quân đầu người đạt 8,76 triệu đồng/năm; thu nhập trên 1ha canh tác đạt 43,17 triệu đồng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Trồng trọt - Chăn nuôi thuỷ sản - Dịch vụ đạt 57,7% - 38,2% - 4,1%; thu ngân sách trên địa bàn 22,583 tỷ đồng.
Từ những kết quả phát triển kinh tế qua 2 năm cho thấy, Yên Mỹ từng bước được phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân (2005-2010) đạt 19,93%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ: Nông nghiệp - Công nghiệp xây dựng - Thương mại dịch vụ đạt: 19,28% - 42,82% - 37,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa; tốc độ tăng trưởng bình quân (2005-2010) đạt 2,83%; cơ cấu trong nông nghiệp: Trồng trọt - Chăn nuôi thủy sản - Dịch vụ đạt: 42,7% - 55% - 2,3 %.
Năm 1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ huyện Mỹ Văn. Kinh tế của Yên Mỹ có bước phát triển nhanh sau khi tái lập, với sự ưu đãi của tỉnh trong chính sách thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã chọn Yên Mỹ là điểm đến đầu tư. Hiện nay, ở Yên Mỹ đã có gần 100 dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Giao thông

Ngày 22/7/2011, tỉnh Hưng Yên đã động thổ dự án đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình.
Đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng, góp phần nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và Cầu Giẽ-Ninh Bình, giảm tải cho quốc lộ 39, giảm mật độ phương tiện giao thông qua Thủ đô Hà Nội, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho Hưng Yên và các tỉnh trong khu vực.
Tuyến đường này qua địa bàn Hưng Yên có tổng chiều dài gần 25km.
• Điểm đầu tiếp nối với nút giao liên thông giữa quốc lộ 39 với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng thuộc địa bàn xã Lý Thường Kiệt (Yên Mỹ).
• Hướng tuyến đi qua các xã Đồng Tiến (Khoái Châu); Xuân Trúc (Ân Thi); Nghĩa Dân, Nhân La, Vũ Xá (Kim Động) cắt qua khu đại học Phố Hiến vượt đê sông Hồng với cầu Hưng Hà tại địa bàn xã Hoàng Hanh, huyện Tiên Lữ.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.372 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, BT, BOT và các nguồn vốn khác; được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 2 đồng bằng với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và có đường hai bên. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015./.

Văn hóa Du lịch

Đình Tử Đông.
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2233 ngày 26 tháng 6 năm 1995 do Bộ văn hoá cấp. Đình Tử Đông toạ lạc tạo xóm Đình Thôn Tử Đông – xã Lý Thường Kiệt – huyện Yên Mỹ – tỉnh Hưng Yên. Đình ở cách đê 99 khoảng 100m về phía bờ sông Bắc Hưng Hải.
Đình Tử Đông được xây dựng từ thời Trần kiến trúc của đình được xây theo lối cổ: Tiền sảnh hậu cung, một quan chính điện ở giữa và 2 trái ở hai bên tả và hữu. Cửa bước vào bằng gỗ lim, có 3 cửa ra vào, 1 cửa chính và 2 cửa lách. Hoành phi câu đối, cột chống đều bằng gỗ quí.Cho đến nay, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo đình Tử Đông vẫn giữ nguyên trang vẻ cổ kính, uy nghiêm theo lối kiến trúc đình cổ thời Trần tương truyền, đình được xây dựng để thờ một vị tướng giỏi dưới thời nhà Trần có công dẹp giang Nguyên Mông ở Bạch Đằng Giang. Ông là một trong những vị tướng giỏi của nhà Trần đã tiêu diệt được Ô Mã Nhi. Ông có tên huý là Nguyễn Ngọc Nôi. Quê ở tận xứ Thanh nhân dân đã tôn ông làm Thành Hoàng làng và thờ cúng rất long trọng, linh đình. Ông được vua Trần sắc phong Thượng Đẳng Thần (4lần) 4 đời vua Trần. Hàng năm , cứ sau vụ thu hoạch mùa vào ngày 10 đến 12 tháng 11, dân làng mở hội làng rất to để tưởng nhớ tới vị Thành Hoàng làng, một vị tướng giỏi có công giết giặc cứu nước bảo vệ dân làng. Lễ hội gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội
a. Phần lễ: Là phần chính được dân làng tổ chức rất long trọng theo nghi lễ cổ xưa. Đoàn tế lễ và rước kiệu được lựa chọn và cắt cử rất cận thận. Người trong đội là những cụ cao niên trong làng có con cháu thành đạt và hiếu lễ. Người trong đội rước kiệu phải là những thanh niên khoẻ mạnh lực lưỡng và hiếu lễ với cha mẹ và bề trên. Ngoài ra đội khiêng trống, cầm cờ,đội múa kỳ lân, sư tử cúng được lựa chọn kĩ càng và luyện tập công phu từ vài tuần trước khi lễ hội diễn ra.
b. Phần hội: Là phần phụ nhưng không thể thiếu và không thể kém phàn quan trong. Mọi người trong làng từ già, trẻ, trai, gái đều có thể tham gia vào các tiết mục văn nghệ, hay các trò chơi dân gian như: đánh đu, chơi cớ tường, cờ người, trọi gà, bắt vịt, đua thuyền, ném niểu…. Cúng có năm làng mở hội to còn mời cả đoàn kịch về diễn kịch và mời đoàn hát quan họ về chèo thuyền hát giao duyên ở ngay chiếc ao bên cạnh gốc Đa đình. Cây Đa ở ngay cổng đình cũng có tuổi thọ vài trăm năm tuổi. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đình Tử Đông là một cơ sở của cách mạng, đình đã che chở và nuôi giấu nhiều cán bộ thời tiền khởi nggiã và còn là nơi cất giấu vũ khí rất kín đáo và an toàn.
Thời kỳ hoà bình: Đình Tử Đông trở thành nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đình là nơiđể tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, nơi hội họp của hội người cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, đình còn là nơi để tổ chức các đợt bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Gian trái của đình còn được sử dụng làm lớp học cho các cháu ở bậc mầm non trong thôn đình còn là nơi để nhân dân tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tâm linh: Tế, lễ, hội, hè.
Tự hào về đình thiêng quê mình, người dân thôn Đông đã sáng tác những vần thơ dân dã, mộc mạc để thể hiện tấm lòng thành kính đối với bậc tiền bối có công xây dựng làng:
Sân đình, giềng nước, cây đa
Rước bằng văn hoá về đình làng ta
Con đò, sóng nước xa xa
Đình thiêng ứng tự quê nhà linh thiêng.
Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên,bánh giày, bánh khúc, bánh tẻ, bánh cuốn, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần... .
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Lý Thường Kiệt:

Hình ảnh về Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên

Hình ảnh Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên
Đình Tử Đông Thôn Tử Đông– Lý Thường Kiệt– Yên Mỹ– Hưng Yên.
Hình ảnh Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên
Đồng quê Lý Thường Kiệt– Yên Mỹ– Hưng Yên.
Hình ảnh Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên
Sen Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ - Hưng Yên

Xã Lý Thường Kiệt gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Lý Thường Kiệt

Ghi chú về Lý Thường Kiệt

Thông tin về Xã Lý Thường Kiệt, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Lý Thường Kiệt, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên