Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Yên Mỹ > Xã Nghĩa Hiệp

Xã Nghĩa Hiệp, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên

Nghĩa Hiệp là 1 xã của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Yên Mỹ: (84-321) 396 4619
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Yên Mỹ: +84 321 3964 130
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 3,18 km².
Tổng số dân: 4226 người năm 1999.
Tọa độ: 20°55′44″B 106°2′48″Đ
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 - 27oC; lượng mưa hàng năm từ 1.600 - 1.700mm và tập trung vào các tháng 8,9; đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song, ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.

Lịch sử

Huyện Yên Mỹ đã có từ rất lâu đời, nằm trên vùng Bãi Sậy của Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử, nhưng Yên Mỹ chỉ trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện kể từ khi thành lập đạo Bãi Sậy năm 1890. Khi đạo này bị giải thể, Yên Mỹ trở thành một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh, trung tướng Nguyễn Bình.
Năm 1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ huyện Mỹ Văn. Kinh tế của Yên Mỹ có bước phát triển nhanh sau khi tái lập, với sự ưu đãi của tỉnh trong chính sách thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã chọn Yên Mỹ là điểm đến đầu tư. Hiện nay, ở Yên Mỹ đã có gần 100 dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Kinh tế

Nghề làm mũ cối ở xã Nghĩa Hiệp
Vài năm trở lại đây, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dần để nhường chỗ cho các nhà máy, xí nghiệp. Vậy làm thế nào để kiếm kế sinh nhai là nỗi băn khoăn, trăn trở với nhiều người dân xã Nghĩa Hiệp (Yên Mỹ, Hưng Yên), đặc biệt là với những người đang độ tuổi trung niên.
Trước thực trạng ấy, một số người dân địa phương đã tỏa đi các nơi để kiếm sống và họ học được nghề làm mũ cối. Ban đầu, họ chỉ đi làm thuê cho các cơ sở sản xuất mũ cối tại Hà Nội nhưng thấy nghề này dễ làm, cho thu nhập ổn định, lại phù hợp với điều kiện tại địa phương nên sau thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, họ đã trở về quê, đầu tư vốn mở xưởng sản xuất mũ cối. Đến nay, trên địa bàn toàn xã có trên 20 cơ sở chuyên sản xuất mũ cối, tạo việc làm cho khoảng 300 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân từ 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng. Các cơ sở sản xuất mũ cối tập trung chủ yếu ở hai thôn Thanh Xá và Yên Lão. Chị Nguyễn Thị Việt (thôn Thanh Xá) cho biết: “Nghề làm mũ cối hiệu quả hơn nhiều so với trồng lúa, tạo mức thu nhập ổn định hơn và đặc biệt là không phải đi làm ăn xa. Nhiều người trong làng đi làm xa giờ cũng đã trở về làm nghề”.
Làm mũ cối không đòi hỏi quá nhiều về sức lực nhưng lại cần sự tỉ mỉ và cầu kỳ. Khó ai có thể nghĩ rằng những chiếc mũ cối xinh xắn và dùng để bảo vệ con người lúc nắng lúc mưa lại được làm hoàn toàn từ phế liệu và những phụ phẩm thừa của ngành may mặc. Dưới bàn tay khéo léo của người dân Nghĩa Hiệp thì những phế liệu như tấm bìa cattông, mảnh vải thừa hoặc những tấm da loại của ngành thuộc da đã trở thành chiếc mũ cối xinh xắn và hữu ích. Tuy nhiên quy trình để tạo thành chiếc mũ gồm rất nhiều công đoạn, với mỗi một công đoạn lại đòi hỏi ở người thợ một kỹ năng làm nghề khác nhau. Công đoạn đầu tiên và cũng là công đoạn tương đối dễ dàng là thu mua và phân loại bìa cattông. Những tấm bìa sau khi thu gom, làm sạch đem ngâm trong nước khoảng 10 tiếng, sau đó đem nghiền nhỏ cùng nhựa thông với tỷ lệ 100kg giấy bìa trộn với 19 kg nhựa thông. Tiếp theo cho hỗn hợp trên vào xeo, đánh lạnh, đánh nóng ở nhiệt độ cao để tạo thành cốt mũ. Công đoạn đánh nóng vô cùng quan trọng, chiếc cốt mũ làm ra có đủ tiêu chuẩn, có bị rạn nứt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề “cầm lửa” của những người thợ. Nếu để nhiệt độ quá thấp, cốt mũ sẽ mềm, bị bẹp còn nhiệt độ quá cao thì sẽ bị rạn nứt lòng mũ và công đoạn đánh nóng thì chỉ có người thợ lành nghề mới làm được. Sau khi hoàn thành cốt mũ, người thợ lại tiếp tục bắt tay vào sơn mặt trong của cốt mũ, xoa giấy giáp, quét keo, dán vải và bọc chỏm mũ. Trong tất cả các công đoạn để làm ra một chiếc mũ cối hoàn chỉnh thì công đoạn dán vải và bọc chỏm mũ là khâu cầu kỳ và tỉ mỉ nhất. Người thợ phải dán vải sao cho các múi mũ phẳng, đối xứng, chỏm mũ phải giữ cố định có như vậy thì khi gặp nước chiếc mũ sẽ không bị thấm,dột. Cuối cùng là công đoạn tán ozê, lồng quai mũ, bọc giấy và đóng hộp. Sau khi hoàn thiện các khâu, mặt hàng này sẽ đuợc mang đi tiêu thụ ở các nơi như Lạng Sơn, Điện Biên, Móng Cái… chủ yếu bán cho người lao động và khách du lịch. Tùy thuộc vào chất liệu của chiếc mũ mà giá bán của nó có thể dao động từ 30 đến 100 nghìn đồng/1 chiếc. Nghề làm mũ cối không mấy vất vả, vốn bỏ ra không nhiều nhưng mang lại thu nhập tương đối cao cho người lao động. Anh Nguyễn Văn Cự (thôn Yên Lão, Nghĩa Hiệp) làm nghề được gần 10 năm vui vẻ tâm sự: “ Nhờ nghề làm mũ cối mà gia đình tôi thoát được cảnh nghèo túng, có của ăn của để, con cái được học hành đầy đủ. Làm nghề này, vừa tạo được công ăn việc làm cho bà con nông dân lại vừa góp phần nhỏ bé vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Người dân quê tôi ví nghề làm mũ cối là nghề “biến phế liệu thành tiền”.
Theo ông Phạm Hồng Tâm, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp cho biết: làm mũ cối tuy không phải là nghề truyền thống của xã, nghề này chỉ mới du nhập vào địa phương khoảng 10 năm trở lại đây nhưng nó lại đem lại thu nhập cao cho nhiều bà con nông dân trong xã. Nghề làm mũ cối hàng năm đóng góp từ 5- 7% tổng giá trị tiểu thủ công nghiệp của toàn xã. Ngoài ra, việc phát triển nghề này lại không làm ảnh hưởng tới môi trường nên trong thời gian vừa qua, xã đã tạo mọi điều kiện cho các hộ làm nghề vay vốn, thuê đất mở nhà xưởng với giá thấp để mở rộng quy mô sản xuất. Hi vọng, với những chính sách ưu tiên trên, nghề làm mũ cối ngày càng được nhân rộng trong toàn xã.

Giao thông

Yên Mỹ có đường 39A chạy qua, đoạn từ Phố Nối tới Minh Châu dài 11 km; đường 200 từ Cầu Lác, Thôn Lạc Cầu, Xã Giai Phạm đi Hoan Ái-Cống Tráng, xa Tân Việt; đường 199 trước là đê ngăn lũ từ Thiết Trụ (Bình Minh, Khoái Châu) qua Từ Hồ-Vai Bò-Lực Điền gặp đường 39A đến xã Lý Thường Kiệt-Tân Việt tới Sa Lung, đoạn qua Yên Mĩ dài 15 km: đường 206 từ Bần Yên Nhân đi Từ Hồ - Quán Cà - Dân Tiến:đường 207 từ Từ Hồ đi Văn Giang, đoạn qua huyện dài 3 km. Một đoạn rất ngắn của quốc lộ 5A đi qua địa bàn xã Giai Phạm.

Văn hóa Du lịch

Chùa Báo Ân Thanh Xá Nghĩa Hiệp Yên Mỹ Hưng Yên
Đền thờ và mộ Phạm Công Trứ:
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 3211/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1994. Thuộc Thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Vào đại triều Lê - Trịnh (Hậu Lê - Cảnh trị thứ 7) đời vua Lê Trung Hưng Thế kỉ thứ 17 tại làng Liêu Xuyên, tổng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, Trấn Hải Dương. Nay thuộc thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã hiến dâng cho Nhà nước, cho triều đình phong kiến một nhà sử học (Nhà quân sự, nhà chính trị đại tài), có tài uyên bác kinh bang tế thế. Đó là nhà sử gia Phạm Công Trứ.
Ông sinh ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Hợi (1599) trong một gia đình Nho học, cha là Phạm Oai, mẹ là Nguyễn Thị Liên. Ngay từ nhỏ, ông tỏ ra rất ham học, phong độ giản dị, tính tình cương trực và than hậu. Được sự chăm sóc, dạy dỗ chu đáo của cha mẹ, lại được quan Huấn đạo Nguyễn Hiền (người xã An Tháp) cùng huyện giúp đỡ, nên Phạm Công Trứ đã sớm nổi tiếng giỏi thơ, văn. Lớn lên được vào học ở trường huyện Đường Hào (ông có học cả võ bị) và được xếp vào bậc “Nhiêu học” (tiên tiến xuất sắc bấy giờ).
- Năm 29 tuổi, Phạm Công Trứ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời vua Lê Thần Tông (1619-1643), được giao giữ chức Thái Thượng Tự khanh ở Hàn Lâm viện. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với việc xây dựng và phò tá triều Lê - Trịnh thế kỉ XVII.
- Năm Tân Mùi (1631) ông được giao giữ chức Hiến sát sứ trấn Thanh Hoá. Năm Kỷ Mão (1639) ông giữ chức Phủ Doãn Phủ Phụng Thiên (Thủ đô Hà Nội nay). Rồi làm Tham chính Tự khanh, được phép tham gia bàn luận việc Nội phủ. Năm Dương Hoà thứ 8 (1642) ông được thăng lên Tán lý đạo Sơn Nam, coi giữ việc binh. Trong hai năm Quý Mùi (1643) và Giáp Thân (1644) ông được lệnh tham gia phối hợp với Trịnh Tạc (1657-1682) đem quân đánh dẹp quân Nguyễn Phúc Lan ở phía Nam và ở phía Bắc. Do có công lớn, năm Ất Dậu (1645), Phạm Công Trứ được giao chức Phó Độ ngự sử, gia phong chức Khánh Yến Bá, ông đã cùng Nguyễn Duy Thì dẹp được cuộc nổi loạn của Trịnh Sâm, được triều đình trọng thưởng và thăng chức Ngự sử đài chính chưởng.
- Phạm Công Trứ còn đề ra nhiều chính sách quản lý Nhà nước và ông là một nhà chính trị xuất sấc. Năm Vĩnh Thọ thứ 3 (1660) ông đã dâng sớ xin kiện ước văn-võ, thưởng phạt nghiêm minh…khi giữ chức Tham Tụng, ông đã nêu rõ phép “Khảo khoá” (cất nhắc quan lại, ban điều lệ giáo hoá, khen thưởng phân minh, xét lại sổ đinh điền, định lại ngạch thuế…). Những việc sắp đặt của ông được Chúa Trịnh chấp nhận để ổn định trị an xã tắc. Người đương thời khen ông là vị quan đa tài, liêm khiết. Năm Tân Sửu (1661) vâng lệnh triều đình, ông đem đại quân đi đánh dẹp lực lượng cát cứ Nguyễn Phúc tần nổi dậy ở vùng Thuận Hoá. Thắng trận trở về ông được phong hàm Thiếu Bảo, trước Quận Công. Để giáo dục kẻ sỹ, mở mang Nho học, tuyển chọn nhân tài cho đất nước, năm Nhâm Dần (1662) triều đình cử ông quản lý Văn miếu Quốc Tử Giám và làm tham tụng Phủ Chúa Trịnh. Thời gian này, ông còn cho xây dựng bia Tiến sĩ tại huyện Đường Hào (quê hương ông) để khích lệ tinh thần học tập của nhân dân địa phương).
- Công lao to lớn của ông, vua Lê Huyền Tông (1663-1671) đã tấn phong “Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Lễ bộ Thượng Thư, kiêm Đông các Đại học sĩ, Thiếu Bảo Yến Quận công, Thượng trụ quốc thượng, trật Phạm Công Trứ khả vi Đắc tiến Kim tử Lại bộ Thượng thư”.
- Năm Cảnh trị thứ ba (1665) đời vua Lê Huyền Tông, Phạm Công trứ được Tây Vương Trịnh Tạc giao cho việc khảo đính (Phụ trách sửa chữa và xem xét lại bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” và biên soạn sách “Bốn mươi bảy điều giáo hoá” bổ sung cho hình luật, xây dựng đạo đức, góp phần giữ vững kỉ cương phép nước.
- Vào năm Đinh Mùi (1667) và Kỷ Dậu (1668), Phạm Công Trứ cùng Chúa Trịnh Căn đánh bại quân Mạc tại Cao Bằng, chặn đứng âm mưu của nhà Thanh định mượn cớ “Phục Mạc, diệt Lê” xâm lược nước ta.
- Sau 40 năm phục vụ đất nước, năm Mậu Thân (1668) vua đã phong ông làm “Quốc lão”, được tham dự các việc cơ mật trong Triều. Cũng thời gian này ông đã xin nghỉ hưu ba lần mới được chấp nhận. Đến năm Quý Mùi (1673) triều đình lại mời ông ra làm Tể tướng, coi việc sáu bộ, tham tán viêc cơ mật.
- Ngày 28 tháng 10 năm Ất Mão (1675) Phạm Công trứ qua đời tại quê nhà, thọ 76 tuổi. Cả một cuộc đời phò vua, giúp nước, không màng công danh, phú quý, lưu truyền tiếng thơm cho hậu thế. Cảm tạ công lao to lớn của ông, triều đình cho xây dựng đền thờ ông, vua Lê thương tiếc phong tặng “Thái Tể, thuỵ là Trung Cầu”.
- Cả cuộc đời, ông đã đóng góp công lao xây dựng triều đình, đất nước trong mọi lĩnh vực quân sự, văn hoá, sử học, pháp luật….ông đều có những cống hiến quan trọng, là rường ruột của nước nhà. Ông là niềm vinh dự và tự hào cho quê hương, nơi sinh ra và nuôi dưỡng một danh nhân đã đóng góp công lao to lớn cho dân tộc, dòng họ Phạm có một người con ưu tú lập lên sự nghiệp vẻ vang lưu truyền sử thế.
- Ngày 10 tháng 3 năm 1995 (tức ngày 10 tháng 02 năm Ất Dậu), di tích đền thờ cụ Phạm Công Trứ được xếp hạng là di tích LỊCH SỬ - VĂN HOÁ của dân tộc Việt Nam.
- Ngày nay, hàng năm hai lần nhân dân địa phương cùng các con cháu trong dòng họ lại tế lễ, mở hội vào ngày 17 tháng 3 Âm lịch (kỉ niệm ngày sinh) và ngày 28/10 (ngày mất), nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của ông.
Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên,bánh giày, bánh khúc, bánh tẻ, bánh cuốn, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần... .
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Nghĩa Hiệp:

Hình ảnh về Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên

Hình ảnh Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên
Cánh đồng thôn Yên Thổ- Nghĩa hiệp- Yên Mỹ- Hưng Yên
Hình ảnh Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên
Đền thờ và mộ Phạm Công Trứ- Nghĩa hiệp- Yên Mỹ- Hưng Yên
Hình ảnh Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên
Tương bần Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ - Hưng Yên

Ảnh dự án Phố Nối House
Phố Nối House
Địa chỉ: Xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên

Xã Nghĩa Hiệp gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Nghĩa Hiệp

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Xã Nghĩa Hiệp - Huyện Yên Mỹ - Hưng Yên

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTTt Gdtx Yên MỹXã Nghĩa Hiệp H Yên Mỹ

Chi nhánh / cây ATM tại Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Xã Nghĩa Hiệp - Huyện Yên Mỹ - Hưng Yên

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1BIDVChi nhánh Bắc Hưng YênNgã Tư Phố Nối - Nghĩa Hiệp- Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
2VPBankChi nhánh Hưng YênĐường 39A, Kcn Phố Nối B, Xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên

Cây ATM ngân hàng ở Xã Nghĩa Hiệp - Huyện Yên Mỹ - Hưng Yên

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1BIDVChi nhánh Bắc Hưng YênNgã tư Phố Nối, km1 đường 39, Xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên
2BIDVChi nhánh Hưng YênNgã tư Phố Nối - Nghĩa Hiệp- Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
3PGBankChi nhánh Phố NốiKm1 Đường 39A, Nghĩa Hiệp, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
4VietcombankCông ty TNHH Sufat VNLô C1 – Khu CN Phố Nối B, Xã Nghĩa Hiệp, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
5VietcombankKCN dệt may phố Nối BKCN dệt may phố nối B- xã Nghĩa Hiệp - Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
6VietcombankKCN Thăng Long 2Cổng số 2 KCN Thăng Long 2 - Nghĩa Hiệp - Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
7VietcombankPGD Yên MỹPGD Yên Mỹ - Nghĩa Hiệp - Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
8VPBankVPBank Hưng YênĐường 39A, KCN Phố Nối B, xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên

Ghi chú về Nghĩa Hiệp

Thông tin về Xã Nghĩa Hiệp, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Nghĩa Hiệp, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên