Điều kiện và thủ tục tách sổ đỏ theo quy định mới nhất năm 2021
Trên con đường hẻm này còn có một dãy phòng trọ và có 3 thửa đất khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đó.
Ông Tú đặt câu hỏi về việc ông và 2 người mua chung muốn tách thửa đất thành 3 thửa riêng thì phải làm thủ tục gì? Thủ tục, trình tự xin công nhận đường hiện hữu thực hiện như thế nào?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời thắc mắc của ông Tú như sau:
Việc tách thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thành 3 thửa đất mới được thực hiện theo trình tự, thủ tục:
Điều 75 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ, Khoản 11 Điều 9 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
Theo các quy định trên thì người sử dụng đất khi đề nghị tách thửa đất phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa nộp tại Văn phòng Đăng ký đất đai. Hồ sơ đề nghị tách thửa đất bao gồm: Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK và bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Người dân chuẩn bị hồ sơ tách thửa đất. Ảnh minh họa
Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ tiến hành việc đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển bản trích đo thửa đất mới tách cho những người sử dụng đất để thực hiện việc ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách và tiến hành lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới được tách.
Tuy nhiên, việc tách thửa đất cũng phải đảm bảo các điều kiện tách thửa theo đúng quy định tại Khoản 23 Điều 1 của Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (UBND cấp tỉnh đưa ra quy định cụ thể về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất).
Đề nghị ông Tú liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Buôn Ma Thuột để được hướng dẫn chi tiết cách thực hiện.
Về thủ tục và trình tự xin công nhận đường hiện hữu, do nội dung câu hỏi của ông Tú chưa nêu rõ về nguồn gốc và thông tin về “đường hiện hữu” và các thửa đất nên Bộ Tài nguyên và Môi trường không có cơ sở để trả lời. Đề nghị ông Tú liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để được giải đáp.
Xem thêm:
Bài viết về Tư vấn luật bđs khác
Ghi chú về Điều kiện và thủ tục tách sổ đỏ theo quy định mới nhất năm 2021
Từ khóa tìm kiếm:
Ông Trần Thanh Tú (tỉnh Đắk Lắk) cùng 2 người khác góp tiền mua chung một thửa đất nằm trong con hẻm cụt. Thửa đất có con đường hiện hữu từ trước năm 2010,...