Trang chủ > Tư vấn mua bán thuê bđs

Đặt cọc khi thuê nhà đề phòng bị mất trắng

Tỉnh/TP: Hà Nội Thời gian: 26/3/2019 12:25
Đi thuê nhà, do không thỏa thuận các điều khoản chặt chẽ nên anh Minh đành chấp nhận mất 1 triệu tiền đặt cọc. Trường hợp khác, chị H. cũng mắc bẫy của “siêu lừa” và bị chiếm đoạt tới hơn 100 triệu đồng…

Anh Minh, hiện đang là nhân viên IT cho một công ty ở Hà Nội chia sẻ: "Tối hôm đó, tôi thấy tin cho thuê nhà trọ trên mạng dạng căn hộ mini ở đường Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân giá 2,5 triệu đồng/tháng. Xem hình ảnh thấy phòng còn mới và đẹp, rộng rãi, giờ giấc đi lại tự do nên tôi gọi điện thoại cho chủ nhà hẹn xem phòng". Khi anh Minh đến xem nhà, chủ nhà nói tiền điện nước và internet trung bình khoảng 400. 000 đồng/người/tháng và không có chi phí phát sinh nào khác. Chủ nhà cho biết có nhiều người hẹn xem phòng trong ngày nên anh quyết định đặt cọc 1 triệu để giữ phòng.

Theo lịch hẹn, 5 ngày sau, anh Minh chuyển đồ đến phòng trọ mới. Chủ nhà đưa cho anh bản hợp đồng với nhiều điều khoản không giống thoả thuận trước đó như: Tiền điện nước, internet là 600. 000 đồng/người/tháng, tiền giữ xe là 100. 000/tháng. Ngoài ra, anh Minh còn phải thanh toán tiền vệ sinh, tiền bảo trì và nhiều khoản phí khác. Không những vậy, chủ nhà còn đưa ra nhiều quy định vô lý như hạn chế bạn bè đến chơi, phải về nhà trước 11h30 đêm... Bức xúc vì chủ nhà lật lọng, anh Minh quyết định không thuê nhà và đòi lại tiền cọc. Hai bên xảy ra tranh cãi kịch liệt nhưng chủ nhà quyết không trả tiền. Anh Minh đành dọn đồ sang nhà bạn ở nhờ. Sau đó, nhiều lần anh liên lạc đòi tiền cọc nhưng không được. Sau này, anh Minh mới biết có nhiều người cũng "mắc bẫy" của chủ nhà như anh.

Có không ít người bị lừa mất tiền đặt cọc khi đi thuê nhà. Ảnh minh họa
Có không ít người bị lừa mất tiền đặt cọc khi đi thuê nhà. Ảnh minh họa

Câu chuyện người thuê nhà bị lừa gạt xưa nay không phải chuyện hiếm, đặc biệt là tại những thành phố lớn, nơi có lượng người thuê đông. Mới đây, công an quận Hoàng Mai đã phá vụ án lừa đảo người thuê nhà của đối tượng Bùi Thị Ngọc Anh (quê ở Quảng Ninh, sinh năm 1988). Ngọc Anh đi thuê căn hộ cao cấp ở quận Hoàng Mai để ở nhưng đến khi gần hết hạn hợp đồng thì tự giới thiệu mình là chủ căn hộ đó đăng tin cho thuê nhà. Khách đến xem nhà, Ngọc Anh đưa ra các giấy tờ phô tô về căn hộ như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu, hợp đồng mua bán… để tạo sự tin tưởng.

Ngọc Anh giới thiệu mình được mẹ (chủ sở hữu căn hộ) ủy quyền làm đại diện cho thuê. Đối tượng lấy lý do sắp sinh con cần tiền gấp nên đề nghị khách ký hợp đồng và chuyển khoản tiền thuê nhà theo quý hoặc cả năm cho mình. Một nạn nhân của Ngọc Anh là chị Lê H. đã bị chiếm đoạt số tiền lên đến 108 triệu đồng.

Để tránh trường hợp bị lừa gạt khi đi thuê nhà, người đi thuê nên trực tiếp đến xem nhà và tìm hiểu thật kỹ các điểu khoản trong hợp đồng. Không nên thoả thuận miệng với chủ nhà. Người đi thuê cũng nên hỏi thăm người dân xung quanh về tình trạng ngôi nhà, an ninh khu vực...

Trước khi đặt cọc, người đi thuê phải thống nhất với chủ nhà đầy đủ các thông tin, nếu có thể xem trước hợp đồng tránh trường hợp như của anh Minh. Trong giấy đặt cọc phải phải ghi đầy đủ các thông tin của chủ nhà, giá cả, thời gian đi về, điều kiện lấy lại tiền cọc... và phải có chữ ký của hai bên.

Khánh Trang (TH)

Bài viết về Tư vấn mua bán thuê bđs khác

Ghi chú về Đặt cọc khi thuê nhà đề phòng bị mất trắng

Thông tin về Đặt cọc khi thuê nhà đề phòng bị mất trắng liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác hoặc có dấu hiệu lừa đảo, vui lòng báo với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đi thuê nhà, do không thỏa thuận các điều khoản chặt chẽ nên anh Minh đành chấp nhận mất 1 triệu tiền đặt cọc. Trường hợp khác, chị H. cũng mắc bẫy của...