Xã Phúc Sen, Huyện Quảng Uyên, Tỉnh Cao Bằng
Thông tin tổng quan về Phúc Sen, Quảng Uyên, Cao Bằng
Phúc Sen là 1 xã của huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, nước Việt Nam.
Diện tích 12,84 km²
Dân số 2.041 người
Mật độ 159 người/km²
Xã Phúc Sen bao gồm các xóm: Chang Dưới, Chang Trên, Đâu Cọ, Bản Khào A+B, Lũng Sâu, Lũng Vài, Pắc Rằng, Tình Đông, Tẩư Đông.
Vị trí địa lý
Nằm trên quốc lộ 3 từ thị xã Cao Bằng vào các huyện miền Đông (Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang) của tỉnh đều đi qua xã Phúc Sen. Cách thị xã Cao Bằng khoảng 30 km.
Bắc giáp với xã Quốc Dân, xã Quốc Phong.
Đông giáp thị trấn Quảng Uyên, xã Chí Thảo.
Nam giáp với xã Chí Thảo, xã Tự Do, xã Đoài Khôn.
Tây giáp với xã Đoài Khôn.
Về dân tộc văn hóa
xã Phúc Sen hiện có 420 hộ với khoảng 2000 người. 100% là người dân tộc Nùng (cụ thể là người Nùng An - Dân tộc Nùng chia ra làm nhiều nhánh nhỏ như Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi,...dân tộc Nùng có 13 nhánh). Người Nùng An ở Phúc Sen có truyền thống ở nhà sàn, hiện nay do quá trình hiện đại hóa đã có một số gia đình làm nhà bằng gạch, nhà tầng, nhà cấp 4, nhưng số lượng nhà vẫn chủ yếu là nhà sàn. Người Nùng An ở Phúc Sen trước đây tự dệt thổ cẩm cho việc mặc của dân tộc mình. Quần áo là màu chàm.
Phát triển kinh tế
Ngoài cây lương thực chính như lúa, ngô, bà con còn mở rộng diện tích trồng các cây rau màu khác. Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất các cây trồng mỗi năm đều tăng. Năm 2000, bình quân lương thực đầu người của xã mới đạt 400 kg/ngưòi/năm thì đến năm 2009 đã tăng lên trên 700 kg/người/năm. Xã cũng là địa phương đi đầu trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng với độ che phủ rừng hiện nay trên 80%. Thực hiện chủ trương “Nuôi nhiều con”, bà con đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tận dụng đất đai để trồng hoa màu, trồng cỏ làm thức ăn cho đàn gia súc. Đến nay, đàn trâu của xã có 650 con, đàn bò 315 con, đàn lợn trên 3.000 con, đàn gia cầm trên 18.000 con…
Làng ghề truyền thống
Người Nùng An ở Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có nghề rèn. Nghề rèn đã xuất hiện ở Xã Phúc Sen cách đây rất lâu (chưa biết cụ thể là bao lâu, nhưng chắc chắn trên 200 năm). Cả xã hiện có 157 lò rèn với 470 thợ, hằng năm sản xuất được hàng vạn nông cụ cầm tay như dao, búa, liềm, lưỡi cày, bừa, cuốc… tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Sản phẩm rèn truyền thống của người dân Phúc Sen ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng bởi chất lượng tốt, không những có mặt trên địa bàn trong tỉnh mà đã vươn ra khắp cả nước.
Có thể nói đây là một trong những làng nghề độc đáo nhất ở tỉnh Cao Bằng cũng như ở cả Việt Nam. Cũng chính vì có nghề rèn độc đáo này mà hàng năm lượng khách du lịch đến với xã Phúc Sen tương đối lớn, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Văn hóa xã hội
Người Nùng có lễ hội Thanh Minh diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Là xã vùng II của huyện Quảng Uyên, Phúc Sen có 418 hộ, gần 2.000 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Nùng sinh sống ở 10 thôn, bản. Toàn xã chỉ có 267 ha đất canh tác và nhất là không chủ động được nước tưới tiêu nên điều kiện sản xuất hết sức khó khăn.
Các vị lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam khi lên thăm tỉnh Cao Bằng hầu hết đều đến thăm xã Phúc Sen, như: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng,...
Diện tích 12,84 km²
Dân số 2.041 người
Mật độ 159 người/km²
Xã Phúc Sen bao gồm các xóm: Chang Dưới, Chang Trên, Đâu Cọ, Bản Khào A+B, Lũng Sâu, Lũng Vài, Pắc Rằng, Tình Đông, Tẩư Đông.
Vị trí địa lý
Nằm trên quốc lộ 3 từ thị xã Cao Bằng vào các huyện miền Đông (Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang) của tỉnh đều đi qua xã Phúc Sen. Cách thị xã Cao Bằng khoảng 30 km.
Bắc giáp với xã Quốc Dân, xã Quốc Phong.
Đông giáp thị trấn Quảng Uyên, xã Chí Thảo.
Nam giáp với xã Chí Thảo, xã Tự Do, xã Đoài Khôn.
Tây giáp với xã Đoài Khôn.
Về dân tộc văn hóa
xã Phúc Sen hiện có 420 hộ với khoảng 2000 người. 100% là người dân tộc Nùng (cụ thể là người Nùng An - Dân tộc Nùng chia ra làm nhiều nhánh nhỏ như Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi,...dân tộc Nùng có 13 nhánh). Người Nùng An ở Phúc Sen có truyền thống ở nhà sàn, hiện nay do quá trình hiện đại hóa đã có một số gia đình làm nhà bằng gạch, nhà tầng, nhà cấp 4, nhưng số lượng nhà vẫn chủ yếu là nhà sàn. Người Nùng An ở Phúc Sen trước đây tự dệt thổ cẩm cho việc mặc của dân tộc mình. Quần áo là màu chàm.
Phát triển kinh tế
Ngoài cây lương thực chính như lúa, ngô, bà con còn mở rộng diện tích trồng các cây rau màu khác. Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất các cây trồng mỗi năm đều tăng. Năm 2000, bình quân lương thực đầu người của xã mới đạt 400 kg/ngưòi/năm thì đến năm 2009 đã tăng lên trên 700 kg/người/năm. Xã cũng là địa phương đi đầu trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng với độ che phủ rừng hiện nay trên 80%. Thực hiện chủ trương “Nuôi nhiều con”, bà con đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tận dụng đất đai để trồng hoa màu, trồng cỏ làm thức ăn cho đàn gia súc. Đến nay, đàn trâu của xã có 650 con, đàn bò 315 con, đàn lợn trên 3.000 con, đàn gia cầm trên 18.000 con…
Làng ghề truyền thống
Người Nùng An ở Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có nghề rèn. Nghề rèn đã xuất hiện ở Xã Phúc Sen cách đây rất lâu (chưa biết cụ thể là bao lâu, nhưng chắc chắn trên 200 năm). Cả xã hiện có 157 lò rèn với 470 thợ, hằng năm sản xuất được hàng vạn nông cụ cầm tay như dao, búa, liềm, lưỡi cày, bừa, cuốc… tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Sản phẩm rèn truyền thống của người dân Phúc Sen ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng bởi chất lượng tốt, không những có mặt trên địa bàn trong tỉnh mà đã vươn ra khắp cả nước.
Có thể nói đây là một trong những làng nghề độc đáo nhất ở tỉnh Cao Bằng cũng như ở cả Việt Nam. Cũng chính vì có nghề rèn độc đáo này mà hàng năm lượng khách du lịch đến với xã Phúc Sen tương đối lớn, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Văn hóa xã hội
Người Nùng có lễ hội Thanh Minh diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Là xã vùng II của huyện Quảng Uyên, Phúc Sen có 418 hộ, gần 2.000 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Nùng sinh sống ở 10 thôn, bản. Toàn xã chỉ có 267 ha đất canh tác và nhất là không chủ động được nước tưới tiêu nên điều kiện sản xuất hết sức khó khăn.
Các vị lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam khi lên thăm tỉnh Cao Bằng hầu hết đều đến thăm xã Phúc Sen, như: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng,...
Xem thêm:
Hình ảnh về Phúc Sen, Quảng Uyên, Cao Bằng
Bản Pắc Rằng xã Phúc Sen huyện Quảng Uyên
Hát Hèo phưn được đồng bào dân tộc Nùng xã Phúc Sen
Làng rèn Phúc Sen thuộc xã Phúc Sen huyện Quảng Uyên
Trồng mới rau dạ hiến tại xã Phúc Sen
Dự án bất động sản tại Xã Phúc Sen, Quảng Uyên - Cao Bằng
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Phúc Sen, Quảng Uyên - Cao Bằng
Xã Phúc Sen gần với xã, phường nào?
Vị trí Phúc Sen
Ghi chú về Phúc Sen
Thông tin về Xã Phúc Sen, Huyện Quảng Uyên, Tỉnh Cao Bằng liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phúc Sen, Huyện Quảng Uyên, Tỉnh Cao Bằng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phúc Sen, Quảng Uyên, Cao Bằng
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phúc Sen, Huyện Quảng Uyên, Tỉnh Cao Bằng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phúc Sen, Quảng Uyên, Cao Bằng