Tỉnh thành VN > Kiên Giang > Huyện Gò Quao > Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc

Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Huyện Gò Quao, Tỉnh Kiên Giang

Thông tin tổng quan về Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Gò Quao, Kiên Giang

Vĩnh Hòa Hưng Bắc là 1 xã của huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

Bưu điện Gò Quao: (0297) 3824072
UBND Gò Quao: 077.824022
BVDK Gò Quao: 077. 382 4327
Nhà nghỉ Thanh Nhàn: 077 2670888
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 0633828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Đặt vé xe: (0297) 3656656

Địa hình thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 47,79 km²
Tổng số dân: 13.162 người(1999).
Tọa độ: 9°48′26″B 105°23′9″Đ
Xã cách trung tâm hành chính của huyện 14 km. Phía Đông giáp Vị Tân (Thành Phố Vị Thanh), phía tây giáp với xã Định An, phía Nam giáp với xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, phía Bắc giáp với xã Hòa Thuận (huyện Giồng Riềng). Dân tộc Kinh chiếm phần lớn 93.83%, dân tộc Khmer chiếm 5.97% và dân tộc Hoa không đáng kể chiếm 0.2%.

Lịch sử


Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên quận Gò Quao thành quận Kiên Hưng thuộc tỉnh Kiên Giang vừa mới thành lập. Năm 1961, lại giao quận Kiên Hưng về cho tỉnh Chương Thiện quản lý.
Về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam), tên huyện Gò Quao thuộc tỉnh Rạch Giá vẫn được duy trì cho tới năm 1975.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Rạch Giá lúc bấy giờ vẫn đặt huyện Gò Quao thuộc tỉnh Rạch Giá cho đến đầu năm 1976.
Từ tháng 2 năm 1976, Gò Quao trở thành tên huyện của tỉnh Kiên Giang, gồm có 7 xã là: Vĩnh Hoà Hưng, Vĩnh Phước, Vĩnh Tuy, Thới Quản, Thủy Liễu, Định Hoà, Định An.
Ngày 10 tháng 10 năm 1981, huyện Gò Quao lập 3 xã mới: Vĩnh Hoà Thạnh, Vĩnh Hoà Dũng, Vĩnh Hiệp Hoà. Ngày 27-09-1983, lập thêm 8 xã mới: Vĩnh Thắng, Vĩnh Hùng, Thới An, Thủy Tiến, Định Thành, Tân Hoà Lợi, Phước Tân, Phước An. Ngày 24 tháng 5 năm 1988, giải thể các xã: Vĩnh Thắng, Vĩnh Hoà Hưng, Vĩnh Hoà Thạnh, Vĩnh Hoà Dũng, Vĩnh Hiệp Hoà, Phước Tân, Định Thành, Thới An; lập mới thị trấn Gò Quao và 2 xã: Vĩnh Hoà Hưng Bắc, Vĩnh Hoà Hưng Nam.
Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, chia xã Vĩnh Phước thành 2 xã: Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B. Xã Vĩnh Phước A có 4.198 ha diện tích tự nhiên và 9.899 nhân khẩu. Xã Vĩnh Phước B có 2.822 ha diện tích tự nhiên và 9.835 nhân khẩu.
Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 84/2001/NĐ - CP, thành lập xã Vĩnh Thắng trên cơ sở 3.383 ha diện tích tự nhiên và 10.325 nhân khẩu xã Vĩnh Tuy. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Tuy còn lại 3.442 ha diện tích tự nhiên và 10.905 nhân khẩu.
Cuối năm 2004, huyện Gò Quao có thị trấn Gò Quao và 10 xã là: Vĩnh Hoà Hưng Bắc, Vĩnh Hoà Hưng Nam, Định Hoà, Thới Quản, Định An, Thủy Liễu, Vĩnh Phước A, Vĩnh Phước B, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 97/2005/NĐ - CP, điều chỉnh 280 ha diện tích tự nhiên và 1.230 nhân khẩu của xã Vĩnh Phước B về thị trấn Gò Quao quản lý.

Kinh tế- giao thông

Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang chiếm hơn 14%, nhưng hiện nay, con số này giảm còn 6,8% và tiếp tục xuống thấp. Đời sống nhân dân cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn vùng sâu, vùng xa Vĩnh Hòa Hưng Bắc không ngừng đổi thay, bừng lên sức sống mới. Thành quả đáng khích lệ đó có sự đóng góp của hồ tiêu mà người dân ở đây quen gọi là “Cây xóa tiêu đói nghèo”. Nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu chính đáng từ nguồn lợi kinh tế cây tiêu.
* Hồ tiêu "cây xóa đói giảm nghèo"
Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc hiện có khoảng 120 hộ trồng tiêu, với diện tích trên dưới 90 ha. Khác với nhiều địa phương có nghề trồng tiêu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước là nông dân ở đây sử dụng cây tràm để làm nọc cho dây tiêu đeo bám, sinh trưởng và phát triển. Ông Nguyễn Văn Đạt, Bí thư - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang cho biết: Cây tràm làm nọc tiêu rẻ tiền, tán cây nhỏ, thẳng đứng với lớp vỏ bên ngoài giúp dây tiêu bám rễ bền chặt, hút nước tốt. Bình quân 1.000 m² đất vườn trồng 200 - 300 nọc tiêu. Mô hình “cây tiêu leo cây tràm” phát triển mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây không những mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân mà còn tạo ra môi trường sinh thái xanh - sạch trong lành.
Đến tham quan vườn tiêu đang mang buồng sẽ bắt đầu chín cho thu hoạch tiêu hạt vào sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 của bác Trần Vũ Phong ở ấp 3, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang mới thấy cây tiêu giúp những người nông dân ở đây thật sự đổi đời. ở một vùng đất sản xuất nông nghiệp khó khăn, nhất là trồng lúa năng suất thấp, không đảm bảo ăn chắc, kinh tế gia đình chậm phát triển, bác Phong và nhiều nông dân nơi đây mạnh dạn đầu tư chuyển sang trồng hồ tiêu mà trước đó chưa một ai dám tin loài cây dây leo này mang đến cho họ cuộc sống sung túc như bây giờ. Bác Trần Vũ Phong cho biết: Vườn tiêu của gia đình tôi có tổng số diện tích theo km2 8.000 m², trong đó 5.000 m² đã cho sản phẩm tiêu hạt, với sản lượng hơn 2 tấn/vụ. Sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư sản xuất khoảng 50 triệu đồng, còn lãi hơn 200 triệu đồng. Một nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân ở một địa phương mà trước đây thuộc loại nghèo nhất nơi miền châu thổ Cửu Long.
Theo bác Phong, trồng một công tiêu (1.000 m²) cần vốn đầu tư 15 - 20 triệu đồng để lên liếp, mua tràm làm nọc, tiêu giống, phân bón, thuê công lao động… Sau 2 năm, tiêu bắt đầu cho sản phẩm tiêu hạt và dòng đời của chúng kéo dài 15 - 20 năm, với năng suất bình quân 400 - 500 kg/công/vụ. Hiện nay, hầu hết các hộ trồng tiêu ở xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, nhà cửa xây cất khang trang, đóng góp xây dựng cầu, đường bê tông nông thôn liên ấp.
* Nâng cao giá trị cho sản phẩm hồ tiêu
Từ hiệu quả của mô hình “cây tiêu leo cây tràm” của xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao đang có kế hoạch nhân rộng trên toàn địa bàn ở những nơi có điều kiện thích hợp, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm tiêu hạt ổn định gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển thành những làng nghề sinh thái xanh, sạch, đẹp phục vụ du khách tham quan, du lịch.
Ông Nguyễn Việt Xô, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang cho biết, huyện đang tiến hành quy hoạch vùng trồng tiêu từ nay đến năm 2015 khoảng 120 ha. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng đê bao chống lũ, trạm bơm điện kết hợp tập huấn kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh gây hại, xây dựng thương hiệu tập thể tiêu Vĩnh Hòa Hưng Bắc nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường và nâng cao giá trị kinh tế cây hồ tiêu.
Nông dân xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc kỳ vọng, trong đầu tư phát triển cây tiêu, giá cả thị trường giữ được ở mức ổn định, với mức bình quân 120.000 đồng/kg người nông dân có lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm tiêu hạt để nâng cao giá trị kinh tế hồ tiêu. Ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu để nâng cao năng suất, chất lượng hạt tiêu, Nhà nước cần hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho những hộ nghèo cải tạo vườn tạp phát triển vườn tiêu, giúp họ xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng./.QT

Văn hóa- du lịch

Ở Gò Quao, ai cũng biết đến sư Trần Nhiếp, thượng tọa chùa Thanh Gia, xã Định Hoà, 40 năm qua, nhà sư liên tục đi khảo sát, vận động, thiết kế xây cầu bê tông và xây nhà tình thương tại các xã nghèo trên khắp huyện. Tới năm 2007 đã có gần trăm cây cầu trị giá hàng tỷ đồng “mọc” lên ở các xã Vĩnh Phước, Định An, Định Hoà, Thủy Liễu...huyện Gò Quao và các xã khác ở huyện Giồng Riềng. Riêng huyện Gò Quao giờ đây đã không còn cây cầu khỉ nào.
Chùa Tổng Quản
Chùa thuộc xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, có tuổi đời trên 300 năm. Nơi đây không chỉ là nơi sinh họat văn hóa tinh thần gắn liền với lịch sử cộng đồng dân cư, mà ghi dấu lịch sử cách mạng suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Cuối thế kỷ thứ 17, dưới sự trụ trì của hòa thượng Danh Hoàng (Tà Hoang), đồng bào người Khmer và phật tử ở đây đã khai phá rừng hoang, đuổi thú dữ, dựng lên một ngôi chùa thờ Phật. Khi mới dựng, ngôi chùa có tên gọi theo tiếng Khmer là KOMPÔNG KROBÂY (Chùa Bến Trâu). Đến năm 1948, chùa Tổng Quản được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố (chỉ giữ cột kèo cũ) với lối kiến trúc đặc sắc của ngôi chùa khmer truyền thống.
Từ năm 1952, chùa được gọi là WATT SARÂY SUASĐÂY (Chùa Tự do - Hạnh phúc) đồng bào địa phương cũng quen gọi là chùa Tổng quản.
Chùa Thnol Chum, Thủy Liễu (Chùa Cả Bần Lớn)
Đặc sản
Bánh canh ghẹ chả, Gỏi cá trích, Bún cá, Nấm tràm, Bánh thốt nốt, Cà xỉu, Hải Sâm, Bánh tét Cật Phú Quốc, Hồ Tiêu Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc, rượu Sim, Tiết Canh Cua, Món Nhum, Chả Cua, chả trứng cá ngát, Cà xíu muối, hủ tiếu Hà Tiên, Bún Kèn, Bún Nhâm, Cá nhám giàu nấu canh chua sả nghệ, Bánh thốt nốt, Xôi Hà Tiên, Ốc Giác, Khóm Tắc Cậu, bánh tráng Thạnh Hưng ...

Hình ảnh về Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Gò Quao, Kiên Giang


Cây cầu tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc- Gò Quao- Kiên Giang

Cây tiêu xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc- Gò Quao- Kiên Giang

Cụm công nghiệp xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc- Gò Quao- Kiên Giang

Dự án bất động sản tại Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Gò Quao - Kiên Giang

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Gò Quao - Kiên Giang

Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc gần với xã, phường nào?

Vị trí Vĩnh Hòa Hưng Bắc

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc - Huyện Gò Quao - Kiên Giang

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThcs Vĩnh Hoà Hưng BắcXã Vĩnh Hoà Hưng Bắc -Gò Quao -Kiên Giang

Ghi chú về Vĩnh Hòa Hưng Bắc

Thông tin về Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Huyện Gò Quao, Tỉnh Kiên Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Huyện Gò Quao, Tỉnh Kiên Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Gò Quao, Kiên Giang