Xã Đào Thịnh, Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái
Thông tin tổng quan về Đào Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái
Đào Thịnh là 1 xã của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, nước Việt Nam.
Tổng số dân vào năm 1999 là 2400 người, mật độ dân số tương ứng 177 người/km².
Suốt một dải đất dưới chân núi Chóp Dù, những đồi quế to, nhỏ xanh ngăn ngắt một màu trải dài mênh mông. Hợp tác xã 6-12 xã Đào Thịnh trước đây chỉ là một tổ hợp tác với hơn chục anh em đã từng phục vụ trong quân đội tham gia. Ban đầu, anh em trong tổ hợp tác cũng chỉ nhận khoán bảo vệ rừng, rồi trồng thêm lúa nương, sắn, gừng, quế, tre Bát Độ và nuôi thêm ít con gia súc, gia cầm theo kiểu "lấy ngắn nuôi dài".
Năm 2004, tổ hợp tác được chuyển đổi thành HTX và hoạt động theo luật. Sau nhiều năm gây dựng, đến nay HTX đã có 80 ha rừng trồng, trong đó có 60 ha quế, trong đó có nhiều diện tích đang ở giai đoạn từ 7 đến 10 năm tuổi. Diện tích còn lại là bồ đề, keo, tre Bát Độ. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ nhiệm HTX 6-12 xã Đào Thịnh cho biết: "Hiện nay, mỗi năm doanh thu của HTX 6-12 xã Đào Thịnh đạt từ 1,1 tỷ đến 1,3 tỷ đồng, chủ yếu là thu từ tiền bán quế vỏ, tinh dầu quế tận thu từ cành và lá quế tỉa thưa, rồi gừng củ, sắn tươi và hơn 3 ha chè Bát Tiên. Sau khi trừ mọi chi phí sản xuất, trung bình 1 năm mỗi xã viên HTX có thu nhập từ 65 đến 70 triệu đồng. Để có được thành quả đó, những năm qua, cán bộ, xã viên và người lao động của HTX 6-12 xã Đào Thịnh đã chủ động đầu tư vốn, tích cực trồng rừng, tham gia quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có".
Đào Thịnh là xã vùng thấp của huyện Trấn Yên nằm ven con sông Hồng. Hiện tại, Đào Thịnh có gần 860 ha rừng, chủ yếu là rừng trồng sản xuất. Để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, những năm gần đây, cùng với công tác trồng mới rừng theo kế hoạch hàng năm của huyện, xã Đào Thịnh còn có nhiều biện pháp nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng của xã. Ông Chu Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết: "Trong những năm qua chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của rừng. Do vậy, nhận thức về phát triển kinh tế rừng của nhân dân trong huyện đã được nâng lên. Trên địa bàn xã hầu như không xảy ra tình trạng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện".
Theo quy hoạch 3 loại rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Trấn Yên có trên 46.500 ha, trong đó có trên 14.000 ha rừng tự nhiên phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất; trên 32.000 ha rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ. Trước năm 1992, do khai thác rừng bừa bãi cùng với nhân dân tự ý đốt nương làm rẫy đã làm giảm đáng kể diện tích rừng. Với quyết tâm làm xanh lại những cánh rừng, từ những năm 1993, huyện Trấn Yên đã vận động nhân dân nhận đất trồng rừng, tuyên truyền, hướng dẫn người dân bảo vệ và phát triển vốn rừng. Người dân trồng rừng được cung cấp cây giống, vật tư kịp thời vụ, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc. Trồng rừng sản xuất đã trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt là ở các xã vùng cao, trước đây, người dân chỉ quen phát rừng làm nương rẫy đã tích cực trồng rừng phát triển kinh tế. Nhờ đó, diện tích rừng kinh tế ngày một lớn. Bình quân mỗi năm huyện trồng mới 1.700 - 2.000 ha rừng. Riêng năm 2012, toàn huyện đã trồng mới được gần 1.850 ha rừng tập trung, đạt 123% kế hoạch năm và trồng được gần 1 triệu 500 nghìn cây phân tán các loại, đạt 145% kế hoạch. Ông Phạm Lâm Phóng - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: Những năm qua, huyện Trấn Yên đã vận động bà con nông dân trồng những loại cây có vốn đầu tư thấp, dễ trồng và chăm sóc chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị kinh tế cao như: keo lai, keo hạt, bồ đề, măng tre Bát Độ. Cùng với trồng rừng huyện cũng làm tốt công tác quy hoạch, trồng rừng tập trung tạo vùng nguyên liệu hàng hoá gắn với chế biến. Để nâng cao giá trị từ gỗ rừng trồng, huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút vốn đầu tư, mở nhà máy, cơ sở chế biến gỗ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng là động lực để bà con tích cực trồng rừng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người trồng rừng.
Ngoài các loại cây nguyên liệu giấy thì trồng tre Bát Độ lấy măng đang trở thành một bước đột phá trong phát triền kinh tế rừng ở Trấn Yên. Đến nay, huyện Trấn Yên đã có vùng nguyên liệu tre Bát Độ lấy măng gần 1.800 ha, trong đó có 1500 ha đã cho thu hoạch. Không chỉ góp phần phủ xanh đất trống mà cây tre Bát Độ còn trở thành cây giúp nông dân Trấn Yên xóa đói, giảm nghèo. Bình quân mỗi năm, đồng bào ở 12 xã vùng quy hoạch trồng tre Bát Độ lấy măng của huyện thu được trên 20 tỷ đồng từ cây tre Bát Độ.
Để quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn, những năm qua, Hạt kiểm lâm huyện Trấn Yên đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, các thôn, bản tăng cường tuyên truyền vận động người dân sống gần rừng chấp hành nghiêm các quy định trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp, người dân đã hiểu và tham gia quản lý bảo vệ rừng, tố giác các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Hạt kiểm lâm huyện đã xây dựng các kế hoạch về kiểm tra, truy quét tình trạng phá rừng khai thác, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép. Đồng thời các trạm kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương, các chủ rừng triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát rừng để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm. Nhờ đó, trên địa bàn không có những điểm nóng về phá rừng, số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng năm sau luôn giảm hơn năm trước.
Năm 2013, bên cạnh mục tiêu phấn đấu trồng mới 2.400 ha rừng sản xuất, chủ yếu là cây nguyên liệu giấy, tre Bát Độ, quế đặc sản; huyện Trấn Yên sẽ khoán bảo vệ trên 10.000 ha rừng cho các tổ, nhóm hộ gia đình, duy trì tỷ lệ che phủ rừng của huyện. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ông Đào Xuân Quang, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Trấn Yên cho biết: Trong thời gian tới, lực lượng kiểm lâm huyện sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng để nhân dân hiểu, tích cực trồng mới rừng và tham gia bảo vệ rừng. Hạt kiểm lâm huyện cũng sẽ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.
Phát huy những thành tích đã đạt được trong công tác phát triển và bảo vệ vốn rừng và với những biện pháp mà huyện đã đề ra trong năm 2013, chắc chắn huyện Trấn Yên sẽ làm tốt hơn nữa công tác phát triển, bảo vệ vốn rừng để rừng Trấn Yên ngày một thêm xanh mỗi khi xuân về.
Diện tích - Dân số
Xã Đào Thịnh có tổng số diện tích theo km2 13,58 km²,Tổng số dân vào năm 1999 là 2400 người, mật độ dân số tương ứng 177 người/km².
Kinh tế
Trang trại của hợp tác xã 6-12 xã Đào ThịnhSuốt một dải đất dưới chân núi Chóp Dù, những đồi quế to, nhỏ xanh ngăn ngắt một màu trải dài mênh mông. Hợp tác xã 6-12 xã Đào Thịnh trước đây chỉ là một tổ hợp tác với hơn chục anh em đã từng phục vụ trong quân đội tham gia. Ban đầu, anh em trong tổ hợp tác cũng chỉ nhận khoán bảo vệ rừng, rồi trồng thêm lúa nương, sắn, gừng, quế, tre Bát Độ và nuôi thêm ít con gia súc, gia cầm theo kiểu "lấy ngắn nuôi dài".
Năm 2004, tổ hợp tác được chuyển đổi thành HTX và hoạt động theo luật. Sau nhiều năm gây dựng, đến nay HTX đã có 80 ha rừng trồng, trong đó có 60 ha quế, trong đó có nhiều diện tích đang ở giai đoạn từ 7 đến 10 năm tuổi. Diện tích còn lại là bồ đề, keo, tre Bát Độ. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ nhiệm HTX 6-12 xã Đào Thịnh cho biết: "Hiện nay, mỗi năm doanh thu của HTX 6-12 xã Đào Thịnh đạt từ 1,1 tỷ đến 1,3 tỷ đồng, chủ yếu là thu từ tiền bán quế vỏ, tinh dầu quế tận thu từ cành và lá quế tỉa thưa, rồi gừng củ, sắn tươi và hơn 3 ha chè Bát Tiên. Sau khi trừ mọi chi phí sản xuất, trung bình 1 năm mỗi xã viên HTX có thu nhập từ 65 đến 70 triệu đồng. Để có được thành quả đó, những năm qua, cán bộ, xã viên và người lao động của HTX 6-12 xã Đào Thịnh đã chủ động đầu tư vốn, tích cực trồng rừng, tham gia quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có".
Đào Thịnh là xã vùng thấp của huyện Trấn Yên nằm ven con sông Hồng. Hiện tại, Đào Thịnh có gần 860 ha rừng, chủ yếu là rừng trồng sản xuất. Để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, những năm gần đây, cùng với công tác trồng mới rừng theo kế hoạch hàng năm của huyện, xã Đào Thịnh còn có nhiều biện pháp nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng của xã. Ông Chu Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết: "Trong những năm qua chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của rừng. Do vậy, nhận thức về phát triển kinh tế rừng của nhân dân trong huyện đã được nâng lên. Trên địa bàn xã hầu như không xảy ra tình trạng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện".
Theo quy hoạch 3 loại rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Trấn Yên có trên 46.500 ha, trong đó có trên 14.000 ha rừng tự nhiên phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất; trên 32.000 ha rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ. Trước năm 1992, do khai thác rừng bừa bãi cùng với nhân dân tự ý đốt nương làm rẫy đã làm giảm đáng kể diện tích rừng. Với quyết tâm làm xanh lại những cánh rừng, từ những năm 1993, huyện Trấn Yên đã vận động nhân dân nhận đất trồng rừng, tuyên truyền, hướng dẫn người dân bảo vệ và phát triển vốn rừng. Người dân trồng rừng được cung cấp cây giống, vật tư kịp thời vụ, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc. Trồng rừng sản xuất đã trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt là ở các xã vùng cao, trước đây, người dân chỉ quen phát rừng làm nương rẫy đã tích cực trồng rừng phát triển kinh tế. Nhờ đó, diện tích rừng kinh tế ngày một lớn. Bình quân mỗi năm huyện trồng mới 1.700 - 2.000 ha rừng. Riêng năm 2012, toàn huyện đã trồng mới được gần 1.850 ha rừng tập trung, đạt 123% kế hoạch năm và trồng được gần 1 triệu 500 nghìn cây phân tán các loại, đạt 145% kế hoạch. Ông Phạm Lâm Phóng - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: Những năm qua, huyện Trấn Yên đã vận động bà con nông dân trồng những loại cây có vốn đầu tư thấp, dễ trồng và chăm sóc chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị kinh tế cao như: keo lai, keo hạt, bồ đề, măng tre Bát Độ. Cùng với trồng rừng huyện cũng làm tốt công tác quy hoạch, trồng rừng tập trung tạo vùng nguyên liệu hàng hoá gắn với chế biến. Để nâng cao giá trị từ gỗ rừng trồng, huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút vốn đầu tư, mở nhà máy, cơ sở chế biến gỗ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng là động lực để bà con tích cực trồng rừng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người trồng rừng.
Ngoài các loại cây nguyên liệu giấy thì trồng tre Bát Độ lấy măng đang trở thành một bước đột phá trong phát triền kinh tế rừng ở Trấn Yên. Đến nay, huyện Trấn Yên đã có vùng nguyên liệu tre Bát Độ lấy măng gần 1.800 ha, trong đó có 1500 ha đã cho thu hoạch. Không chỉ góp phần phủ xanh đất trống mà cây tre Bát Độ còn trở thành cây giúp nông dân Trấn Yên xóa đói, giảm nghèo. Bình quân mỗi năm, đồng bào ở 12 xã vùng quy hoạch trồng tre Bát Độ lấy măng của huyện thu được trên 20 tỷ đồng từ cây tre Bát Độ.
Để quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn, những năm qua, Hạt kiểm lâm huyện Trấn Yên đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, các thôn, bản tăng cường tuyên truyền vận động người dân sống gần rừng chấp hành nghiêm các quy định trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp, người dân đã hiểu và tham gia quản lý bảo vệ rừng, tố giác các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Hạt kiểm lâm huyện đã xây dựng các kế hoạch về kiểm tra, truy quét tình trạng phá rừng khai thác, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép. Đồng thời các trạm kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương, các chủ rừng triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát rừng để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm. Nhờ đó, trên địa bàn không có những điểm nóng về phá rừng, số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng năm sau luôn giảm hơn năm trước.
Năm 2013, bên cạnh mục tiêu phấn đấu trồng mới 2.400 ha rừng sản xuất, chủ yếu là cây nguyên liệu giấy, tre Bát Độ, quế đặc sản; huyện Trấn Yên sẽ khoán bảo vệ trên 10.000 ha rừng cho các tổ, nhóm hộ gia đình, duy trì tỷ lệ che phủ rừng của huyện. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ông Đào Xuân Quang, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Trấn Yên cho biết: Trong thời gian tới, lực lượng kiểm lâm huyện sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng để nhân dân hiểu, tích cực trồng mới rừng và tham gia bảo vệ rừng. Hạt kiểm lâm huyện cũng sẽ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.
Phát huy những thành tích đã đạt được trong công tác phát triển và bảo vệ vốn rừng và với những biện pháp mà huyện đã đề ra trong năm 2013, chắc chắn huyện Trấn Yên sẽ làm tốt hơn nữa công tác phát triển, bảo vệ vốn rừng để rừng Trấn Yên ngày một thêm xanh mỗi khi xuân về.
Xem thêm:
Hình ảnh về Đào Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái
Lãnh đạo huyện Trấn Yên thăm xưởng chế biến tinh dầu quế của Hợp tác xã 6-12 ở xã Đào Thịnh.
Thạp đồng Đào Thịnh
Mô hình chăn nuôi lợn của bà con trong xã
Dự án bất động sản tại Xã Đào Thịnh, Trấn Yên - Yên Bái
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Đào Thịnh, Trấn Yên - Yên Bái
Xã Đào Thịnh gần với xã, phường nào?
Vị trí Đào Thịnh
Ghi chú về Đào Thịnh
Thông tin về Xã Đào Thịnh, Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Đào Thịnh, Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đào Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Đào Thịnh, Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đào Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái