Xã Sùng Đô, Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái
Thông tin tổng quan về Sùng Đô, Văn Chấn, Yên Bái
Sùng Đô là 1 xã của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nước Việt Nam.
Tổng số dân vào năm 1999 là 1.259 người, mật độ dân số tương ứng 31 người/km².
Nằm ở độ cao trên 1.200m, Sùng Đô là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Văn Chấn. Từ quốc lộ 37 đến xã chỉ khoảng 12km nhưng đi xe máy phải hơn 2 tiếng đồng hồ. Tuy đã được Nhà nước đầu tư mở rộng nhưng do lâu ngày không được sửa chữa nên tuyến đường đến xã đã xuống cấp trầm trọng. Mùa mưa, nước suối Bản Mười lên cao, Sùng Đô như một ốc đảo, lọt thỏm trong rừng sâu, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Đã có những buổi họp của Hội đồng nhân dân huyện Văn Chấn vắng toàn bộ đại biểu của hai xã Sùng Đô và Nậm Mười.
Xưa kia, ai đã từng đến Sùng Đô đều thấy cái khó, cái nghèo đeo bám người dân nơi đây. Đã có nhiều bậc phụ huynh đưa con em lên công tác hào hứng là vậy nhưng khi đi được nửa chặng đường đã ôm nhau khóc rồi khoác túi quay về. Các cụ cao niên ở Sùng Đô kể lại rằng, ngày xưa khổ lắm, chẳng biết làm gì để có cái ăn cho no cái bụng. Giờ dân mình biết làm ruộng, biết chăn nuôi, cuộc sống đã khá hơn. Đa số ở đây là đồng bào dân tộc Mông, sinh sống chủ yếu ở trên các triền đồi, chỉ biết dựa vào rừng để mưu sinh.
Một số hộ ở thôn Ngã Hai, Ngã Ba, Nà Nọi là vùng thấp, ven suối, có điều kiện cấy lúa nước nhưng do không có kỹ thuật nên năng suất lúa rất thấp, họ lại phá rừng làm nương. Từng cánh rừng già cứ thế bị chặt hạ, có những gốc cây cổ thụ đến vài người ôm chỉ còn gốc mục nát, người già, người trẻ quanh năm ở trên nương và họ dựng luôn lều để ở.
Cuộc sống khó khăn, khi cái ăn còn chưa đủ thì làm sao có thể lo đến cái khác. Chính vì vậy, Sùng Đô là địa phương có tỷ lệ thất học thuộc diện cao của huyện. Trước thực trạng này, Đảng ủy, chính quyền xã và nhân dân đã cùng nhau bàn chuyện xóa mù, xóa nghèo. Xã cử cán bộ đến từng hộ dân để vận động, khuyến khích cho con em đến trường đồng thời tích cực tìm nhiều giải pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thử nghiệm.
Xác định muốn kinh tế - xã hội ở Sùng Đô phát triển cần một “cú hích” tạo đà, huyện Văn Chấn chỉ đạo xã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư của Nhà nước để xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn. Hàng loạt các hạng mục hạ tầng được đầu tư cho Sùng Đô với số vốn hàng chục tỷ đồng như: trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, điện lưới… Đặc biệt, Sùng Đô tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng dẫn nhân dân trồng và thâm canh lúa nước, trồng cây thảo quả, quế, trồng rừng sản xuất, hình thành các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi…
Chỉ tay về phía 20ha thảo quả ở thôn Giàng Pằng sắp cho thu hoạch, đồng chí Vàng Vạn Chống - Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: “Trước kia, xã còn nhiều rừng già, gỗ quý thì nhiều vô kể nhưng giờ chỉ giữ lại được một ít. Cây thảo quả bắt đầu được trồng dưới tán rừng già từ năm, bảy năm trước. Lúc đầu thiếu kỹ thuật chăm sóc, cả rừng chỉ cho thu hoạch gần 3 tạ quả khô, người dân thấy vậy lắc đầu chán nản. Giờ thì cây thảo quả ngày càng năng suất, diện tích của toàn xã lên tới 35ha, năng suất đạt 2 tấn quả khô/ha, thu nhập bình quân gần 3 tỷ đồng mỗi năm. Xã đang chỉ đạo mở rộng diện tích cây thảo quả và hy vọng ngoài cây lúa, đây sẽ là loại cây giúp người dân Sùng Đô thoát nghèo”.
Sau nhiều năm tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến nay, diện mạo Sùng Đô đã có nhiều thay đổi. Gần 100ha lúa được thâm canh bằng các loại giống mới cho năng suất cao, địa phương còn chỉ đạo nhân dân chăm sóc 53ha chè và chăn nuôi đại gia súc.
Trong 9 tháng của năm 2013, nhân dân thu hái gần 35 tấn chè búp tươi bán ra thị trường. Dẫu số hộ khá, giàu chưa nhiều, hộ làm kinh tế giỏi chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng cách nghĩ, cách tiếp cận kiến thức để làm kinh tế, xóa nghèo của người dân Sùng Đô đã thay đổi. Thay vì trông chờ Nhà nước, phá rừng làm nương, người dân đã biết trồng rừng, giữ rừng, khai thác rừng hợp lý để tăng thu nhập và biết chăm sóc cây lúa nước thay cho làm nương. Số lao động dư thừa trong mỗi hộ đã biết đi làm thuê ở những nơi xa để có thêm thu nhập.
Cuộc sống của người dân bước đầu ổn định, Sùng Đô quyết tâm xóa mù chữ bởi chỉ có như vậy mới thoát được cái nghèo một cách bền vững. Nếu như trước kia, việc vận động học sinh đến lớp gặp rất nhiều khó khăn, có những lớp học sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay thì giờ đây, tỷ lệ chuyên cần hàng năm đạt 92% đến 95%. Những ngôi trường được đầu tư xây dựng kiên cố, ngoài 3 điểm trường chính, từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở còn có 5 điểm trường lẻ đặt tại các thôn, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Chúng tôi chia tay Sùng Đô khi chiều đã muộn. Trên đường về, từng đàn trâu lặc lè bụng căng tròn về chuồng. Khói lam tỏa từ các nếp nhà cho chúng tôi thêm hy vọng về những đổi mới của mảnh đất này.
Diện tích - Dân số
Xã có tổng số diện tích theo km2 40,95 km²,Tổng số dân vào năm 1999 là 1.259 người, mật độ dân số tương ứng 31 người/km².
Phát triển kinh tế
Sau nhiều năm tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến nay, diện mạo Sùng Đô, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có nhiều thay đổi. Gần 100ha lúa được thâm canh bằng các loại giống mới cho năng suất cao, địa phương còn chỉ đạo nhân dân chăm sóc 53ha chè và chăn nuôi đại gia súc.Nằm ở độ cao trên 1.200m, Sùng Đô là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Văn Chấn. Từ quốc lộ 37 đến xã chỉ khoảng 12km nhưng đi xe máy phải hơn 2 tiếng đồng hồ. Tuy đã được Nhà nước đầu tư mở rộng nhưng do lâu ngày không được sửa chữa nên tuyến đường đến xã đã xuống cấp trầm trọng. Mùa mưa, nước suối Bản Mười lên cao, Sùng Đô như một ốc đảo, lọt thỏm trong rừng sâu, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Đã có những buổi họp của Hội đồng nhân dân huyện Văn Chấn vắng toàn bộ đại biểu của hai xã Sùng Đô và Nậm Mười.
Xưa kia, ai đã từng đến Sùng Đô đều thấy cái khó, cái nghèo đeo bám người dân nơi đây. Đã có nhiều bậc phụ huynh đưa con em lên công tác hào hứng là vậy nhưng khi đi được nửa chặng đường đã ôm nhau khóc rồi khoác túi quay về. Các cụ cao niên ở Sùng Đô kể lại rằng, ngày xưa khổ lắm, chẳng biết làm gì để có cái ăn cho no cái bụng. Giờ dân mình biết làm ruộng, biết chăn nuôi, cuộc sống đã khá hơn. Đa số ở đây là đồng bào dân tộc Mông, sinh sống chủ yếu ở trên các triền đồi, chỉ biết dựa vào rừng để mưu sinh.
Một số hộ ở thôn Ngã Hai, Ngã Ba, Nà Nọi là vùng thấp, ven suối, có điều kiện cấy lúa nước nhưng do không có kỹ thuật nên năng suất lúa rất thấp, họ lại phá rừng làm nương. Từng cánh rừng già cứ thế bị chặt hạ, có những gốc cây cổ thụ đến vài người ôm chỉ còn gốc mục nát, người già, người trẻ quanh năm ở trên nương và họ dựng luôn lều để ở.
Cuộc sống khó khăn, khi cái ăn còn chưa đủ thì làm sao có thể lo đến cái khác. Chính vì vậy, Sùng Đô là địa phương có tỷ lệ thất học thuộc diện cao của huyện. Trước thực trạng này, Đảng ủy, chính quyền xã và nhân dân đã cùng nhau bàn chuyện xóa mù, xóa nghèo. Xã cử cán bộ đến từng hộ dân để vận động, khuyến khích cho con em đến trường đồng thời tích cực tìm nhiều giải pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thử nghiệm.
Xác định muốn kinh tế - xã hội ở Sùng Đô phát triển cần một “cú hích” tạo đà, huyện Văn Chấn chỉ đạo xã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư của Nhà nước để xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn. Hàng loạt các hạng mục hạ tầng được đầu tư cho Sùng Đô với số vốn hàng chục tỷ đồng như: trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, điện lưới… Đặc biệt, Sùng Đô tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng dẫn nhân dân trồng và thâm canh lúa nước, trồng cây thảo quả, quế, trồng rừng sản xuất, hình thành các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi…
Chỉ tay về phía 20ha thảo quả ở thôn Giàng Pằng sắp cho thu hoạch, đồng chí Vàng Vạn Chống - Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: “Trước kia, xã còn nhiều rừng già, gỗ quý thì nhiều vô kể nhưng giờ chỉ giữ lại được một ít. Cây thảo quả bắt đầu được trồng dưới tán rừng già từ năm, bảy năm trước. Lúc đầu thiếu kỹ thuật chăm sóc, cả rừng chỉ cho thu hoạch gần 3 tạ quả khô, người dân thấy vậy lắc đầu chán nản. Giờ thì cây thảo quả ngày càng năng suất, diện tích của toàn xã lên tới 35ha, năng suất đạt 2 tấn quả khô/ha, thu nhập bình quân gần 3 tỷ đồng mỗi năm. Xã đang chỉ đạo mở rộng diện tích cây thảo quả và hy vọng ngoài cây lúa, đây sẽ là loại cây giúp người dân Sùng Đô thoát nghèo”.
Sau nhiều năm tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến nay, diện mạo Sùng Đô đã có nhiều thay đổi. Gần 100ha lúa được thâm canh bằng các loại giống mới cho năng suất cao, địa phương còn chỉ đạo nhân dân chăm sóc 53ha chè và chăn nuôi đại gia súc.
Trong 9 tháng của năm 2013, nhân dân thu hái gần 35 tấn chè búp tươi bán ra thị trường. Dẫu số hộ khá, giàu chưa nhiều, hộ làm kinh tế giỏi chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng cách nghĩ, cách tiếp cận kiến thức để làm kinh tế, xóa nghèo của người dân Sùng Đô đã thay đổi. Thay vì trông chờ Nhà nước, phá rừng làm nương, người dân đã biết trồng rừng, giữ rừng, khai thác rừng hợp lý để tăng thu nhập và biết chăm sóc cây lúa nước thay cho làm nương. Số lao động dư thừa trong mỗi hộ đã biết đi làm thuê ở những nơi xa để có thêm thu nhập.
Cuộc sống của người dân bước đầu ổn định, Sùng Đô quyết tâm xóa mù chữ bởi chỉ có như vậy mới thoát được cái nghèo một cách bền vững. Nếu như trước kia, việc vận động học sinh đến lớp gặp rất nhiều khó khăn, có những lớp học sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay thì giờ đây, tỷ lệ chuyên cần hàng năm đạt 92% đến 95%. Những ngôi trường được đầu tư xây dựng kiên cố, ngoài 3 điểm trường chính, từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở còn có 5 điểm trường lẻ đặt tại các thôn, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Chúng tôi chia tay Sùng Đô khi chiều đã muộn. Trên đường về, từng đàn trâu lặc lè bụng căng tròn về chuồng. Khói lam tỏa từ các nếp nhà cho chúng tôi thêm hy vọng về những đổi mới của mảnh đất này.
Xem thêm:
Hình ảnh về Sùng Đô, Văn Chấn, Yên Bái
Ủy ban nhân dân xã Sùng Đô
huyện Văn Chấn.
Trường THCS Sùng Đô
Dự án bất động sản tại Xã Sùng Đô, Văn Chấn - Yên Bái
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Sùng Đô, Văn Chấn - Yên Bái
Xã Sùng Đô gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Nông trường Liên Sơn
- Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ
- Thị trấn Nông trường Trần Phú
- Xã An Lương
- Xã Bình Thuận
- Xã Cát Thịnh
- Xã Chấn Thịnh
- Xã Đại Lịch
- Xã Đồng Khê
- Xã Gia Hội
- Xã Hạnh Sơn
- Xã Minh An
- Xã Nậm Búng
- Xã Nậm Lành
- Xã Nậm Mười
- Xã Nghĩa Sơn
- Xã Nghĩa Tâm
- Xã Phù Nham
- Xã Phúc Sơn
- Xã Sơn A
- Xã Sơn Lương
- Xã Sơn Thịnh
- Xã Sùng Đô
- Xã Suối Bu
- Xã Suối Giàng
- Xã Suối Quyền
- Xã Tân Thịnh
- Xã Thạch Lương
- Xã Thanh Lương
- Xã Thượng Bằng La
- Xã Tú Lệ
Vị trí Sùng Đô
Ghi chú về Sùng Đô
Thông tin về Xã Sùng Đô, Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Sùng Đô, Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sùng Đô, Văn Chấn, Yên Bái
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Sùng Đô, Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sùng Đô, Văn Chấn, Yên Bái