Thị trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
Thông tin tổng quan về Tri Tôn, Tri Tôn, An Giang
Tri Tôn là một thị trấn huyện lị của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, nước Việt Nam.
Lịch sử
- Quyết định 56-CP ngày 11 tháng 03 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, hợp nhất huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên thành một huyện lấy tên là huyện Bảy Núi, xã Tri Tôn thuộc huyện Bảy Núi.
- Quyết định 181-CP ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới và đổi tên một số xã và thị trấn huyện Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang, tách các ấp Cây Me, Xoài Tòng A, Xoài Tông B, Cơray Ven và một phần các ấp kinh Ô Bà Lẫy của xã Tri Tôn lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn Bảy Núi
- Quyết định 300-CP ngày 23 tháng 08 năm 1979 của Hội đồng Bộ trưởng chia chia huyện Bảy Núi thành hai huyện lấy tên là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, thị trấn Tri Tôn (trước là thị trấn Bảy Núi) thuộc huyện Tri Tôn.
Kinh tế - Xã hội
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X (2010-2015), Tri Tôn có bước chuyển biến và đạt kết quả khá tích cực, đời sống sinh hoạt của đại bộ phận dân cư được cải thiện, cơ sở kinh tế - hạ tầng, phúc lợi xã hội được đầu tư mở rộng, các tuyến giao thông nông thôn được sửa chữa, nâng cấp đi lại thông thoáng, hệ thống điện, nước phủ kín ở các xã vùng sâu, vùng dân tộc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,89%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 34,98%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,37%, thương mại- du lịch chiếm 48,65%. Thu nhập bình quân đầu người 34,250 triệu đồng/năm.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Tổng diện tích gieo trồng đạt 101.087ha, hệ số vòng quay của đất 2,29 lần. Sản lượng lúa đạt 587.146 tấn, giá trị sản xuất đạt 72,3 triệu đồng/ha/năm. Có 129 trạm bơm điện và hầu hết bơm tưới đã chuyển từ bơm dầu sang bơm điện, 4 Hợp tác xã nông nghiệp, 129 trang trại, 7 Công ty giống cây trồng, có 184 lò sấy, 253 máy gặt đập liên hợp, 10 máy gặt xếp dãy, 675 máy cày xới các loại. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã ứng dụng trang phẳng mặt ruộng bằng tia laze góp phần cải tạo mặt ruộng và giảm chi phí trong tưới tiêu và phòng trừ cỏ dại. Bảo tồn và phát triển vùng trồng lúa mùa nổi 84,7ha. Lúa Nàng nhen 200,7ha. Diện tích trồng dược liệu rau tần dày lá 32ha, Kim tiền thảo 4,8ha. Hình thành mô hình liên kết sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” trên 1.500ha.
Đàn bò hiện có 23.584 con, trong đó có 15.905 con bò lai sind. Đàn heo 14.200 con, gia cầm 489.020 con, Huyện đã triển khai thực hiện các dự án phát triển đàn bò lai chất lượng cao theo hướng hàng hóa quy mô từ trên 500 con, hiện nay đã có 03 trang trại đã xây dựng chuồng trại và thả nuôi. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có là 42.5 ha.
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất đạt 350 tỷ 279 triệu đồng, chủ yếu khu vực cá thể chiếm 75,41% bằng 199 tỷ 98 triệu đồng và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 65 tỷ 24 triệu đồng. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 4 công ty khai thác và chế biến đá, 1 công ty chế biến hạt điều xuất khẩu Nông Gia 2, hàng năm thu hút trên 3.000 lao động tại chổ. Các cơ sở, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được phục hồi, từng bước phát triển, đến nay có 1040 cơ sở, 1 làng nghề sản xuất và chế biến đường thốt nốt xã Châu Lăng. Thực hiện chương trình khuyến công, xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế, xã hội có nhiều tiến bộ; đến nay có 9 doanh nghiệp đầu tư tập trung vào các lĩnh vực xay xát, chế biến hạt điều, phân vi sinh, nhà kho, sản xuất lúa giống, sơ chế dược liệu, du lịch sinh thái, chăn nuôi, văn hóa thể thao; tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hóa, đáp ứng thị trường tiêu thụ.
- Thương mại, dịch vụ, du lịch hoạt động khá phát triển, toàn huyện có 6.344 hộ đăng ký kinh doanh với tổng số vốn 294,352 tỷ đồng giải quyết việc làm thường xuyên cho 11.778 lao động. Nâng cấp sửa chữa các chợ xã, trung tâm thương mại thị trấn Tri Tôn… đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa trong nhân dân. Các loại hình dịch vụ nông thôn khá phát triển, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao nhất là dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, viễn thông, vận tải, điện, nước, dịch vụ nông nghiệp, văn hóa, y tế… phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Hiện có 91,5% hộ sử dụng nước sạch, 29.173 hộ sử dụng điện đạt 89,09% trên tổng số hộ. Lượng khách đến tham quan du lịch, bình quân hằng năm tăng từ 15-20%, tập trung nhiều nhất ở khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp, khu di tích lịch sử văn hóa Ba Chúc, hồ Soài So và các điểm tâm linh tín ngưỡng. Năm 2014, có 633.256 lượt khách đến tham quan du lịch tăng gấp đôi so với năm trước.
- Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: Chất lượng giáo dục hàng năm luôn được nâng cao, 4 năm gần đây học sinh đỗ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 100%. Năm học 2014-2015 tổng số học sinh huy động là 28.984. Có 18 trường Mầm non, Mẫu giáo, 27 trường Tiểu hoc, 13 trường THCS, 4 trường THPT. Trung tâm Giáo dục thường xuyên hoạt động đảm bảo cho nhu cầu học tập của nhân dân. 15 xã, thị trấn đều có Trung tâm học tập cộng đồng. Toàn huyện có 5 trường đạt chuẩn quốc gia (03 trường tiểu học, 01 trường THCS và 01 trường THPT Dân tộc Nội trú An Giang). Duy trì mức đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Hoạt động của Hội Khuyến học khá phát triển, đến nay có 173 tổ chức Hội, với 8.291 hội viên.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh được tăng cường; thường xuyên giám sát, phát hiện sớm những ca bệnh và ngăn chặn kịp thời không cho dịch lớn xảy ra. Bệnh viện đa khoa huyện đạt chuẩn ISO 9001-2000, hằng tháng khám và điều trị cho 8.000 lượt người. Ngoài ra còn có 01 Phòng khám đa khoa khu vực Ba Chúc, 15 trạm y tế xã, thị trấn. 01 Bệnh viện nhân đạo điều trị đông y. Đội ngũ y, bác sỹ đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh. Tỷ lệ bác sỹ đạt 4 người/ 1 vạn dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,19%, trẻ em suy dinh dưỡng còn 15,5%.
Ngành văn hóa huyện đã tập trung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tổ chức các loại hình văn hoá, văn nghệ phong phú đa dạng phục vụ người dân vui các ngày lễ tết như Liên hoan đờn ca tài tử trên sóng phát thanh huyện, hội diễn nghệ thuật quần chúng, Liên hoan văn hóa ẩm thực; Liên hoan nghệ thuật quần chúng Dân tộc Khmer… Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã công nhận 27.297 hộ gia đình văn hóa, 78/79 khóm ấp văn hóa, 1 xã văn hóa, 2 ấp điểm sáng văn hóa biên giới. Có 127 cơ sở kinh doanh dịch vụ internet. Nhà văn hóa huyện xây dựng năm 1985, nay được nâng cấp thành Nhà thiếu nhi huyện và đưa vào sử dụng năm 2014.
Về thực hiện các chế độ chính sách thường xuyên cho đối tượng chính sách và đối tượng bảo trợ xã hội. Nghĩa trang liệt sĩ huyện được xây dựng nghiêm trang, các xã anh hùng đều có nhà bia ghi danh liệt sĩ. Riêng năm 2014 đã chi trợ cấp thường xuyên cho tổng số 13.185 lượt đối tượng chính sách, cho 45.160 lượt đối tượng bảo trợ xã hội. Tỷ hộ nghèo còn 8,09%, hộ cận nghèo 7,75%. Giải quyết việc làm cho 6.858 lao động. Công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người Dân tộc thiểu số thực hiện kịp thời, bảo hiểm y tế toàn dân của huyện đạt 81,5% dân số. Ngoài ra, trên huyện còn có trường trung cấp nghề Dân tộc nội trú hàng năm thu nhận đào tạo cho trên 300 học viên.
- Lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch phản động. Công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm, phòng chống cháy nổ, kiềm chế tai nạn giao thông có nhiều tiến bộ, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội ở địa phương.
Xây dựng lực lượng quân sự, dân quân tự vệ, dự bị động viên đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, công tác giáo dục quốc phòng an ninh, tuyển quân, tuyển sinh quân sự đạt kết quả tốt. Quản lý, bảo vệ tốt chủ quyền an ninh biên giới, phân định cắm mốc biên giới; duy trì tốt quan hệ đối ngoại với chính quyền, nhân dân các xã giáp biên và quận Kirivong - tỉnh Tà Keo - Vương quốc Campuchia trên tinh thần “Hòa bình, hữu nghị, đoàn kết, hợp tác và phát triển”. Xuất bản tập sách Lịch sử truyền thống 70 năm lực lượng vũng trang địa phương huyện 22/4/1945 - 22/4/2015.
- Lĩnh vực quản lý nhà nước: Hoạt động quản lý điều hành của chính quyền có chuyển biến tích cực gắn với cải cách hành chính, theo cơ chế “Một cửa liên thông”, “Trách nhiệm, thân thiện”; đưa bộ phận một cửa huyện, xã, thị trấn vào hoạt động đạt tiêu chuẩn; sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng ban đúng theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh ở cơ sở.
Cải cách tư pháp có nhiều tiến bộ, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tư vấn trợ giúp pháp lý, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nhiều tiến bộ đảm bảo đúng pháp luật.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc, tạo mối quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiện đối với các cơ sở thờ tự, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo. Thực hiện đầy đủ chính sách, các chương trình quốc gia đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Công tác vận động quần chúng - xây dựng đảng: Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng nhân dân chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Tổ chức thực hiện lồng ghép các phong trào “Dân chủ cơ sở” và việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nhân dân. Xây dựng nhiều mô hình giảm nghèo có hiệu quả, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân. Quan tâm công tác dân tộc, tôn giáo; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua các phong trào đã tập hợp 51.462 hội viên, đoàn viên vào tổ chức chiếm 38,72% dân số.
Hằng năm đào tạo bồi dưỡng trên 20 lớp cho trên 1.200 đ/c về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Công tác phát triển đảng viên mới những năm gần đây bình quân 175 đồng chí/năm. Tổng số đảng viên hiện có 3.074 đ/c, trong đó nữ 968, dân tộc 519, ngành giáo dục 707 đ/c. Toàn huyện có 63 chi, đảng bộ cơ sở, trong đó 8 đảng ủy ngành, 15 đảng ủy xã - thị trấn. Phân loại chất lượng có trên 95% chi, đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh.
Lịch sử
- Quyết định 56-CP ngày 11 tháng 03 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, hợp nhất huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên thành một huyện lấy tên là huyện Bảy Núi, xã Tri Tôn thuộc huyện Bảy Núi.
- Quyết định 181-CP ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới và đổi tên một số xã và thị trấn huyện Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang, tách các ấp Cây Me, Xoài Tòng A, Xoài Tông B, Cơray Ven và một phần các ấp kinh Ô Bà Lẫy của xã Tri Tôn lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn Bảy Núi
- Quyết định 300-CP ngày 23 tháng 08 năm 1979 của Hội đồng Bộ trưởng chia chia huyện Bảy Núi thành hai huyện lấy tên là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, thị trấn Tri Tôn (trước là thị trấn Bảy Núi) thuộc huyện Tri Tôn.
Kinh tế - Xã hội
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X (2010-2015), Tri Tôn có bước chuyển biến và đạt kết quả khá tích cực, đời sống sinh hoạt của đại bộ phận dân cư được cải thiện, cơ sở kinh tế - hạ tầng, phúc lợi xã hội được đầu tư mở rộng, các tuyến giao thông nông thôn được sửa chữa, nâng cấp đi lại thông thoáng, hệ thống điện, nước phủ kín ở các xã vùng sâu, vùng dân tộc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,89%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 34,98%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,37%, thương mại- du lịch chiếm 48,65%. Thu nhập bình quân đầu người 34,250 triệu đồng/năm.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Tổng diện tích gieo trồng đạt 101.087ha, hệ số vòng quay của đất 2,29 lần. Sản lượng lúa đạt 587.146 tấn, giá trị sản xuất đạt 72,3 triệu đồng/ha/năm. Có 129 trạm bơm điện và hầu hết bơm tưới đã chuyển từ bơm dầu sang bơm điện, 4 Hợp tác xã nông nghiệp, 129 trang trại, 7 Công ty giống cây trồng, có 184 lò sấy, 253 máy gặt đập liên hợp, 10 máy gặt xếp dãy, 675 máy cày xới các loại. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã ứng dụng trang phẳng mặt ruộng bằng tia laze góp phần cải tạo mặt ruộng và giảm chi phí trong tưới tiêu và phòng trừ cỏ dại. Bảo tồn và phát triển vùng trồng lúa mùa nổi 84,7ha. Lúa Nàng nhen 200,7ha. Diện tích trồng dược liệu rau tần dày lá 32ha, Kim tiền thảo 4,8ha. Hình thành mô hình liên kết sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” trên 1.500ha.
Đàn bò hiện có 23.584 con, trong đó có 15.905 con bò lai sind. Đàn heo 14.200 con, gia cầm 489.020 con, Huyện đã triển khai thực hiện các dự án phát triển đàn bò lai chất lượng cao theo hướng hàng hóa quy mô từ trên 500 con, hiện nay đã có 03 trang trại đã xây dựng chuồng trại và thả nuôi. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có là 42.5 ha.
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất đạt 350 tỷ 279 triệu đồng, chủ yếu khu vực cá thể chiếm 75,41% bằng 199 tỷ 98 triệu đồng và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 65 tỷ 24 triệu đồng. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 4 công ty khai thác và chế biến đá, 1 công ty chế biến hạt điều xuất khẩu Nông Gia 2, hàng năm thu hút trên 3.000 lao động tại chổ. Các cơ sở, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được phục hồi, từng bước phát triển, đến nay có 1040 cơ sở, 1 làng nghề sản xuất và chế biến đường thốt nốt xã Châu Lăng. Thực hiện chương trình khuyến công, xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế, xã hội có nhiều tiến bộ; đến nay có 9 doanh nghiệp đầu tư tập trung vào các lĩnh vực xay xát, chế biến hạt điều, phân vi sinh, nhà kho, sản xuất lúa giống, sơ chế dược liệu, du lịch sinh thái, chăn nuôi, văn hóa thể thao; tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hóa, đáp ứng thị trường tiêu thụ.
- Thương mại, dịch vụ, du lịch hoạt động khá phát triển, toàn huyện có 6.344 hộ đăng ký kinh doanh với tổng số vốn 294,352 tỷ đồng giải quyết việc làm thường xuyên cho 11.778 lao động. Nâng cấp sửa chữa các chợ xã, trung tâm thương mại thị trấn Tri Tôn… đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa trong nhân dân. Các loại hình dịch vụ nông thôn khá phát triển, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao nhất là dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, viễn thông, vận tải, điện, nước, dịch vụ nông nghiệp, văn hóa, y tế… phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Hiện có 91,5% hộ sử dụng nước sạch, 29.173 hộ sử dụng điện đạt 89,09% trên tổng số hộ. Lượng khách đến tham quan du lịch, bình quân hằng năm tăng từ 15-20%, tập trung nhiều nhất ở khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp, khu di tích lịch sử văn hóa Ba Chúc, hồ Soài So và các điểm tâm linh tín ngưỡng. Năm 2014, có 633.256 lượt khách đến tham quan du lịch tăng gấp đôi so với năm trước.
- Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: Chất lượng giáo dục hàng năm luôn được nâng cao, 4 năm gần đây học sinh đỗ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 100%. Năm học 2014-2015 tổng số học sinh huy động là 28.984. Có 18 trường Mầm non, Mẫu giáo, 27 trường Tiểu hoc, 13 trường THCS, 4 trường THPT. Trung tâm Giáo dục thường xuyên hoạt động đảm bảo cho nhu cầu học tập của nhân dân. 15 xã, thị trấn đều có Trung tâm học tập cộng đồng. Toàn huyện có 5 trường đạt chuẩn quốc gia (03 trường tiểu học, 01 trường THCS và 01 trường THPT Dân tộc Nội trú An Giang). Duy trì mức đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Hoạt động của Hội Khuyến học khá phát triển, đến nay có 173 tổ chức Hội, với 8.291 hội viên.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh được tăng cường; thường xuyên giám sát, phát hiện sớm những ca bệnh và ngăn chặn kịp thời không cho dịch lớn xảy ra. Bệnh viện đa khoa huyện đạt chuẩn ISO 9001-2000, hằng tháng khám và điều trị cho 8.000 lượt người. Ngoài ra còn có 01 Phòng khám đa khoa khu vực Ba Chúc, 15 trạm y tế xã, thị trấn. 01 Bệnh viện nhân đạo điều trị đông y. Đội ngũ y, bác sỹ đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh. Tỷ lệ bác sỹ đạt 4 người/ 1 vạn dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,19%, trẻ em suy dinh dưỡng còn 15,5%.
Ngành văn hóa huyện đã tập trung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tổ chức các loại hình văn hoá, văn nghệ phong phú đa dạng phục vụ người dân vui các ngày lễ tết như Liên hoan đờn ca tài tử trên sóng phát thanh huyện, hội diễn nghệ thuật quần chúng, Liên hoan văn hóa ẩm thực; Liên hoan nghệ thuật quần chúng Dân tộc Khmer… Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã công nhận 27.297 hộ gia đình văn hóa, 78/79 khóm ấp văn hóa, 1 xã văn hóa, 2 ấp điểm sáng văn hóa biên giới. Có 127 cơ sở kinh doanh dịch vụ internet. Nhà văn hóa huyện xây dựng năm 1985, nay được nâng cấp thành Nhà thiếu nhi huyện và đưa vào sử dụng năm 2014.
Về thực hiện các chế độ chính sách thường xuyên cho đối tượng chính sách và đối tượng bảo trợ xã hội. Nghĩa trang liệt sĩ huyện được xây dựng nghiêm trang, các xã anh hùng đều có nhà bia ghi danh liệt sĩ. Riêng năm 2014 đã chi trợ cấp thường xuyên cho tổng số 13.185 lượt đối tượng chính sách, cho 45.160 lượt đối tượng bảo trợ xã hội. Tỷ hộ nghèo còn 8,09%, hộ cận nghèo 7,75%. Giải quyết việc làm cho 6.858 lao động. Công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người Dân tộc thiểu số thực hiện kịp thời, bảo hiểm y tế toàn dân của huyện đạt 81,5% dân số. Ngoài ra, trên huyện còn có trường trung cấp nghề Dân tộc nội trú hàng năm thu nhận đào tạo cho trên 300 học viên.
- Lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch phản động. Công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm, phòng chống cháy nổ, kiềm chế tai nạn giao thông có nhiều tiến bộ, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội ở địa phương.
Xây dựng lực lượng quân sự, dân quân tự vệ, dự bị động viên đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, công tác giáo dục quốc phòng an ninh, tuyển quân, tuyển sinh quân sự đạt kết quả tốt. Quản lý, bảo vệ tốt chủ quyền an ninh biên giới, phân định cắm mốc biên giới; duy trì tốt quan hệ đối ngoại với chính quyền, nhân dân các xã giáp biên và quận Kirivong - tỉnh Tà Keo - Vương quốc Campuchia trên tinh thần “Hòa bình, hữu nghị, đoàn kết, hợp tác và phát triển”. Xuất bản tập sách Lịch sử truyền thống 70 năm lực lượng vũng trang địa phương huyện 22/4/1945 - 22/4/2015.
- Lĩnh vực quản lý nhà nước: Hoạt động quản lý điều hành của chính quyền có chuyển biến tích cực gắn với cải cách hành chính, theo cơ chế “Một cửa liên thông”, “Trách nhiệm, thân thiện”; đưa bộ phận một cửa huyện, xã, thị trấn vào hoạt động đạt tiêu chuẩn; sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng ban đúng theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh ở cơ sở.
Cải cách tư pháp có nhiều tiến bộ, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tư vấn trợ giúp pháp lý, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nhiều tiến bộ đảm bảo đúng pháp luật.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc, tạo mối quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiện đối với các cơ sở thờ tự, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo. Thực hiện đầy đủ chính sách, các chương trình quốc gia đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Công tác vận động quần chúng - xây dựng đảng: Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng nhân dân chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Tổ chức thực hiện lồng ghép các phong trào “Dân chủ cơ sở” và việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nhân dân. Xây dựng nhiều mô hình giảm nghèo có hiệu quả, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân. Quan tâm công tác dân tộc, tôn giáo; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua các phong trào đã tập hợp 51.462 hội viên, đoàn viên vào tổ chức chiếm 38,72% dân số.
Hằng năm đào tạo bồi dưỡng trên 20 lớp cho trên 1.200 đ/c về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Công tác phát triển đảng viên mới những năm gần đây bình quân 175 đồng chí/năm. Tổng số đảng viên hiện có 3.074 đ/c, trong đó nữ 968, dân tộc 519, ngành giáo dục 707 đ/c. Toàn huyện có 63 chi, đảng bộ cơ sở, trong đó 8 đảng ủy ngành, 15 đảng ủy xã - thị trấn. Phân loại chất lượng có trên 95% chi, đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh.
Xem thêm:
Hình ảnh về Tri Tôn, Tri Tôn, An Giang
Thị trấn Tri Tôn
Dự án bất động sản tại Thị trấn Tri Tôn, Tri Tôn - An Giang
Hiện chưa có dự án nào tại Thị trấn Tri Tôn, Tri Tôn - An Giang
Thị trấn Tri Tôn gần với xã, phường nào?
Vị trí Tri Tôn
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Thị trấn Tri Tôn - Huyện Tri Tôn - An Giang
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Nguyễn Trung Trực | Thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn |
2 | THPT | Tt. Gdtx Tri Tôn | Thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn |
Chi nhánh / cây ATM tại Tri Tôn, Tri Tôn, An Giang
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Thị trấn Tri Tôn - Huyện Tri Tôn - An Giang
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Trì Tôn | Số 63 Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Tri Tôn, Tri Tôn, An Giang |
2 | BIDV | Phòng giao dịch Tri Tôn | Số 25, Đường Trần Hưng Đạo, Khóm 2 - Tri Tôn- Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang |
3 | MDB | Phòng giao dịch Tri Tôn | 31 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, An Giang |
4 | VietinBank | Phòng giao dịch Tri Tôn | Số 196 Trần Hưng Đạo, Tt. Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, An Giang |
5 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Tri Tôn | Số 140 Trần Hưng Đạo, thị trấn Tri Tôn, Tri Tôn, An Giang |
Cây ATM ngân hàng ở Thị trấn Tri Tôn - Huyện Tri Tôn - An Giang
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | VietinBank | PGD Tri Tôn | Số 196 Trần Hưng Đạo, TT. Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, An Giang |
2 | Agribank | Số 63 Trần Hưng Đạo | Số 63 Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Tri Tôn, Tri Tôn, An Giang |
3 | MDB | Tri Tôn | 31 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, An Giang |
4 | MSB | Tri Tôn | Số 31 Trần Hưng Đạo, khóm 2, Thị Trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. |
Ghi chú về Tri Tôn
Thông tin về Thị trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Thị trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tri Tôn, Tri Tôn, An Giang
Từ khóa tìm kiếm:
Thị trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tri Tôn, Tri Tôn, An Giang