Tỉnh thành VN > Hải Phòng > Quận Lê Chân > Đường Đại lộ Võ Nguyên Giáp

Đường Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng

Thông tin tổng quan về Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Lê Chân, Hải Phòng

Võ Nguyên Giáp là tên một tuyến đường chạy trên địa phận phường Kênh Dương và phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, T. p Hải Phòng.
Đường có chiều dài 2. 150m, rộng 26m, vỉa hè mỗi bên rộng từ 4 đến 10m, có dải phân cách cứng rộng từ 2 - 10m. Điểm đầu trên đường Nguyễn Văn Linh (ngay trước cổng AEON MALL Lê Chân - Hải Phòng), điểm cuối tại cầu Võ Nguyên Giáp.
Một số địa điểm nổi bật trên đường:
  • Chung cư Hoàng Huy Commerce Hải Phòng
  • Nhà hàng Dê Tươi Bình Dân - 30 Võ Nguyên Giáp
  • Viện Y học biển Việt Nam
  • Kohnan Japan - Siêu thị Nhật
  • Đền liệt sĩ quận Lê Chân
  • Khách sạn Nikko Hải Phòng
  • Khu đô thị Cầu Rào 2
Tên đường được đặt năm 2013. Đóng vai trò là trục Đại lộ nối quận Lê Chân và quận Dương Kinh - Hải Phòng.
Đường phố giao cắt: Bùi Viện, Thiên Lôi, Nguyễn Tất Tố.
Địa điểm phụ cận nổi bật: Chợ Hàng; Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng; Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản.
Võ Nguyên Giáp là ai?
Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, còn gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn.
Sinh ngày 25/8/1911 quê ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ năm 1925 tới 1926, đồng chí tham gia phong trào học sinh tại Huế, năm 1927 gia nhập Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Năm 1930, đồng chí bị địch bắt và bị phán án 2 năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục công tác tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, đồng chí công tác trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”… gia nhập phong trào Đông Dương đại hội, đồng chí được đảng cử làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được phái sang Trung Quốc gặp chủ tịch Nguyễn Ái Quốc.

Đầu năm 1941, đồng chí trở về nước, đi vào công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.

Tháng 12/1944, đồng chí được bác Hồ giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Tháng 4/1945, trong Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, đồng chí được bầu vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, đồng chí được Bác Hồ giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban lãnh đạo lâm thời Khu giải phóng.

Tháng 8/1945, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Trong Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được cử vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được thêm vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Vào 3/1946, đồng chí là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được bầu làm Bí thơ Quân ủy Trung ương. Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Bác Hồ ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Vào 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1951, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được cử làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Vào tháng 9/1955 tới tháng 12/1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9/1960, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12/1976, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí vẫn được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1/1980, đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 tới tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tiếp được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Với những công lao to lớn cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, tạo được uy tín lớn trong và ngoài nước, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.


Đường phố cùng tên Đại lộ Võ Nguyên Giáp:

Hình ảnh về Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Lê Chân, Hải Phòng


Đại lộ Võ Nguyên Giáp nhìn từ trên cao

Chung Cư Hoàng Huy Commerce trên đường VÕ Nguyên Giáp

Dự Án Khu Đô Thị Vinhomes Cầu Rào 2 trên đường Võ Ngyên Giáp

Chân dung Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Dự án bất động sản tại Đường Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Lê Chân - Hải Phòng


Sentosa Sky Park
Địa chỉ: Đường Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, Hải Phòng.

Đường Đại lộ Võ Nguyên Giáp gần với đường phố nào?

Vị trí Đại lộ Võ Nguyên Giáp

Ghi chú về Đại lộ Võ Nguyên Giáp

Thông tin về Đường Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Lê Chân, Hải Phòng