Xã Thu Cúc, Huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ
Thông tin tổng quan về Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ
Thu Cúc là xã cuối cùng phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ. Đây là xã rộng nhất tỉnh. Xã có tổng số diện tích theo km2 100,3 km², tổng số dân vào năm 1999 là 8.194 người, mật độ dân số tương ứng 82 người/km². Dân cư chủ yếu thuộc 4 dân tộc: Kinh, Mường, Dao, Mông.
Với một xã có đông đồng bào dân tộc, lại ở huyện nghèo, có được kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp như vậy là điều kiện để xóa đói nghèo, song sức bật mạnh mẽ của xã chính là ở mảng kinh tế TTCN, dịch vụ. Tuy hai lĩnh vực này chỉ thu hút khoảng hơn 10% số hộ, số lao động nhưng hàng năm vẫn đem về thu nhập khoảng gần 30 tỷ đồng, chiếm gần 42% GDP toàn xã, trong đó dịch vụ đạt 14,34 tỷ đồng, chiếm 20,6%, TTCN 14,84 tỷ đồng, chiếm 21% GDP trên địa bàn. Như vậy gần 90% dân số trong xã vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với mức bình quân lương thực đầu người trên 300 kg/khẩu, cộng với nguồn thu thêm từ chăn nuôi, hoa mầu, lâm sản, thực sự đời sống của nhiều hộ vẫn ở ngưỡng giữa nghèo và cận nghèo. Năm 2012 dù kinh tế của xã đã đạt tốc độ tăng trưởng 17%, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều khá, nhưng mức thu nhập bình quân đầu người mới đạt bình quân 8,6 triệu đồng/khẩu, toàn xã vẫn còn gần 700 hộ, chiếm gần 30% thuộc diện hộ nghèo.
Ngày nay Tết Gioi vẫn được chính quyền địa phương lưu giữ và tổ chức. Đình làng không còn nữa, những hoạt động văn hóa của đồng bào cũng không kéo dài như xưa, song những hoạt động văn hóa truyền thống như đâm đuống, ném còn, chơi đu, chơi cù, múa ống… vẫn còn, thêm vào những hoạt động đó là hoạt động thể thao như bóng chuyền, đánh cờ… thu hút đông đảo người dân địa phương và các xã lân cận trong vùng đến cổ vũ, tham gia. Sau Tết Gioi là lễ hội xuống đồng bằng nghi lễ linh thiêng đi rước vía lúa là nàng cơm, nàng gạo từ Mường Trời về lo cho mùa màng được no đủ ở Mường Người. Hồn lúa ở lại với người cho thóc đầy bồ, ngô đầy thúng và cuộc sống ngày càng ấm no hơn.
Kinh tế - Xã hội
Thu Cúc có tới hơn 8.600 ha đất rừng và rừng, trừ một số diện tích của lâm trường còn lại cơ bản đã giao đến hộ, nhưng số hộ thực sự biết khai thác, phát triển tiềm năng này để có của ăn, của để không nhiều, nên thu nhập chủ yếu của xã vẫn là nông nghiệp. Năm 2012 tổng giá trị kinh tế toàn xã đạt xấp xỉ 70 tỷ đồng, trong đó thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản 40,6 tỷ đồng, chiếm trên 58% giá trị kinh tế toàn xã. Về trồng trọt toàn xã có 1.177 ha, riêng cây lúa gieo cấy gần 500 ha, thu về gần 2.500 tấn thóc; cây ngô 260 ha thu gần 1.100 tấn, đạt bình quân lương thực đầu người 363kg/khẩu. Ngoài ra xã còn trên 190 ha chè kinh doanh, vài trăm ha sắn, đỗ đậu, cộng với kết quả chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, thủy sản… Nếu so với mặt bằng chung của huyện Tân Sơn sản xuất nông nghiệp nói chung, lương thực nói riêng xã Thu Cúc xếp loại khá, song nguồn thu này chỉ đảm bảo đủ ăn, đủ mặc, khó làm giàu. Đặc biệt sản xuất lâm nghiệp có thể là xã đứng đầu từ trồng, bảo vệ đến khai thác chế biến, kinh doanh lâm sản. Những năm gần đây, mỗi năm xã trồng mới từ 150- 200 ha rừng, khai thác 5-6 ngàn m3 gỗ, trong xã có một số cơ sở chế biến gỗ bóc, gỗ xẻ, tiêu thụ nguyên liệu, chỉ tính riêng nguồn thu từ gỗ cũng phải 4-5 tỷ đồng, song tất cả mới chỉ là manh nha.Với một xã có đông đồng bào dân tộc, lại ở huyện nghèo, có được kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp như vậy là điều kiện để xóa đói nghèo, song sức bật mạnh mẽ của xã chính là ở mảng kinh tế TTCN, dịch vụ. Tuy hai lĩnh vực này chỉ thu hút khoảng hơn 10% số hộ, số lao động nhưng hàng năm vẫn đem về thu nhập khoảng gần 30 tỷ đồng, chiếm gần 42% GDP toàn xã, trong đó dịch vụ đạt 14,34 tỷ đồng, chiếm 20,6%, TTCN 14,84 tỷ đồng, chiếm 21% GDP trên địa bàn. Như vậy gần 90% dân số trong xã vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với mức bình quân lương thực đầu người trên 300 kg/khẩu, cộng với nguồn thu thêm từ chăn nuôi, hoa mầu, lâm sản, thực sự đời sống của nhiều hộ vẫn ở ngưỡng giữa nghèo và cận nghèo. Năm 2012 dù kinh tế của xã đã đạt tốc độ tăng trưởng 17%, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều khá, nhưng mức thu nhập bình quân đầu người mới đạt bình quân 8,6 triệu đồng/khẩu, toàn xã vẫn còn gần 700 hộ, chiếm gần 30% thuộc diện hộ nghèo.
Lễ hội
Ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm (mùng 7 tết) người Mường xã Thu Cúc (Tân Sơn) lại tổ chức Tết Gioi truyền thống. Tết Gioi theo phong tục của người Mường nơi đây gọi là tết lại, cũng có nghĩa là tết xuống đồng, bắt đầu một năm làm việc mới.Ngày nay Tết Gioi vẫn được chính quyền địa phương lưu giữ và tổ chức. Đình làng không còn nữa, những hoạt động văn hóa của đồng bào cũng không kéo dài như xưa, song những hoạt động văn hóa truyền thống như đâm đuống, ném còn, chơi đu, chơi cù, múa ống… vẫn còn, thêm vào những hoạt động đó là hoạt động thể thao như bóng chuyền, đánh cờ… thu hút đông đảo người dân địa phương và các xã lân cận trong vùng đến cổ vũ, tham gia. Sau Tết Gioi là lễ hội xuống đồng bằng nghi lễ linh thiêng đi rước vía lúa là nàng cơm, nàng gạo từ Mường Trời về lo cho mùa màng được no đủ ở Mường Người. Hồn lúa ở lại với người cho thóc đầy bồ, ngô đầy thúng và cuộc sống ngày càng ấm no hơn.
Xem thêm:
Hình ảnh về Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ
Ngã ba Thu Cúc-Tân Sơn-Phú Thọ.
Dự án bất động sản tại Xã Thu Cúc, Tân Sơn - Phú Thọ
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Thu Cúc, Tân Sơn - Phú Thọ
Xã Thu Cúc gần với xã, phường nào?
Vị trí Thu Cúc
Ghi chú về Thu Cúc
Thông tin về Xã Thu Cúc, Huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Thu Cúc, Huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Thu Cúc, Huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ