Thị xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Mường Lay, Điện Biên
Thị xã Mường Lay là một thị xã nằm ở phía bắc tỉnh Điện Biên, được đổi tên từ thị xã Lai Châu cũ.
Nhà Nguyễn năm 1841 lấy đất các châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Châu Lai lập thành phủ Điện Biên. Châu Lai thuộc phủ Điện Biên.
Thực dân Pháp năm 1858 xâm lược nước ta song mãi đến tháng 4-1890 chúng mới chiếm được Lai Châu, trong đó có Châu Lai. Toàn quyền Đông Dương ngày 20/8/1891 tra Nghị định thành lập Đạo quan binh thứ 4, thủ phủ của Đạo quan binh thứ 4 đặt tại Sơn La nên gọi là Đạo quan binh thứ 4 Sơn La. Sau đó Đạo quan binh thứ 4 tách thành Tiểu quân khu Vạn Bú (gồm phủ Vạn Yên với châu Mộc, châu Phù Yên; phủ Sơn La với các châu: Sơn La, Mai Sơn, châu Yên, Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên) và Tiểu quân khu Lai Châu gồm: Châu Luân, Châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ.
Tỉnh Vạn Bú được thành lập ngày 10/10/1895 gồm phủ Vạn Yên với châu Mộc và châu Phù Yên; phủ Sơn La với các châu: Châu Sơn La, châu Yên, châu Mai Sơn, châu Thuận, châu Tuần Giáo, châu Điện Biên (thuộc Tiểu quân khu Vạn Bú); châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ (thuộc Tiểu quân khu Lai Châu). Tỉnh Vạn Bú đến ngày 23/8/1904 được đổi thành tỉnh Sơn La.
Toàn quyền Đông Dương ngày 28/6/1909 ra Nghị định tách các châu: Điện Biên, Quỳnh Nhai, Châu Lai,Tuần Giáo, Luân Châu của tỉnh Sơn La để thành lập tỉnh Lai Châu.
Thực dân Pháp ngày 27/3/1916 thành lập Đạo quan binh thứ 4 Lai Châu gồm: châu Quỳnh Nhai, Châu Lai, Sở Đại lý và châu Điện Biên; các khu biên giới phía Bắc gồm Mường Nhé, Mường Tè, Mường Bum và Mao Xà Phình (Sình Hồ).
Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu ra đời ngày 10/10/1949. Phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từ đây đã có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo. Chi bộ Đảng huyện Tuần Giáo được thành lập ngày 1/8/1950, theo sự phân công của Ban cán sự Đảng tỉnh, huyện Châu Lai do chi bộ Tuần Giáo phụ trách; liên Ban cán sự Đảng huyện Tuần Giáo - Châu Lai (Tuần - Lai) được thành lập ngày 1/8/1951 , Châu Lai do liên Ban cán sự Đảng Tuần-Lai trực tiếp lãnh đạo.
Huyện Châu Lai và thị trấn Mường Lay ngày 12/12/1953, được bộ đội chủ lực giải phóng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.
Khu tự trị Thái-Mèo được thành lập gồm 16 châu ngày 29/4/1955, châu Mường Lay trực thuộc khu tự trị Thái -Mèo vì không có cấp hành chính tỉnh.
Kỳ họp thứ V Quốc hội khóa II nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 24 đến 27/10/1962 ra Nghị quyết đổi tên Khu tự trị Thái-Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc; thành lập lại hai tỉnh Sơn La, Lai Châu và một tỉnh mới Nghĩa Lộ. Tỉnh Lai Châu gồm 7 huyện: Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Tè, Tủa Chùa, Phong Thổ, Mường Lay, Sình Hồ.
Ngày 24/12/1963 chuyển thị trấn Mường Lay của huyện Mường Lay trực thuộc tỉnh và đặt tên là thị trấn Lai Châu. Bộ Nội vụ ra Công văn số 1222/CQĐG ngày 3/4/1964 về việc đồng ý chuyển thị trấn Mường Lay của huyện Mường Lay trực thuộc tỉnh Lai Châu quản lý, đặt tên là thị trấn Lai Châu.
Ngày 28/8/1964, chuyển thị trấn Mường Lay của huyện Mường Lay trực thuộc tỉnh quản lý, từ ngày 2/9/1964 đặt tên là thị trấn Lai Châu.
Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 189-CP ngày 8/10/1971 về thành lập Thị xã Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu.
Từ ngày 21 đến 26/10/2003, Tỉnh Lai Châu (cũ) được chia thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Thị xã Lai Châu là một trong 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Điện Biên với diện tích 8.436 ha và dân số là 10.755 nhân khẩu. Có 3 đơn vị hành chính: phường Lê Lợi, Phường Na Lay và phường Sông Đà.
Chính phủ ra Nghị định số 01/2004/NĐ-CP ngày 2/1/2004, giải thể phường Lê Lợi của Thị xã Lai Châu để thành lập xã Lê Lợi, sáp nhập xã Lê Lợi vào huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Thị xã Lai Châu sau khi điều chỉnh, còn lại 5.236 ha diện tích tự nhiên và 9.279 nhân khẩu, có 2 đơn vị hành chính trực thuộc là phường Sông Đà và phường Na Lay.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 25/2005/NĐ-CP ngày 2/3/2005 về việc "điều chỉnh địa giới hành chính và đổi tên Thị xã Lai Châu thành Thị xã Mường Lay".
Thị xã Mường Lay có diện tích tự nhiên 11.403,50 ha. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 1.852,97 ha, ngoài trồng lúa nước truyền thống, người dân còn phát triển trồng lúa nương, các loại cây hoa màu, cây lương thực khác và các loại cây ăn quả...Đất lâm nghiệp chiếm 4.602,3 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, hình thức khai thác phổ biến là khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
Khí hậu Thị xã thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt Nam. Là vùng núi cao đón gió Tây và Đông Nam, khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu nội địa. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng, được che chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có khí hậu tương đối lạnh, ít mưa và sương muối. Mùa hạ nóng, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
Sông suối ở đây có đặc thù là độ dốc lớn, có lượng dòng chảy lớn, không đều, giảm dần từ Bắc xuống Nam. Thị xã nằm trong thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt của các con sông: sông Nậm Na Sông Đà và suối Nậm Lay. Phần lớn đất đai Thị xã thuộc lưu vực của suối Nậm Lay.
Thị xã Mường Lay thuộc đới đứt gãy Điện Biên-Lai Châu có khả năng xảy ra động đất lớn; cấu trúc đất đá ở khu vực cũng hết sức phức tạp bao gồm nhiều nhóm khác nhau. Đất đai của Thị xã gồm 6 loại đất chính: đất cát ven sông suối, đất phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng trên đá sét, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
Do diện tích nhỏ hẹp nên tài nguyên khoáng sản ở Thị xã Mường Lay ít về chủng loại, nhưng có một số khoáng sản nhiều về số lượng như: Khoáng sản vật liệu xây dựng ốp lát, khai thác cát sỏi,đá phiến lợp,… tại các bãi bồi và thềm bậc I của suối Nậm Lay.
Thị xã là điểm cuối của quốc lộ 6 từ Hà Nội qua Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, Tuần Giáo. Là điểm giữa của Quốc lộ 12 nối thành phố Điện Biên và thị xã Lai Châu mới với chiều dài khoảng 200 km.
Du lịch sinh thái lòng hồ Mường Lay
Hang bản Bắc
Sông Đà
Vị trí địa lý
Thị xã Mường Lay nằm ở phía Bắc của tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 102 km.Phía Bắc và Tây Bắc Mường Lay giáp với huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu; phía Đông, phía Nam và Tây Nam Mường Lay giáp với huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.Lịch sử
Thời Hùng Vương, nước Văn Lang được chia làm 15 bộ, Thị xã Mường Lay ngày nay thuộc bộ Tân Hưng; thời Lý thuộc châu Lâm Tây; thời Trần thuộc lộ Đà Giang; thời Lê Lợi thuộc trấn Gia Hưng. Năm 1463, trấn Hưng Hóa được thành lập gồm 3 phủ: Quy Hóa, Gia Hưng, An Tây. Phủ An Tây có 10 châu, Thị xã Mường Lay hiện nay thuộc Châu Lai của phủ An Tây.Nhà Nguyễn năm 1841 lấy đất các châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Châu Lai lập thành phủ Điện Biên. Châu Lai thuộc phủ Điện Biên.
Thực dân Pháp năm 1858 xâm lược nước ta song mãi đến tháng 4-1890 chúng mới chiếm được Lai Châu, trong đó có Châu Lai. Toàn quyền Đông Dương ngày 20/8/1891 tra Nghị định thành lập Đạo quan binh thứ 4, thủ phủ của Đạo quan binh thứ 4 đặt tại Sơn La nên gọi là Đạo quan binh thứ 4 Sơn La. Sau đó Đạo quan binh thứ 4 tách thành Tiểu quân khu Vạn Bú (gồm phủ Vạn Yên với châu Mộc, châu Phù Yên; phủ Sơn La với các châu: Sơn La, Mai Sơn, châu Yên, Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên) và Tiểu quân khu Lai Châu gồm: Châu Luân, Châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ.
Tỉnh Vạn Bú được thành lập ngày 10/10/1895 gồm phủ Vạn Yên với châu Mộc và châu Phù Yên; phủ Sơn La với các châu: Châu Sơn La, châu Yên, châu Mai Sơn, châu Thuận, châu Tuần Giáo, châu Điện Biên (thuộc Tiểu quân khu Vạn Bú); châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ (thuộc Tiểu quân khu Lai Châu). Tỉnh Vạn Bú đến ngày 23/8/1904 được đổi thành tỉnh Sơn La.
Toàn quyền Đông Dương ngày 28/6/1909 ra Nghị định tách các châu: Điện Biên, Quỳnh Nhai, Châu Lai,Tuần Giáo, Luân Châu của tỉnh Sơn La để thành lập tỉnh Lai Châu.
Thực dân Pháp ngày 27/3/1916 thành lập Đạo quan binh thứ 4 Lai Châu gồm: châu Quỳnh Nhai, Châu Lai, Sở Đại lý và châu Điện Biên; các khu biên giới phía Bắc gồm Mường Nhé, Mường Tè, Mường Bum và Mao Xà Phình (Sình Hồ).
Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu ra đời ngày 10/10/1949. Phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từ đây đã có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo. Chi bộ Đảng huyện Tuần Giáo được thành lập ngày 1/8/1950, theo sự phân công của Ban cán sự Đảng tỉnh, huyện Châu Lai do chi bộ Tuần Giáo phụ trách; liên Ban cán sự Đảng huyện Tuần Giáo - Châu Lai (Tuần - Lai) được thành lập ngày 1/8/1951 , Châu Lai do liên Ban cán sự Đảng Tuần-Lai trực tiếp lãnh đạo.
Huyện Châu Lai và thị trấn Mường Lay ngày 12/12/1953, được bộ đội chủ lực giải phóng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.
Khu tự trị Thái-Mèo được thành lập gồm 16 châu ngày 29/4/1955, châu Mường Lay trực thuộc khu tự trị Thái -Mèo vì không có cấp hành chính tỉnh.
Kỳ họp thứ V Quốc hội khóa II nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 24 đến 27/10/1962 ra Nghị quyết đổi tên Khu tự trị Thái-Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc; thành lập lại hai tỉnh Sơn La, Lai Châu và một tỉnh mới Nghĩa Lộ. Tỉnh Lai Châu gồm 7 huyện: Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Tè, Tủa Chùa, Phong Thổ, Mường Lay, Sình Hồ.
Ngày 24/12/1963 chuyển thị trấn Mường Lay của huyện Mường Lay trực thuộc tỉnh và đặt tên là thị trấn Lai Châu. Bộ Nội vụ ra Công văn số 1222/CQĐG ngày 3/4/1964 về việc đồng ý chuyển thị trấn Mường Lay của huyện Mường Lay trực thuộc tỉnh Lai Châu quản lý, đặt tên là thị trấn Lai Châu.
Ngày 28/8/1964, chuyển thị trấn Mường Lay của huyện Mường Lay trực thuộc tỉnh quản lý, từ ngày 2/9/1964 đặt tên là thị trấn Lai Châu.
Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 189-CP ngày 8/10/1971 về thành lập Thị xã Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu.
Từ ngày 21 đến 26/10/2003, Tỉnh Lai Châu (cũ) được chia thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Thị xã Lai Châu là một trong 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Điện Biên với diện tích 8.436 ha và dân số là 10.755 nhân khẩu. Có 3 đơn vị hành chính: phường Lê Lợi, Phường Na Lay và phường Sông Đà.
Chính phủ ra Nghị định số 01/2004/NĐ-CP ngày 2/1/2004, giải thể phường Lê Lợi của Thị xã Lai Châu để thành lập xã Lê Lợi, sáp nhập xã Lê Lợi vào huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Thị xã Lai Châu sau khi điều chỉnh, còn lại 5.236 ha diện tích tự nhiên và 9.279 nhân khẩu, có 2 đơn vị hành chính trực thuộc là phường Sông Đà và phường Na Lay.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 25/2005/NĐ-CP ngày 2/3/2005 về việc "điều chỉnh địa giới hành chính và đổi tên Thị xã Lai Châu thành Thị xã Mường Lay".
Điều kiện tự nhiên
Thị xã Mường Lay có địa hình đa dạng, phức tạp. Đồi núi cao, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối nhiều (5,5 - 6km/km2). Độ dốc tự nhiên lớn hơn 250 chiếm hơn 90% tổng diện tích của Thị xã, hướng dốc chính thấp dần về phía Bắc (sông Đà). Độ cao trung bình 510m, nơi thấp nhất là 169,43m (khu vực ven sông Đà), nơi cao nhất là 1.150m.Thị xã Mường Lay có diện tích tự nhiên 11.403,50 ha. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 1.852,97 ha, ngoài trồng lúa nước truyền thống, người dân còn phát triển trồng lúa nương, các loại cây hoa màu, cây lương thực khác và các loại cây ăn quả...Đất lâm nghiệp chiếm 4.602,3 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, hình thức khai thác phổ biến là khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
Khí hậu Thị xã thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt Nam. Là vùng núi cao đón gió Tây và Đông Nam, khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu nội địa. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng, được che chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có khí hậu tương đối lạnh, ít mưa và sương muối. Mùa hạ nóng, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
Sông suối ở đây có đặc thù là độ dốc lớn, có lượng dòng chảy lớn, không đều, giảm dần từ Bắc xuống Nam. Thị xã nằm trong thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt của các con sông: sông Nậm Na Sông Đà và suối Nậm Lay. Phần lớn đất đai Thị xã thuộc lưu vực của suối Nậm Lay.
Thị xã Mường Lay thuộc đới đứt gãy Điện Biên-Lai Châu có khả năng xảy ra động đất lớn; cấu trúc đất đá ở khu vực cũng hết sức phức tạp bao gồm nhiều nhóm khác nhau. Đất đai của Thị xã gồm 6 loại đất chính: đất cát ven sông suối, đất phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng trên đá sét, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
Do diện tích nhỏ hẹp nên tài nguyên khoáng sản ở Thị xã Mường Lay ít về chủng loại, nhưng có một số khoáng sản nhiều về số lượng như: Khoáng sản vật liệu xây dựng ốp lát, khai thác cát sỏi,đá phiến lợp,… tại các bãi bồi và thềm bậc I của suối Nậm Lay.
Thị xã là điểm cuối của quốc lộ 6 từ Hà Nội qua Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, Tuần Giáo. Là điểm giữa của Quốc lộ 12 nối thành phố Điện Biên và thị xã Lai Châu mới với chiều dài khoảng 200 km.
Du lịch
Thủy điện Sơn LaDu lịch sinh thái lòng hồ Mường Lay
Hang bản Bắc
Sông Đà
Lễ hội
Lễ hội đua thuyền đuôi énĐặc sản
Bánh Khẩu XénXem thêm:
- Nhà đất bán tại Thị xã Mường Lay
- Bán nhà riêng tại Thị xã Mường Lay
- Bán đất tại Thị xã Mường Lay
- Bán căn hộ chung cư tại Thị xã Mường Lay
- Bán nhà mặt phố tại Thị xã Mường Lay
- Nhà đất cho thuê tại Thị xã Mường Lay
- Dự án BĐS tại Thị xã Mường Lay
- Tin BĐS tại Tỉnh Điện Biên
- Nhà môi giới BĐS tại Thị xã Mường Lay
Hình ảnh về Mường Lay, Điện Biên
Thị xã Mường Lay - Điện Biên
Sông Đà - thị xã Mường Lay - Điện Biên
Cánh đồng lúa chín thị xã Mường Lay
Dự án bất động sản tại Thị xã Mường Lay, Điện Biên
Hiện chưa có dự án nào tại Thị xã Mường Lay, Điện Biên
Thị xã Mường Lay có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Mường Lay có 2 xã, 1 phường và 0 thị trấn trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Thị xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên
Đường phố trực thuộc Thị xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên
Bản đồ vị trí Mường Lay
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Thị xã Mường LayĐiện Biên
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Tx Mường Lay | Phường Na Lay-TX Mường Lay |
Chi nhánh / cây ATM tại Mường Lay, Điện Biên
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Thị xã Mường Lay - Điện Biên
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Thị xã Mường Lay | Tổ Dân Phố 2, Phường Sông Đà, TX. Mường Lay, Điện Biên |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Tx Mường Lay | Tổ 13, Phường Na Lay, TX. Mường Lay, Điện Biên |
Ghi chú về Mường Lay
Thông tin về Thị xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Thị xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mường Lay, Điện Biên
Từ khóa tìm kiếm:
Thị xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mường Lay, Điện Biên