Tỉnh thành VN > Hà Nội > Quận Cầu Giấy > Đường Nguyễn Khang

Đường Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Thông tin tổng quan về Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội

Đường Nguyễn Khang thuộc địa phận 2 phường Trung Hòa, Yên hòa quận Cầu Giấy, Hà Nội. Khởi đầu từ Cầu Giấy, chạy men theo bờ Tây sông Tô Lịch và kết thúc trên đường Trần Duy Hưng, đoạn cầu Trung Hòa. Đường có chiều dài khoảng 2km.
Một số địa điểm nổi bật trên đường Nguyễn Khang:
  • Phòng Giáo Dục và Đào Tạo quận Cầu Giấy
  • Trường Tiểu Học Quan Hoa
  • Viettel Post Bưu Cục Yên Hòa
  • Siêu Thị Thế Giới Di Động
  • Quán Trà Sữa Toco Toco
  • Nhà Hàng Lẩu Wang
Đường Nguyễn Khang nằm ở phía Đông Nam quận Cầu Giấy, là một đoạn nằm trên tuyến đường nối giữa quận Thanh Xuân và Cầu Giấy.
Dân cư phân bố trên đường với mật độ rất đông đúc, các loại hình kinh doanh nhà hàng, khách sạn, karaoke, Cafe rất phát triển.
Rải rác trên đường còn có một số công ty và siêu thị lớn.
Giao thông đi lại rất thuận tiện khi tiếp giáp tuyến đường Vành Đai 2 và thông với một số trục đường, phố như; Vũ Phạm Hàm, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Quan Hoa, phố Yên Hòa.
Nguyễn Khang là ai?
Nguyễn Khang (1919-1976) là một cựu chính trị gia Việt Nam.

Ông sinh năm 1919 trong một hộ dân nghèo tại thôn Nguyên Kinh, tổng Cao Mại, phủ Kiến Xương (nay thuộc xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương), tỉnh Thái Bình.

Năm 16 tuổi, ông đi làm nghề in ấn ở phủ lị. Năm 1939, ông chuyển lên Hà Nội công tác từ năm 1939, đảm nhiệm Đoàn Thanh niên Phản đế liên tỉnh, tham gia Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt và đày đi Sơn La. Năm 1944, ông vượt ngục, trở lại Hà Nội, tham gia Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Từ tháng 2 năm 1945, ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội, đảm nhiệm khu an toàn của Đảng trong vùng Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây. Ông công tác trong hội báo Cứu quốc, phụ trách báo Hồn nước.

Năm 1948, ông là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I, kiêm Bí thư Liên khu.

Ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong Đại hội II của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1951.

Trong chiến dịch giải phóng Thượng Lào năm 1953 ông được Tổng quân ủy cử tham gia Bộ chỉ huy chiến dịch.

Các năm 1957-1959, ông là Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc kiêm nhiệm Đại sứ tại Mông Cổ.

Ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III và giữ chức vụ làm Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng (5. 1959 - 4. 1965) kiêm Trưởng ban Việt kiều Trung ương và sau đó là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho đến khi mất năm 1976.


Đường phố cùng tên Nguyễn Khang:

Hình ảnh về Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội


Đường phố Nguyễn Khang

Karaoke Hoàng Gia (85 Nguyễn Khang)

Dự án bất động sản tại Đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy - Hà Nội

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy - Hà Nội

Đường Nguyễn Khang gần với đường phố nào?

Vị trí Nguyễn Khang

Chi nhánh / cây ATM tại Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Đường Nguyễn Khang - Quận Cầu Giấy - Hà Nội

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1VietCapitalBankPhòng giao dịch Cầu Giấy30 Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Cây ATM ngân hàng ở Đường Nguyễn Khang - Quận Cầu Giấy - Hà Nội

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1VietCapitalBankPGD Cầu Giấy30 Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Ghi chú về Nguyễn Khang

Thông tin về Đường Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội