Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Phù Cừ > Xã Nguyên Hoà

Xã Nguyên Hoà, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Nguyên Hoà, Phù Cừ, Hưng Yên

Nguyên Hòa là 1 xã của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Phù Cừ: +84 321 3854 300
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Phù Cừ: +84 321 3863 635
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 6.07 km².
Tổng số dân: 4963 người năm 1999.
Tọa độ: 20°40′33″B 106°14′43″Đ
Khí hậu mang những đặc điểm chung của đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Chế độ gió có sự khác biệt giữa hai mùa: Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa hạ, chủ yếu thổi theo hướng đông nam. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc. Chế độ nhiệt có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hạ nắng nóng và mùa đông lạnh. Chế độ mưa cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, mùa mưa tập trung vào mùa hạ tới 90% lượng mưa trong cả năm. Như vậy, khí hậu có hai mùa chính: mùa hạ là mùa gió Đông Nam, nóng và mưa nhiều. Mùa đông có mùa gió Đông Bắc, lạnh và mưa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có hai thời kì chuyển tiếp ngắn là mùa xuân và mùa thu.

lịch sử

Từ năm 1949 đến 1954, thực dân Pháp càn quét và chiến đóng bốt La Tiến, địch đã khủng bố vô cùng tàn bạo, người dân La Tiến phải đối mặt trực tiếp với quân thù, chịu đựng bao đau thương tổn thất, một số du kích tham gia công tác giao liên địch vận, không may sa vào tay địch, chúng đem vào bốt giết như các chị: Đinh Thị Nhẹn, Phạm Thị Tị, Đinh Thị Mùi ở thôn La Tiến.
Trong số hơn 1 nghìn người bị thực dân Pháp và bè lũ tay sai giết hại ở La Tiến có nữ Anh hùng liệt sỹ Trần Thị Khang (tức Vũ Thị Kính quê ở xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, chị là em gái của đồng chí Trần Phương - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Lúc bấy giờ chị là Huyện uỷ viên, Bí thư Phụ nữ cứu quốc huyện Phù Cừ, chỉ huy Đội nữ Du kích Hoàng Ngân.
Vào ngày 8/6/1950, chị về công tác tại thôn Phù Oanh, xã Minh Tiến, địch càn quét bắt được chị dưới hầm bí mật chúng đưa chị về bốt La Tiến, chúng tìm mọi cách dụ dỗ chị khai báo cơ sở cách mạng. Dụ dỗ không được, chúng dùng cực hình tra tấn hết sức dã man hòng làm khuất phục ý chí của chị. Chúng treo ngược chị lên cành đa, đấm đá đến khi ngất lịm, máu chảy đầm đìa, rồi tra điện, dùng kìm rút hết móng tay, rồi cắm kim vào làm cho thể xác đau đớn đến tột cùng. Sau 5 ngày vừa dụ dỗ, vừa tra tấn không có kết quả, chúng treo chị lên Cây đa, cắt cổ rồi vứt xác chị xuống sông Luộc. Trước lúc hy sinh, chị hô khẩu hiệu: " Đả đảo thực dân Pháp! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!", chị hy sinh khi mới 21 tuổi.
Ngày 8/11/2000, nữ Anh hùng liệt sỹ Trần Thị Khang được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thể theo nguyện vọng của gia đình phần mộ đã được đưa về nghĩa trang liệt sỹ huyện Mỹ HàoĐến nay, những cán bộ, chiến sỹ và nhân dân xã Nguyên Hoà lúc bấy giờ chứng kiến tội ác của thực dân Pháp và tinh thần yêu nước của quân và dân ta còn sống không còn nhiều.
Chúng tôi gặp lại một số cựu chiến binh lúc bấy giờ trực tiếp tham gia chiến đấu tại bốt La Tiến với nhiều cảm xúc, hồi tưởng nhớ về thời kỳ đó, ông Đặng Xuân Tạ - Cựu chiến binh xã Nguyên Hoà, nguyên làm liên lạc cho Ban chỉ huy quân sự xã Nguyên Hoà, cho biết: "Vào cuối năm 1949, thực dân Pháp mở chiến dịch càn quét lớn Diabolo, mở rộng chiếm đóng toàn tỉnh. Cánh quân địch từ thị xã Hưng Yên đi bằng Ca nô tàu chiến theo sông Luộc đổ bộ lên chợ La Tiến, hội quân rồi tiến theo đường 202 càn quét các xã phía Bắc huyện, đóng bốt Đình Cao, Quang Xá, một bộ phận từ La Tiến theo đê sông Luộc ra đóng bốt Bến Trại (Hải Dương). Sau 10 ngày càn quét tại địa bàn Hưng Yên, địch đóng lại 30 vị trí và lập vệ sĩ phản động ở 24 nhà thờ, rồi chuyển giao cho lực lượng tại chỗ tiến hành bình định, trong đó có bốt La Tiến. Ngay từ buổi đầu chiếm đóng bốt La Tiến, địch đã khủng bố vô cùng tàn bạo, người dân La Tiến phải đối mặt trực tiếp với quân thù, chịu đựng bao đau thương tổn thất. Người tàn tật không kịp chạy tản cư, chúng ném xuống sông Luộc...".
Cựu chiến binh xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ nói chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ bên gốc đa La Tiến.
Lúc bấy giờ, địa bàn thôn La Tiến xã Nguyên Hoà huyện Phù Cừ là địa giới rất quan trọng giáp danh với tỉnh Thái Bình nằm trong vòng kìm kẹp bao vây, nhiều phía của các bốt và gác canh chiến lược của thực dân Pháp nhằm đàn áp và cắt liên lạc với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào ta. Bên kia sông Luộc địa phận tỉnh Thái Bình có bốt Duyên Hà bốt Quỳnh Lang có " lò cắt tiết và hang chôn người".
Phía Đông là bốt Bến Trại (tỉnh Hải Dương). Phía Bắc là các vị trí xã Đình Cao, Cao Xá, Cầu Tràng. Phía Đông là bốt Đặng Xá (Triều Dương). Bên cạnh những vị trí then chốt này là hệ thống tháp canh gác dày đặc, cùng với đội quân lương tổng vệ sỹ do địch bắt lính tại địa phương có trang bị vũ khí đã câu kết với quân chiếm đóng càn quét cướp bóc, đánh phá cơ sở gây cho ta nhiều khó khăn tổn thất.
Trước tình hình đó, Trung đoàn 42 đã cử cán bộ, chiến sỹ đêm đêm bí mật, bò vào bốt khoá mìn, cắt dây thép gai, luồn qua ba bốn hàng dào vào trung tâm quan sát vị trí để trinh sát đo đạc, lập phương án tác chiến. Sau 2 lần chuẩn bị đánh rồi lại hoãn do Trung đoàn 50 tiêu diệt bốt Quỳnh Lang (tỉnh Thái Bình) đã làm cho địch ở bốt La Tiến tăng cường củng cố lực lượng; lần thứ 2 địch mở trận càn An - giê - ri nên phải dừng lại.
Đúng vào đêm 31/1/1954, Ban chỉ huy Trung đoàn 42 đã quyết định đánh bốt La Tiến, sử dụng lực lượng gồm: Tiểu đoàn 664; Đại đội 200 trợ chiến, Đại đội 61 thuộc Tiểu đoàn 652 và Trung đội 20 thuộc Đại đội 24 huyện Phù Cừ dùng chiến thuật cường tập tiêu diệt vị trí La Tiến trong vòng 20 phút.
Ông Phạm Quang Minh - nguyên là Thượng tá, Cháng Văn phòng Quân khu 3. Lúc bấy giờ là chiến sỹ Đại đội 24 huyện Phù Cừ kể lại: "Trận đánh kết thúc lúc dạng đông, Bộ đội ta rút sang Quỳnh Côi tỉnh Thái Bình, Bộ đội huyện cùng du kích xã ở lại thu dọn chiến trường. Giải phóng bốt La Tiến, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống 150 tên, thu 8 súng cối, 1 trọng liên, 4 đại liên, 4 trung liên, 13 tiểu liên, 150 súng trường, 10 tấn đạn. Do chuẩn bị chiến đấu kỹ, nên quân ta hy sinh 2 đồng chí, 10 đồng chí bị thương. Từ sáng sớm nhân dân xã Nguyên Hoà biết tin bốt La Tiến đã bị tiêu diệt hoàn toàn, tất cả đều vui mừng phấn khởi trở về nhà sau nhiều năm phải đi tản cư".
Chiến thắng, giải phóng bốt La Tiến, quân và dân xã Nguyên Hoà huyện Phù Cừ lại tiếp tục tham gia tòng quân, dân quân hoả tuyến chi viện cho các mặt trận: Điện Biên Phủ, chiến trường miền Nam góp phần cùng cả nước đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Để ghi nhớ công lao của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào ta bị sát hại tại bốt La Tiến. Năm 2009, Huyện uỷ huyện Phù Cừ đã chỉ đạo cho xây dựng Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ bên cạnh Cây đa La Tiến bên dòng sông Luộc. Công trình khánh thành vào dịp kỷ niệm 63 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/2010). Nhân dịp này, Hội Phật giáo tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ Cầu siêu và Tỉnh Đoàn Hưng Yên tổ chức chương trình "Thắp nến trí ân các anh hùng liệt sỹ" năm 2010 cấp tỉnh vào tối ngày 26/7 và đồng loạt thắp nến tưởng nhớ liệt sỹ tại các nghĩa trang liệt sỹ trong toàn tỉnh

Kinh tế

Một trong những nội dung của Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (2010 – 2015) vào cuộc sống, huyện Phù Cừ coi trọng công tác đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng hệ số sử dụng đất trên đồng ruộng. Liên tục từ năm 2011 đến nay, huyện đều bố trí kinh phí hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, kinh phí trình diễn, khảo nghiệm một số giống lúa, giống ngô mới… có năng suất, chất lượng cao. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn của huyện, một số địa phương phối hợp với một số viện nghiên cứu giống cây trồng, công ty cung ứng giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… giới thiệu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh lúa, cây màu cho nông dân. Từ những “kênh” tiếp cận khác nhau, mỗi năm trong huyện có không dưới 4 nghìn lượt nông dân được tham dự các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
\Kết quả của sự đầu tư đúng hướng đó là trình độ thâm canh cây trồng của nông dân dần được nâng lên, cơ cấu giống, trà vụ trong gieo cấy lúa, trồng màu có những chuyển biến tích cực. Vụ xuân năm nay, lần đầu tiên 100% diện tích lúa của huyện được gieo cấy trà xuân muộn bằng mạ non gieo trên sân, trên nền đất cứng, gieo thẳng, xóa bỏ hoàn toàn tư duy, tập quán canh tác cũ ở trà xuân sớm. Tỷ trọng diện tích lúa chất lượng cao mở rộng sau mỗi vụ, đến nay chiếm trên 75% tổng diện tích gieo cấy, tăng 20% so với đầu nhiệm kỳ và so với mục tiêu đến năm 2015 của huyện. Năng suất lúa bình quân đạt 125 - 130 tạ/ha/năm… Hiệu quả kinh tế từ những vụ sản xuất chính tăng lên, nông dân hăng hái mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ đông trên đất hai lúa khoảng 30% diện tích, 100% diện tích đất bãi được trồng màu trong vụ hè, góp phần đưa hệ số sử dụng đất của huyện lên bình quân 2,5 lần, là cơ sở để tăng thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác.
Trên diện tích đã chuyển đổi, huyện hỗ trợ đưa vào các mô hình thí điểm trồng cam đường canh, bưởi Diễn… giúp nông dân tham quan, học tập, rút kinh nghiệm để có thể nhân rộng. Đồng thời hỗ trợ các xã Tam Đa, Tiên Tiến, Minh Tiến, Nguyên Hòa, Tống Trân xây dựng nhãn hiệu vải lai U chín sớm Phù Cừ nhằm bảo hộ chất lượng cũng như nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế từ loại cây ăn quả ưu thế của huyện. Ông Đào Xuân Dục, Phó chủ tịch UBND xã Tam Đa cho biết: “Hiện nay, toàn xã có 10 ha cam đường canh, 100 ha vải lai U. Đây là những diện tích đã cho thu quả với thu nhập rất cao. Nhờ vậy, bình quân thu nhập trên mỗi héc ta đất canh tác của xã đã đạt trên 100 triệu đồng, cao hơn mức bình quân chung của toàn huyện”.
Khuyến khích liên kết tiêu thụ nông sản
Thông qua giới thiệu đơn vị cung ứng giống, huyện và một số xã trong huyện đã kết nối được người tiêu thụ nông sản với nông dân. Ngoài đơn vị truyền thống là Xí nghiệp giống lúa Phù Cừ từ nhiều năm nay đã hợp đồng sản xuất lúa giống với một số địa phương trong huyện với khối lượng hàng chục tấn mỗi vụ thì vài năm gần đây các xã Quang Hưng, Đình Cao, Phan Sào Nam, Tam Đa, Nguyên Hòa… cũng đã kết nối phương thức tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng cho nông dân. Điển hình như ở xã Đình Cao. Vụ xuân 2013, xã phối hợp với Tổng công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình (tỉnh Thái Bình) sản xuất trên 70 ha lúa chất lượng gạo ngon ĐS1 để xuất khẩu sang Nhật Bản. Vụ mùa 2013, cũng phối hợp với đơn vị trên, nông dân trong xã sản xuất hàng chục tấn lúa giống TBR26. Các hợp đồng này đều đem lại cho nông dân hiệu quả kinh tế cao hơn trung bình 15 – 20% so với nhóm giống lúa cùng loại.
Trong sản xuất vụ đông, cơ cấu giống cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cây trồng có thị trường tiêu thụ ổn định. Như diện tích bí xanh, bí đỏ năm nay của huyện tăng đột biến, trên 630 ha, là huyện có tổng số diện tích theo km2 trồng bí lớn nhất tỉnh, bởi cây trồng này đã và đang được nhiều xã giúp nông dân tiêu thụ qua hợp đồng. Từ vụ đông 2011 – 2012, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Quang Hưng liên kết với một số công ty cung ứng giống và tiêu thụ nông sản. Trong đó, Công ty cổ phần đầu tư nhiệt đới và Công ty cổ phần Việt Nông (tỉnh Đồng Nai) là hai đơn vị chủ lực vừa giới thiệu cung ứng giống bí đỏ, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh, vừa giới thiệu thương lái mua bí đỏ cho nông dân thông qua Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã. Bởi vậy, chỉ sau một năm, đến vụ đông 2012 – 2013 diện tích cây vụ đông của xã Quang Hưng đã đạt 450 mẫu, lớn gấp 1,5 lần diện tích vụ đông liền trước. Vụ đông năm nay, diện tích cây vụ đông của xã phát triển lên trên 500 mẫu, chủ lực là bí đỏ. Chị Nguyễn Thị Ngân, thôn Quang Xá cho biết: “Có bao nhiêu sản phẩm đơn vị thu mua họ mua hết nên vụ đông năm nay gia đình tôi mượn thêm ruộng để trồng hơn một mẫu bí đỏ, tăng 3 sào so với vụ đông năm ngoái. Trồng bí không quá vất vả, không lo khâu tiêu thụ, sau 15 ngày cân bí là được thanh toán sòng phẳng nên năm nay nhiều người trong thôn tăng diện tích trồng bí”. Ngoài ra, Hợp tác xã cũng đang liên kết với Công ty xuất nhập khẩu Hải Dương (tỉnh Hải Dương) tiêu thụ cà tím cho nông dân. Các xã Tam Đa, Nguyên Hòa cũng trở thành địa chỉ tin cậy sản xuất giống đậu tương của Viện cây lương thực, thực phẩm trong vài năm gần đây.
Ông Vũ Văn Thạo, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Quang Hưng cho rằng: “Để nâng cao thu nhập cho nông dân, khâu tiêu thụ hiện nay rất quan trọng vì có giá ổn định, nông dân mới tính toán để sản xuất. Thực tế cho thấy, khi sản xuất với diện tích đủ rộng thì sự cạnh tranh lành mạnh hơn, tư thương không thể ép giá nông dân. Việc Hợp tác xã làm cầu nối giữa nông dân và công ty cung ứng giống, tiêu thụ nông sản không chỉ góp phần tận dụng được đất đai, tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác mà còn giúp nông dân có cây trồng mới, được tiếp cận khoa học kỹ thuật thâm canh mới. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để liên kết mở rộng đối tượng cây trồng, liên kết cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… từ các đơn vị uy tín giúp nông dân yên tâm chăm sóc, bảo vệ cây trồng”.
*
* *
Dù mục tiêu đã về đích sớm hai năm so với kế hoạch, tăng 25 triệu đồng/ha so với năm 2010, song mức thu nhập 80 triệu đồng/ha/năm của huyện Phù Cừ hiện nay vẫn ở mức thấp so với mức bình quân chung của tỉnh Hưng Yên. Để tiếp tục nâng dần giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác, ông Nguyễn Xuân Thu, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện nói: Bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, định hướng thời gian tới huyện tiếp tục củng cố, nâng cao vai trò của hợp tác xã, trong đó có khâu tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi cho một số doanh nghiệp chế biến nông sản hoạt động hiệu quả để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phân vùng chuyên canh theo hướng hàng hóa trong xây dựng nông thôn mới…

Văn hóa Du lịch

Cây đa La Tiến, Phù Cừ, Hưng Yên - một địa danh lịch sử
Cây đa La Tiến nằm trên địa bàn xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên là nơi ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đây, ngày nay đã trở thành địa chỉ đỏ nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, anh dũng kiên cường, gan dạ của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào ta.
Đến nay, tại Cây đa La Tiến trên Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ còn ghi tội ác của thực dân Pháp và bè lũ tai sai đã giết hại 1.145 cán bộ, chiến sỹ và đồng bào ta bằng nhiều hình thức cực kỳ dã man, như: "cắt cổ, mổ bụng, bêu xác trên ngọn đa", riêng ở xã Nguyên Hoà có 121 người bị giết hại.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần, cam vinh, cam đường canh... .

Hình ảnh về Nguyên Hoà, Phù Cừ, Hưng Yên


Cây đa La Tiến- Nguyên Hoà- Phù Cừ- Hưng Yên

Đền thờ các Anh hùng Liệt sỹ đồng chí đồng bào bị giặc Pháp sát hại tại cây đa La Tiến - Nguyên Hòa

Nhà Văn hóa xã Nguyên Hòa

Vải lai U- Nguyên Hoà- Phù Cừ- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Nguyên Hoà, Phù Cừ - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Nguyên Hoà, Phù Cừ - Hưng Yên

Xã Nguyên Hoà gần với xã, phường nào?

Vị trí Nguyên Hoà

Ghi chú về Nguyên Hoà

Thông tin về Xã Nguyên Hoà, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Nguyên Hoà, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nguyên Hoà, Phù Cừ, Hưng Yên