Tỉnh thành VN > Kiên Giang > Huyện Giồng Riềng > Xã Bàn Tân Định

Xã Bàn Tân Định, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang

Thông tin tổng quan về Bàn Tân Định, Giồng Riềng, Kiên Giang

Bàn Tân Định là 1 xã của huyện Giồng Giềng, tỉnh Kiên Giang, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

Bưu điện Giồng Riềng: (0297) 3821197
UBND Giồng Riềng: 0773760656
BVDK Giồng Riềng: (0297)3635038.
Khách sạn Hồ Hải: 077 3919089
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 0633828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Đặt vé xe: (0297) 3656656

Địa hình thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 32,89 km²
Tổng số dân: 11364 (2003).
Tọa độ: 9°55′36″B 105°14′25″Đ

Lịch sử

Từ tháng 2 năm 1976, Giồng Riềng trở thành huyện của tỉnh Kiên Giang, gồm có thị trấn Giồng Riềng và 8 xã là: Thạnh Hưng, Thạnh Hoà, Bàn Tân Định, Ngọc Chúc, Hoà Hưng, Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Thuận Hoà.
Ngày 10 tháng 10 năm 1981, lập thêm các xã mới: Tân Bình Thành, Vĩnh Thuận Lợi tách từ xã Ngọc Chúc; Tân Nguyên, Hiệp Lộc, Thạnh Phước tách từ xã Thạnh Hưng; Hoà An, Hoà Lợi tách từ xã Hoà Hưng; chia xã Thuận Hoà thành 3 xã Thạnh Lợi, Hoà Thuận, Ngọc Hoà.
Ngày 27 tháng 9 năm 1983, lập thêm các xã mới: Long An tách từ xã Long Thạnh; Thạnh Bình tách từ xã Thạnh Hoà; Bàn Thạnh tách từ xã Bàn Tân Định; Vĩnh An Phú, Vĩnh Phước Hoà tách từ xã Vĩnh Thạnh. Ngày 31 tháng 5 năm 1991, giải thể các xã: Hiệp Lộc, Thạnh Phước, Hoà Lợi, Ngọc Hoà, Vĩnh Thuận Lợi.
Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, thành lập xã Thạnh Phước trên cơ sở 4.483 ha diện tích tự nhiên và 8.980 nhân khẩu của Xã Thạnh Hưng; thành lập xã Thạnh Lộc trên cơ sở 4.673 ha diện tích tự nhiên và 9.576 nhân khẩu của xã Thạnh Hưng; thành lập xã Hoà Lợi trên cơ sở 4.020 ha diện tích tự nhiên và 6.951 nhân khẩu của Xã Hoà Hưng; thành lập xã Hoà An trên cơ sở 3.010 ha diện tích tự nhiên và 7.658 nhân khẩu của xã Hoà Hưng. Xã Thạnh Hưng sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 5.035 ha dịên tích tự nhiên và 11.695 nhân khẩu. Xã Hoà Hưng sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 4.210 ha diện tích tự nhiên và 8.535 nhân khẩu.
Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 84/2001/NĐ - CP, thành lập xã Ngọc Thành trên cơ sở 2.397 ha diện tích tự nhiên và 8.039 nhân khẩu của xã Ngọc Chúc; thành lập xã Ngọc Thuận trên cơ sở 3.739 ha diện tích tự nhiên và 8.540 nhân khẩu của xã Ngọc Chúc; thành lập xã Bàn Thạch trên cơ sở 2.106,4 ha diện tích tự nhiên và 9.663 nhân khẩu của xã Bàn Tân Định. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập 2 xã Ngọc Thành và Ngọc Thuận, xã Ngọc Chúc còn lại 2.677 ha diện tích tự nhiên và 10.896 nhân khẩu. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Bàn Thạch, xã Bàn Tân Định còn lại 3.289,3 ha diện tích tự nhiên và 11.364 nhân khẩu.
Cuối năm 2003, huyện Giồng Riềng có thị trấn Giồng Riềng và 15 xã là: Thạnh Hưng, Thạnh Phước, Thạnh Lộc, Thạnh Hoà, Bàn Tân Định, Ngọc Chúc, Hoà Hưng, Hoà Lợi, Hoà An, Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Hoà Thuận, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Bàn Thạch.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 97/2005/NĐ - CP, theo đó, thành lập xã Ngọc Hoà trên cơ sở 3.009,68 ha diện tích tự nhiên và 11.170 nhân khẩu của xã Hoà Thuận, thành lập xã Vĩnh Phú trên cơ sở 2.730 ha diện tích tự nhiên và 4.968 nhân khẩu của xã Vĩnh Thạnh. Sau khi thành lập xã Ngọc Hoà, xã Hoà Thuận còn lại 4.312,62 ha diện tích tự nhiên và 16.500 nhân khẩu. Sau khi thành lập xã Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh còn lại 2.470 ha diện tích tự nhiên và 9.563 nhân khẩu. Huyện Giồng Riềng có 18 xã và 1 thị trấn như hiện nay.

Kinh tế- giao thông

Thế mạnh kinh tế chủa huyện vẫn là sản xuất nông nghiệp. GDP năm 2001 chiếm 8,3% GDP toàn tỉnh. Nhiều năm qua, huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả như: mô hình xen canh lúa - màu - cá ở ấp Xẻo Mây, Bờ Xáng (xã Thạnh Hoà); mô hình bưởi da xanh ấp Thạnh An (Thạnh Lộc); mô hình lúa - màu ở ấp Hoà Phú (Ngọc Hoa); mô hình măng tre, ấp Ngọc Tân (Ngọc Chúc); mô hình nuôi tôm càng xanh, ấp Kinh Tràm (Hoà An)... Năm 2007, 100% xã, thị trấn đều xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp với tổng diện tích 5.850 ha, trong đó có 8 mô hình sản xuất cho thu nhập cao. Đặc biệt, mô hình trồng rau màu trên đất liếp kết hợp nuôi cá cho thu nhập bình quân 120 triệu đồng/ha; mô hình xen canh 1 vụ lúa với 2 vụ màu đem lại thu nhập 77,7 triệu đồng/ha. Ngoài ra, nông dân trên địa bàn huyện còn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp làm dịch vụ khác đem lại hiệu quả cao như: làm dịch vụ máy cày, máy xới, máy suốt, lò sấy, máy gặt đập liên hợp, kinh doanh vật tư nông nghiệp...
Do có nguồn nước ngọt từ sông Hậu đổ về, từ những năm 1990 bà con nông dân ở Giồng Riềng đã tận dụng diện tích mặt nước dọc các bờ kênh để nuôi cá bống tượng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những hộ không nằm gần các kênh thì nuôi cá đồng trong ruộng lúa, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, áp dụng phương thức nuôi thủy sản mới, việc nuôi tôm cá của bà con đã có bước tiến khả quan, nhất là phong trào nuôi tôm càng xanh, đã khá thành công trong những thí điểm đầu tiên.
Đây là huyện có đông đồng bào Khmer với tỉ lệ chiếm 18% trên tổng số dân (năm 2008). Hiện còn nhiều xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm. Một bộ phận khá đông bà con không có đất hoặc thiếu đất canh tác.
Cơ sở hạ tầng nông thôn luôn là vấn đề nan giải của các địa phương ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2007, tỉnh Kiên Giang đầu tư 33,6 tỷ đồng cho huyện Giồng Riềng xây dựng tuyến đường liên xã: xã Thạnh Hưng - Thạnh Phước - Vĩnh Thạnh, có tổng chiều dài 18 km, bề rộng mặt đường 3,5 m, lề đường mỗi bên 1,5 m. Năm 2009, huyện đang có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước ấp Ngọc Bình xã Ngọc Chúc từ nguồn vốn chương trình 134 của chính phủ. Năm 2008, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ huyện Giồng Riêng đầu tư 315 triệu đồng xây dựng cầu giao thông nông thôn ở xã Ngọc Hoà. Cây cầu có chiều dài 40 m, được bàn giao cho huyện ngày 10-09-2008. Riêng ở xã Hoà Hưng, từ nhiều năm qua, người dân gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển bằng đường bộ qua kênh Tám Phó, bởi những chiếc cầu bắc qua kênh đều là cầu ván nhỏ hẹp, đã xuống cấp. Từ chương trình “Xóa cầu khỉ nông thôn” do Báo Sài Gòn Giải Phóng phát động, bạn đọc của báo đã đóng góp tiền, người dân địa phương bỏ công sức xây cầu bê tông bắc qua kênh, thay cho cầu ván.

Văn hóa- du lịch

nhân vật nổi tiếng: Mai Thị Hồng Hạnh (Mai Thị Nương - tên một người nữ thuộc phía cách mạng Việt Nam lâm thời đã bị mất trong chiến trường miền Nam Việt Nam).
Du lịch tại Giồng riềng có: Chùa Phước Long - Kiên Giang
Đặc sản
Bánh canh ghẹ chả, Gỏi cá trích, Bún cá, Nấm tràm, Bánh thốt nốt, Cà xỉu, Hải Sâm, Bánh tét Cật Phú Quốc, Hồ Tiêu Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc, rượu Sim, Tiết Canh Cua, Món Nhum, Chả Cua, chả trứng cá ngát, Cà xíu muối, hủ tiếu Hà Tiên, Bún Kèn, Bún Nhâm, Cá nhám giàu nấu canh chua sả nghệ, Bánh thốt nốt, Xôi Hà Tiên, Ốc Giác, Khóm Tắc Cậu, bánh tráng Thạnh Hưng ...

Hình ảnh về Bàn Tân Định, Giồng Riềng, Kiên Giang


Ấp văn hóa sở tại Bàn Tân Định- Giồng Riềng- Kiên Giang

Cánh đồng ở Giồng Riềng- Kiên Giang

Bánh tráng Giồng Riềng- Kiên Giang

Dự án bất động sản tại Xã Bàn Tân Định, Giồng Riềng - Kiên Giang

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Bàn Tân Định, Giồng Riềng - Kiên Giang

Xã Bàn Tân Định gần với xã, phường nào?

Vị trí Bàn Tân Định

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Xã Bàn Tân Định - Huyện Giồng Riềng - Kiên Giang

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThcs Bàn Tân ĐịnhXã Bàn Tân Định -Giồng Riềng -Kiên Giang

Ghi chú về Bàn Tân Định

Thông tin về Xã Bàn Tân Định, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Bàn Tân Định, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bàn Tân Định, Giồng Riềng, Kiên Giang