Tỉnh thành VN > Kiên Giang > Huyện Kiên Lương > Xã Sơn Hải

Xã Sơn Hải, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang

Thông tin tổng quan về Sơn Hải, Kiên Lương, Kiên Giang

Sơn Hải là 1 xã của huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

Bưu điện Kiên Lương: (0297) 3853071
UBND Kiên Lương: 0773 854949
BVDK Kiên Lương: +84 77 3853 058
Nhà nghỉ Huỳnh Hua: 0919 115543 – 077 3830709
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 0633828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Đặt vé xe: (0297) 3656656

Địa hình thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 5.08 km²
Tổng số dân: 1904 người(2003)
Tọa độ: 10°10′47″B 104°31′45″Đ
Xã Sơn Hải quản lí quần đảo Bà Lụa - một nhóm đảo ngoài khơi Huyện Kiên Lương. Xã có tổng số diện tích theo km2 5.08 km², tổng số dân vào năm 1999 là 1904 người, mật độ dân số tương ứng 375 người/km². Dân cư sống tập trung tại hai ấp là Hòn Heo và Hòn Ngang.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,2 °C; Cao nhất: 37 °C (Ngày 13/5/1998)' Thấp nhất: 17,3 °C (Ngày 30/1/1993). Độ ẩm tương đối trung bình 81,9%.
Lượng mưa lớn, Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm: 3.013 mm. Lượng mưa lớn nhất từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa các tháng này là 2.498 mm. Còn các tháng mùa khô là 515mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được là 386,7mm (Ngày 13/10/1984).

Lịch sử

Ngày 14 tháng 1 năm 1983, huyện Kiên Hải thành lập, gồm sáu xã là Bà Lụa, Nam Du, Hoà Đốc, Hòn Nghệ, Hòn TreLại Sơn.
Ngày 27 tháng 9 năm 1983, xã Bà Lụa đổi tên thành xã Sơn Hải.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam kí Nghị định số 33/2000/NĐ-CP chuyển xã Sơn Hải sang nằm dưới quyền quản lí của huyện Kiên Lương.
Địa bàn huyện Kiên Lương ngày nay khác hẳn với quận Kiên Lương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1961-1975. Theo đó, quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang trước năm 1975 tương ứng với địa bàn các huyện Kiên Lương, Giang Thành và gần 1/2 diện tích huyện Hòn Đất cùng thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay.
Ngày 21 tháng 04 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 28/1999/NĐ - CP[2] về việc đổi tên huyện Hà Tiên thành huyện Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang.
Ngày 11 tháng 02 năm 2003, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ - CP, giao toàn bộ 3 ấp (Ba Hòn, Hoà Lập, Xà Ngách) thuộc xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương với 1.910,6 ha diện tích tự nhiên và 8.539 nhân khẩu về thị trấn Kiên Lương quản lý; thành lập xã Kiên Bình trên cơ sở 17.910,6 ha diện tích tự nhiên và 5.638 nhân khẩu của thị trấn Kiên Lương. Cuối năm 2003, huyện Kiên Lương nhận thêm xã Sơn Hải tách từ huyện Kiên Hải. Cuối năm 2004, huyện Kiên Lương có thị trấn Kiên Lương và 9 xã: Kiên Bình, Vĩnh Điều, Tân Khánh Hoà, Phú Mỹ, Hoà Điền, Dương Hoà, Bình An, Sơn Hải, Hòn Nghệ.
Ngày 07 tháng 02 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ - CP, thành lập xã Vĩnh Phú thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 12.366,07 ha diện tích tự nhiên và 7.426 nhân khẩu của xã Vĩnh Điều; thành lập xã Phú Lợi thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 4.697 ha diện tích tự nhiên và 3.693 nhân khẩu của xã Phú Mỹ. Sau khi thành lập xã Vĩnh Phú, xã Vĩnh Điều còn lại 9.765,18 ha diện tích tự nhiên và 3.637 nhân khẩu. Sau khi thành lập xã Phú Lợi, xã Phú Mỹ còn lại 10.151 ha diện tích tự nhiên và 4.591 nhân khẩu.
Ngày 06 tháng 04 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 58/2007/NĐ - CP, thành lập xã Bình Trị thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở điều chỉnh 5.778,99 ha diện tích tự nhiên và 6.600 nhân khẩu của xã Bình An. Sau khi điều chỉnh, huyện Kiên Lương có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Sơn Hải, Dương Hoà, Hoà Điền, Bình An, Bình Trị, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hoà, Kiên Bình, Hòn Nghệ và thị trấn Kiên Lương.
Ngày 29 tháng 06 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập xã thuộc thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang như sau:
Điều chỉnh 1.645,25 ha diện tích tự nhiên và 575 nhân khẩu của xã Phú Mỹ thuộc huyện Kiên Lương về phường Đông Hồ thuộc thị xã Hà Tiên quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Kiên Lương còn lại 88.030,40 ha diện tích tự nhiên và 103.660 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Kiên Bình, Hòa Điền, Bình An, Bình Trị, Dương Hòa, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Hòn Nghệ, Sơn Hải và thị trấn Kiên Lương.
Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập Huyện Giang Thành:
Thành lập huyện Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở điều chỉnh 40.744,3 ha diện tích tự nhiên và 28.910 nhân khẩu của huyện Kiên Lương (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú). Huyện Giang Thành có 40.744,3 ha diện tích tự nhiên và 28.910 nhân khẩu, có 5 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Giang Thành:
Huyện Kiên Lương còn lại 47.286,10 ha diện tích tự nhiên và 74.750 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Dương Hòa, Hòa Điền, Kiên Bình, Bình An, Bình Trị, Sơn Hải, Hòn Nghệ và thị trấn Kiên Lương.

Kinh tế- giao thông

Tuy là một xã nghèo nhưng Sơn Hải là xã đầu tiên của huyện Kiên Lương hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Cuối năm 2007, Sơn Hải cũng là xã đầu tiên của huyện không còn hộ đói - nghèo với thu nhập bình quân đầu người là 9,1 triệu đồng Việt Nam/người/năm. Từ năm 2006, xã thử nghiệm nuôi sò lông tại ấp Hòn Heo và ấp Hòn Ngang.
Huyện Kiên Lương có một nền kinh tế phát triển, đóng góp đến 18% GDP của tỉnh Kiên Giang. Đây là huyện đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của tỉnh, và đứng thứ hai trong các đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang (sau thành phố Rạch Giá 22%). Ngoài ra.
Công nghiệp
Kiên Lương nổi tiếng với trữ lượng đá vôi lớn nhất Miền Nam và trữ lượng đất sét lớn, là vùng nguyên liệu khoảng sản lớn cho ngành sản suất vật liệu xây dựng gồm xi măng, vôi, gạch, đá xây dựng. Tại đây có 4 nhà máy nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất hiện tại khoảng 4 triệu tấn/năm. Hai Công ty xi măng lớn là Công ty xi măng Hà Tiên 1 và Công ty xi măng Holcim..
Tại Kiên lương còn có các nhà máy công nghiệp khác như: Nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy sản suất gạch, nhà máy chế biến thủy sản.
Nông nghiệp
Huyện Kiên Lương thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên cho nên khu vực này bị nhiễm mặn và phèn. Hoạt động nông nghiệp không phát triển như những vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Lúa ở đây chỉ trồng được 2 vụ. Một trong những hoạt động nông nghiệp chính của vùng này là nuôi tôm.
Thuỷ sản
Kiên Lương có đường bờ biển dài và ngư trường rộng lớn. Đánh bắt khoảng 30% hải sản của tỉnh Kiên Giang. Các cửa hàng xăng dầu cung cấp nhiêu liệu cho tàu cá và các nhà máy nước đá ở dây rất phát triển.

Giao thông
Huyện Kiên Lương có hoạt động giao thông đa dạng: đường bộ, đường sông, đường biển,...
Quốc lộ 80 đi qua huyện Kiên Lương là trục chính giao thông của khu vực này nối Thành phố Rạch Giá là 70Km, thị xã Hà Tiên và các tỉnh miền Tây khác. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 11 nối thị trấn Kiên Lương với xã Bình An.
Vận tải đường biển: Kiên Lương có cảng Hòn Chông có thể tiếp nhận tàu 5000 tấn. Tại đây còn có tuyến tàu cao tốc ra Phú Quốc. Nhà máy xi măng Holcim có cảng tiếp nhận tàu 8000 tấn.
Phương tiện vận tải đường thủy nội địa cho sà lan hoặc tàu đến 800 tấn.
Huyện Kiên Lương được định hướng theo cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Thủy sản.
Trong tương lai gần thị trấn này sẽ được nâng cấp lên thành thị xã và sẽ được đầu tư phát triển trở thành thị xã công nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Mới đây UBND tỉnh Kiên Giang đã đồng ý xây dựng khu đô thị lấn biển Hòn Chông, xã Bình An với diện tích 44.66 ha. Đây được dự báo là một khu nhà ở cao cấp trong tương lai.

Văn hóa- du lịch

Kiên Lương, Hà Tiên và Phú Quốc là tam giác du lịch của Kiên Giang với thế mạnh là du lịch biển. Kiên Lương có Hòn Phụ Tử, Bãi Dương, Hòn Trẹm, chùa Hang, và các hang động, đảo ngoài biển. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Hiện nay tỉnh Kiên Giang đang có chủ trương cho thuê các đảo trong tỉnh để phát triển du lịch với thời hạn 50 năm. Có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và tìm hiểu về vấn đề này. Hứa hẹn đây sẽ là một vùng tuyệt vời để du lịch biển và nghỉ dưỡng.
- Quần đảo Bà Lụa:
Theo các tư liệu, quần đảo Bà Lụa còn có tên là Quần đảo Bình Trị. Quần thể đảo này gồm khoảng 45 đảo lớn, nhỏ ngoài khơi thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, ở vị trí cách mũi Hòn Chông - Bình An, khoảng 7 km về phía Tây, cách Ngã Ba Hòn 15 km về hướng Đông. Quần đảo Bà Lụa còn được ví như “Tiểu Hạ Long” của phương Nam.
- Hang động Moso:
Moso nằm cách Hà Tiên 27km về phía Tây Nam, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Với địa thế hang động hiểm trở, Moso còn là căn cứ chỉ huy, là địa chỉ của các nhà hoạt động cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Moso là tên gọi chung cho những hang động ăn luồn nhau, có nhiều ngõ ngách trong núi, vách là đá vôi nên được đồng bào Khmer gọi là Moso (đá trắng). Thuở xưa, khi chân núi còn tiếp giáp với biển, những cơn chấn động địa chất đã gây ra hiện tượng đất đai bị sụt lún làm nước biển tràn vào đất liền. Theo thời gian nước biển cùng với sóng xâm thực xoáy sâu vào chân núi tạo thành nhiều hang động. Sự tác động liên tục và kéo dài đã tạo ra những quần thể hang động khác nhau, lòng hang trông rất kỳ lạ và đa dạng nhưng thường có hình bầu dục, bóng loáng và rộng rãi. Đến thăm Moso vào mùa nước lũ, du khách phải vào hang bằng xuồng ba lá rất khó khăn nhưng đi vào mùa khô thì chỉ cần xăn quần lội nước.
- Núi Hòn Chông:
Núi Hòn Chông thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, là một địa chỉ thu hút đông đảo khách du lịch không kém gì Hà Tiên thập cảnh. Hòn Chông ngày xưa là một hòn đảo, dần dần dính vào đất liền nên trở thành núi. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì núi này bao gồm nhiều tảng đá nhọn trông xa như một bàn chông. Núi Hòn Chông cao 221m, cách thị xã Hà Tiên 31km. Có quá trình hình thành hàng triệu năm, núi đá vôi Hòn Chông - Kiên Giang không chỉ hấp dẫn đối với các nhà khoa học mà còn là điều kỳ thú đối với những người muốn khám phá thiên nhiên. Đến với hệ thống núi đá vôi Hòn Chông, bạn có thể đi theo hai ngã: đến Thành phố Rạch Giá rồi xuôi Quốc lộ 80 về Kiên Lương, Hà Tiên hoặc từ thành phố Long Xuyên đi về Tri Tôn, qua cầu Tám Ngàn nối qua Quốc lộ 80. Đến Kiên Lương là bạn đã đến với vùng núi đá vôi kỳ thú. Thời gian tốt nhất để khám phá núi đá vôi Hòn Chông là mùa khô vì thời tiết đẹp, dễ chụp ảnh.
- Chùa Hải Sơn:
Tên thường gọi là Chùa Hang. Chùa còn có tên là chùa Thiện Thành, nhân dân quen gọi là chùa Hang, tọa lạc ở xã Bình An, huyện Kiên.
Chùa Vạn Hòa xã Dương Hòa huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang
Nam phố trừng ba(Bãi biển phía nam).
Trong năm cặp thắng cảnh đối nhau thì "Nam Phố trừng Ba" là cảnh đối lại với "Đông Hồ Ấn Nguyệt". Nam Phố là bãi biển ở phía Nam. Trừng là nước lặng lẽ. Ba là sóng. Nam Phố Trừng Ba là bãi biển phía Nam sóng nước lặng lẽ. Dòng Nam phẳng lặng khách dầu chơi.
Hai thức như thêu nước với trời
Bãi khói dưới kia hương lại bủa
Hồ gương trong đó gấm thêm rơi
Sóng chôn vảy ngạc tình chi xiết
Nhạn tả thơ trời giá mấy mươi
Một lá yên ba dầu lỏng lẻo
Đong trăng lường gió nước vơi vơi.
Nam Phố là một bãi biển cách thị xã Hà Tiên về hướng Nam khoảng 11km, thuộc ấp Bãi Ớt, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương. Bãi biển ở đây gần giống như một cái vịnh nhỏ được che chở bởi các ngọn núi, nên biển ở đây thường yên lặng hơn các nơi khác, gần như quanh năm êm đềm lặng sóng. Những ghe thuyền qua lại gặp mùa động Nam, muốn tránh sóng gió đều vào đây ẩn núp cho qua cơn trời động. Cảnh vật nơi đây còn rất hoang sơ và gần với thiên nhiên. Bãi tắm ở đây cũng khá đẹp và lý tưởng. Dân cư ở đây rất hiền hòa, sống bằng nghề trồng tiêu và làm nghề biển. Đến đây, chúng ta sẽ được thưởng thức những món đặc sản địa phương như gỏi cá trích, gỏi cá nhòng, con cà xỉu,… với hương vị rất riêng của miền biển.
Phần nội địa của đảo vẫn còn hoang sơ, tập trung nhiều loại động vật phong phú như chim, sóc, kỳ đà...
Địa điểm nổi bật trên đảo:
Miếu Bà Chúa Xứ và miếu Vinh ông Nam Hải tại bãi Chướng, có trưng bày xương cá ông.
Chùa Linh Sơn cổ tự, có tượng Phật Bà Nam Hải cao 20m.
Hang vua Gia Long.
Tàu từ Ba Hòn (Kiên Lương) ra hòn Nghệ mỗi ngày có một chuyến: sáng 8g khởi hành từ hòn Nghệ ra Ba Hòn và quay trở về hòn Nghệ lúc 12g.
Đặc sản
Bánh canh ghẹ chả, Gỏi cá trích, Bún cá, Nấm tràm, Bánh thốt nốt, Cà xỉu, Hải Sâm, Bánh tét Cật Phú Quốc, Hồ Tiêu Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc, rượu Sim, Tiết Canh Cua, Món Nhum, Chả Cua, chả trứng cá ngát, Cà xíu muối, hủ tiếu Hà Tiên, Bún Kèn, Bún Nhâm, Cá nhám giàu nấu canh chua sả nghệ, Bánh thốt nốt, Xôi Hà Tiên, Ốc Giác, Khóm Tắc Cậu, bánh tráng Thạnh Hưng, Xoài Hoàn Đất, Món Nhộng Ve Ở Hòn Tre, ...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Sơn Hải:

Hình ảnh về Sơn Hải, Kiên Lương, Kiên Giang

Hình ảnh Sơn Hải, Kiên Lương, Kiên Giang
Sơn Hải- Kiên Lương- Kiên Giang- Vietnam
Hình ảnh Sơn Hải, Kiên Lương, Kiên Giang
Ba Hòn Đầm- Sơn Hải- Kiên Lương- Kiên Giang- Vietnam
Hình ảnh Sơn Hải, Kiên Lương, Kiên Giang
Hải sản Sơn Hải- Kiên Lương- Kiên Giang- Vietnam

Dự án bất động sản tại Xã Sơn Hải, Kiên Lương - Kiên Giang

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Sơn Hải, Kiên Lương - Kiên Giang

Xã Sơn Hải gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Sơn Hải

Ghi chú về Sơn Hải

Thông tin về Xã Sơn Hải, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Sơn Hải, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sơn Hải, Kiên Lương, Kiên Giang