Tỉnh thành VN > Kiên Giang > Huyện Vĩnh Thuận > Xã Bình Minh

Xã Bình Minh, Huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang

Thông tin tổng quan về Bình Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Giang

Bình Minh là 1 xã của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nước Việt Nam.

Sdt quan trọng

Bưu điện Vĩnh Thuận: (0297) 3829065
UBND Vĩnh Thuận: 0773829022
TTYT Vĩnh Thuận: 077 3829573
Khách sạn Phạm Út: 077 3829540
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 0633828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Đặt vé xe: (0297) 3656656

Địa hình thời tiết

Tổng diện tích theo k2 là: 30,96 km²
Tổng số dân: 6400 người
Hành Chính: Các đơn vị hành chính: Thị trấn Vĩnh Thuận, Xã Vĩnh Bình Bắc, Xã Vĩnh Bình Nam, Xã Phong Đông, Xã Tân Thuận, Xã Vĩnh Phong, Xã Vĩnh Thuận, Xã Bình Minh.
Phía bắc giáp huyện Gò Quao; Tây giáp huyện U Minh Thượng; Đông giáp huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu; Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau.
Địa hình đồng bằng châu thổ, là vùng đất phèn nhiễm mặn, khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11. Vùng này ít có hiện tượng bão lụt. Hướng gió chủ yếu là hướng tây nam đông bắc.

Lịch sử

Tháng 2 năm 1976, Vĩnh Thuận là huyện của tỉnh Kiên Giang. Huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Thuận, được thành lập do tách đất từ xã Vĩnh Thuận. Huyện Vĩnh Thuận ban đầu gồm thị trấn Vĩnh Thuận và 4 xã: Vĩnh Hoà, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Vĩnh Phong. Về sau, tách đất xã Vĩnh Bình, lập thêm xã Vĩnh Bình Nam.
Ngày 10 tháng 10 năm 1981, tách đất xã Vĩnh Hoà lập 2 xã Hoà Chánh, Hoà Tiến; chia xã Vĩnh Bình thành 2 xã Vĩnh Bình Bắc, Mai Thành Tâm; tách đất xã Vĩnh Bình Nam lập 3 xã Bình Thành, Bình Điền, Bình Minh; tách đất Xã Vĩnh Thuận lập thêm 3 xã: Thuận Bắc, Thuận Nam, Thuận Tây; tách đất xã Vĩnh Phong lập thêm 2 xã Phong Đông, Phong Tây. Lúc này, huyện gồm thị trấn Vĩnh Thuận và 15 xã là: Vĩnh Phong, Phong Đông, Phong Tây, Vĩnh Thuận, Thuận Bắc, Thuận Nam, Thuận Tây, Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Bình Bắc, Bình Thành, Bình Minh, Mai Thành Tâm, Vĩnh Hoà, Hoà Tiến, Hoà Chánh.
Ngày 24 tháng 5 năm 1988, tách 1 ấp của xã Thuận Tây hợp với nửa nông trường Vĩnh Thuận lập xã Minh Thuận Nam; tách 1 ấp của xã Hoà Tiến hợp với nửa còn lại của nông trường Vĩnh Thuận, lập xã Minh Thuận Đông; nhập xã Hoà Chánh vào xã Vĩnh Hoà; nhập xã Mai Thành Tâm vào xã Vĩnh Bình Bắc; tách 1 ấp của xã Bình Điền và toàn bộ xã Bình Thành nhập vào xã Vĩnh Bình Nam; nhập 2 xã Phong Đông, Phong Tây vào xã Vĩnh Phong; nhập 6 ấp còn lại của xã Thuận Tây với xã Thuận Nam thành xã Vĩnh Thuận; tách 3 ấp của xã Vĩnh Thuận cũ hợp với xã Thuận Bắc và 2 ấp của xã Bình Điền thành xã Tân Thuận; nhập 6 ấp còn lại của xã Hoà Tiến, toàn bộ xã Vĩnh Thái, 2 ấp còn lại của xã Bình Điền vào xã Bình Minh; nhập 1 ấp còn lại của xã Vĩnh Thuận cũ vào thị trấn Vĩnh Thuận.
Ngày 31 tháng 5 năm 1991, giải thể xã Tân Thuận, nhập một phần vào xã Vĩnh Thuận, phần còn lại hợp với xã Minh Thuận Đông và Minh Thuận Nam thành xã Minh Thuận; giải thể xã Bình Minh, nhập một phần vào xã Vĩnh Hoà, một phần vào xã Vĩnh Bình Nam, một phần vào xã Vĩnh Bình Bắc. Huyện Vĩnh Thuận lúc này bao gồm thị trấn Vĩnh Thuận và 6 xã: Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận, Minh Thuận, Vĩnh Hoà, Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Bình Bắc.
Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, thành lập xã Tân Thuận trên cơ sở 4.033 ha diện tích tư nhiên và 10.164 nhân khẩu của xã Vĩnh Thuận. Xã Vĩnh Thuận sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 5.091 ha diện tích tự nhiên và 11.986 nhân khẩu.
Ngày 11 tháng 2 năm 2003, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ - CP, thành lập xã Hòa Chánh trên cơ sở 4.255,3 ha diện tích tự nhiên và 10.195 nhân khẩu của xã Vĩnh Hoà. Sau khi thành lập xã Hoà Chánh, xã Vĩnh Hoà còn lại 3.027,7 ha diện tích tự nhiên và 9.286 nhân khẩu. Cuối năm 2004, huyện Vĩnh Thuận có 9 đơn vị hành chánh, bao gồm thị trấn Vĩnh Thuận và 8 xã: Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận, Minh Thuận, Vĩnh Hoà, Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Bình Bắc, Tân Thuận, Hoà Chánh.
Ngày 6 tháng 4 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 58/2007/NĐ - CP, tách các xã Minh Thuận, Vĩnh Hoà, Hoà Chánh của huyện Vĩnh Thuận hợp với các xã của huyện An Biênhuyện An Minh thành lập huyện U Minh Thượng; thành lập xã Phong Đông thuộc huyện Vĩnh Thuận trên cơ sở điều chỉnh 2.557 ha diện tích tự nhiên và 5.949 nhân khẩu của xã Vĩnh Phong. Sau khi điều chỉnh, huyện Vĩnh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình Bắc, Tân Thuận, Vĩnh Phong, Phong Đông, Vĩnh Bình Nam và thị trấn Vĩnh Thuận.
Ngày 7 tháng 1 năm 2009, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang họp kỳ thứ 22, thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính một số xã ở các huyện, theo đó sẽ điều chỉnh địa giới hành chính xã Vĩnh Bình Nam để thành lập xã Bình Minh thuộc huyện Vĩnh Thuận.

Kinh tế- giao thông

Tuy là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kiên Giang, nhưng Vĩnh Thuận có nhiều lợi thế để phát triển, có quốc lộ 63 và các tuyến lộ liên tỉnh nối với tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và tuyến đường thủy phía Nam. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 79,23% cơ cấu GDP của huyện. Trong đó, chủ yếu sản xuất lúa (gần 48.000 ha); khóm và rau màu (gần 3.000 ha). Đặc biệt, ngành thủy sản với nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp, mô hình nuôi cá đặc sản, cá đồng đã phát huy tác dụng, góp phần cải thiện kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ dân. Ngành thủy sản đã phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, sản lượng tôm, cá đạt trên 7.000 tấn, tăng bình quân hàng năm trên 10%, chiếm khoảng 40,5% cơ cấu GDP.
Kênh Sông Trẹm hay còn gọi là kênh sông Trèm Trẹm, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nối liền các tỉnh trong khu vực với tỉnh Cà Mau, con kênh này do người Pháp khởi tạo, ngoài ra còn có kênh Canh Điền, sông Cái Lớn chảy qua.
Đặc sản
Bánh canh ghẹ chả, Gỏi cá trích, Bún cá, Nấm tràm, Bánh thốt nốt, Cà xỉu, Hải Sâm, Bánh tét Cật Phú Quốc, Hồ Tiêu Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc, rượu Sim, Tiết Canh Cua, Món Nhum, Chả Cua, chả trứng cá ngát, Cà xíu muối, hủ tiếu Hà Tiên, Bún Kèn, Bún Nhâm, Cá nhám giàu nấu canh chua sả nghệ, Bánh thốt nốt, Xôi Hà Tiên, Ốc Giác, Khóm Tắc Cậu, bánh tráng Thạnh Hưng, Xoài Hoàn Đất, Món Nhộng Ve Ở Hòn Tre, Ngọc trai Phú Quốc, Còi biên mai, Cá khô Thiều, Rượu Mỏ quạ, Rượu Hải mã, Hải Sản, Cá bớp, Điều Phú Quốc, Cá Trích, chả lụa chả quế Tân Hiệp, Cơm tấm chợ Tân Hiệp, Mật ong rừng U Minh Thượng, mắm cá đồng, mía khóm ...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Bình Minh:

Hình ảnh về Bình Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Giang


Đường quốc lộ đi qua Bình Minh- Vĩnh Thuận- Kiên Giang

Phòng khám khu vực Bình Minh- Vĩnh Thuận- Kiên Giang

Hủ tiếu viên heo Vĩnh Thuận- Kiên Giang

Dự án bất động sản tại Xã Bình Minh, Vĩnh Thuận - Kiên Giang

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Bình Minh, Vĩnh Thuận - Kiên Giang

Xã Bình Minh gần với xã, phường nào?

Vị trí Bình Minh

Ghi chú về Bình Minh

Thông tin về Xã Bình Minh, Huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Bình Minh, Huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Bình Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Giang