Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Sa Thầy, Kon Tum
Sa Thầy là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum. Huyện lỵ là thị trấn Sa Thầy.
Diện tích: 143 522,3 ha
Dân số: 50.526 người
Hành chính: Huyện Sa Thầy 1 thị trấn thị trấn Sa Thầy và 10 xã; Rơ Kơi; Mô Rai; Sa Nhơn; Sa Nghĩa; Sa Sơn; Sa Bình;Hơ Moong; Ya Ly; Ya Tăng; Ya Xiêr;
Bưu điện Sa Thầy: 0603.821484
TTYT Sa Thầy: 060.3821104
Sở thương mại–du lịch Kon Tum: +84 60 3862 508
Bến Xe Liên Nội Tỉnh Kon Tum: +84 60 3862 205
Sa Thầy nằm trên độ cao trung bình từ 500 đến 800 mét. Nơi cao nhất là ngọn núi Mom Ray nhiệt độ trung bình hằng năm là 230C, lúc cao nhất lên đến 390C, lúc thấp nhất thấp đến 5,50C. Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa cao nguyên, hàng năm có 2 mùa rõ rệt (mùa khô, mùa mưa).
Toàn tỉnh Kon Tum được giải phóng tháng 2/1954 và được chia thành 8 khu vực để tiếp quản và xây dựng. Vùng Sa Thầy ngày nay lúc ấy gọi là khu 7. Vùng Ngọk Hồi là phía Tây của khu 6. Khu 7 và khu 6 tồn tại cho đến cuối năm 1959 thì hợp nhất thành huyện mang mật danh H.67. Dưới thời chính quyền ngụy quyền Sài Gòn, vùng đất Sa Thầy vẫn thuộc 3 quận Đăk Tô, Kon Tum và Đăk Sút.
H.67 đổi tên thành huyện Sa Thầy sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Hai huyện Sa Thầy và Đăk Tô năm 1976 hợp nhất lấy tên là huyện Đăk Tô. Sa Thầy ngày 10/10/1978 được tách ra tái lập lại huyện như cũ . Huyện Sa Thầy ngày 15/10/1991 tách 3 xã Bờ Y,Sa Loong, Đăk Sú ra thành lập huyện mới Ngọk Hồi.
Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn Sa Thầy và các xã Ya Tăng, Hơ Moong, Ia Dom, Ia Đal, Ia Dom; Đến nay, huyện Sa Thầy có 01 thị trấn và 13 xã, trong đó thị trấn Sa Thầy là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện.
Ngày 10/10/1978 huyện Được thành lập theo quyết định số 254-CP của Hội đồng Chính phủ tách ra từ huyện Đắk Tô, xã Ia Ly thuộc thị xã Kon Tum và thuộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum.
Ngày 6/12/1990 thành lập thị trấn huyện lỵ Sa Thầy trên cơ sở tách ra từ xã Sa Sơn.
Khi tỉnh Gia Lai-Kon Tum tháng 8/1991 tách ra thành 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai thì huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kon Tum.
Từ ngày 11/3/2015,3 xã Ia Đal, Ia Dom, Ia Tơi chuyển sang trực thuộc huyện Ia H'Drai.
Sa Thầy là vùng núi non hiểm trở, núi rừng (đất lâm nghiệp) rộng 195.362 ha chiếm 81% diện tích của huyện, địa hình bị chia cắt bởi núi cao, sông suối và thung lũng. Dọc theo biên giới giáp Campuchia là núi rừng trùng điệp, có các ngọn cao như: Ngok Pha Ria, Ngok Gung Yang, Ngok Mô Bun. Chạy theo bờ tây sông Pô Kô, các ngọn núi nối tiếp nhau từ Bắc đến Nam như: Ngok Ring Rua, Ngok Long Roua, Chư Mom Ray, Chư Tơ Sung, Chư Dron, Chư Gor Tong, Chư Granuel… giữa các dãy núi là thung lũng chạy theo triền các sông suối, có độ dốc thấp, nhiều bãi bằng, đất bồi tụ phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Rừng và đất rừng Sa Thầy là nguồn tài nguyên chủ yếu, quý giá và là thế mạnh của huyện. Đất rừng tự nhiên 175.187,1 ha với nhiều loại gỗ quý như: trắc, hương, cà te, cẩm lai, săng lẻ gụ, cẩm xa,… tre, nứa, lồ ô mọc thành vùng rộng lớn. Nguồn lâm sản dưới tán rừng khá dồi dào như song mây, hương, trầm, chai cục, sa nhân, mật ong… Rừng Sa Thầy là nơi còn nhiều thú rừng, chim muông quý hiếm như: Bò tót, Voi, vàng đắng, trâu rừng, báo, hổ, nai, hươu, kỳ đà, gấu, trăn, trĩ, công, sóc bay, gà rừng, chồn bay… khu bảo tồn “Vườn quốc gia Chư Mom Ray” rộng 56.621 ha là một trong những vùng có nhiều gỗ quý, thú rừng, chim muông của tỉnh Kon Tum.
Sa Thầy có nhiều sông, suối lớn nhỏ rải đều khắp huyện, nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất khá dồi dào, nguồn cá ở các sông, suối là thực phẩm hàng ngày của nhân dân. Các sông lớn như Pô Kô, Sê San, Hơ Đrai và các sông, suối nhỏ khác là nguồn nước tưới cho các cánh đồng và các công trình thủy điện. Hiện trên địa bàn huyện Sa Thầy có 05 công trình thủy điện lớn dọc sông Sê San và Pô Kô là thủy điện Sê San 3, Sê San 3a, Ya Ly, Sê San 4, PleiKrông.
Về khoáng sản, qua điều tra ban đầu đã tìm thấy 3 điểm có mỏ quặng và khoáng hóa, 9 loại khoáng sản. Đã xác định 2 mỏ vàng gốc ở xã Rờ Kơi, Iasir, đã hoa vân ở Sa Sơn, Sa Nhơn, nước khoáng ở Kơ dil (Mô Rai).
Huyện Sa Thầy có quốc lộ 14C, tỉnh lộ 675, tỉnh lộ 674 đi qua địa bàn huyện. Từ sau ngày giải phóng đến nay, mạng lưới huyện lộ, đường liên thôn, liên xã đã được làm mới, nâng cấp, mở rộng tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất. Tuy nhiên đối với vùng sâu, vùng xa việc đi lại, vận chuyển vào mùa mưa vẫn còn nhiều khó khăn.
Sa Thầy có Lợi thế vượt trội so với các địa phương khác trong tỉnh là có rừng nguyên sinh. Thiên nhiên hào phóng ban tặng dãy Chư Mom Ray điệp trùng và huyền thoại, gắn liền với truyền thuyết “Núi Thổ cẩm” của người Ja Rai cư trú nơi đây. Đồng thời cũng là tên gọi của một Vườn Quốc gia được liệt vào hàng Di sản Đông Nam á. Theo kết quả “khảo sát đa dạng sinh học, các chương trình nghiên cứu và đánh giá hoạt động năm 2005”. Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có 1534 loài thực vật, trong đó có 113 loài được xác định là quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa như các loài phong lan, tuế, ngành hạt trần, các loài họ dầu.v.v. Về động vật, đã xác định được 718 loài, trong đó có 124 loài quý hiếm, nguy cấp có tên trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, cùng với tài nguyên về động vật, thực vật đa dạng, phong phú, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray rất phù hợp cho loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa cộng đồng. Việc chinh phục những địa danh như Bãi thú, Hang Dơi, Suối Ngang.v.v..cùng với không khí trong lành, tĩnh lặng, mang đến cho du khách cảm giác thư thái, yên bình. Đặc biệt đến với Thác Nàng Tiên, nhìn những dải nước ánh sắc cầu vồng giữa đại ngàn trùng điệp, giống như suối tóc của người thiếu nữ mượt mà trong nắng sớm, chắc chắn ai cũng phải nao lòng trước tuyệt tác của thiên nhiên.
Địa điểm du lịch:
căn cứ Kleng
Khu tưởng niệm Chư Tan Kra
Các đỉnh núi: Chư Mom Rai (1.512 m), Cư Tin (1.327 m), Chư Mơ Nu (1.069 m), Chư Kotah
Đặc sản Kon Tum: Cà đắng, Gỏi lá, cá chua, măng le, rượu cần, thịt nhím, măng khô, rau dớn thịt chuột đồng, Cá gỏi kiến vàng, lá mì, Dế chiên Kon Tum, Cá tầm, Gà nướng, Cơm lam, Các món nướng trong ống lô ô, Heo rẫy nướng, Nhộng Lồ ô trộn lá chanh, rượu cần, cá tầm, kiến chua, Muối riềng, Cá suối bóp cải chua, Heo Rừng nướng ống, Dúi bóp bột bắp, rượu ghè; rượu tiết dúi; thịt chuột nấu măng khô; cá suối chiên kẹp rau rừng; heo rừng nướng lụi đặc biệt là Mây đắng, thịt dúi nướng ống; men rượu cần của Sa Thầy
Diện tích: 143 522,3 ha
Dân số: 50.526 người
Hành chính: Huyện Sa Thầy 1 thị trấn thị trấn Sa Thầy và 10 xã; Rơ Kơi; Mô Rai; Sa Nhơn; Sa Nghĩa; Sa Sơn; Sa Bình;Hơ Moong; Ya Ly; Ya Tăng; Ya Xiêr;
Sdt quan trọng
UBND Sa Thầy: 0983132469Bưu điện Sa Thầy: 0603.821484
TTYT Sa Thầy: 060.3821104
Sở thương mại–du lịch Kon Tum: +84 60 3862 508
Bến Xe Liên Nội Tỉnh Kon Tum: +84 60 3862 205
Đía lý thời tiết
Phía Bắc huyện Sa Thầy giáp với huyện Ngọc Hồi, phía Đông Bắc Sa Thầy giáp với huyện Đắk Tô, phía Đông (từ Bắc xuống Nam) lần lượt giáp các huyện thị: huyện Đắk Hà và thị xã Kon Tum. Phía Nam Huyện Sa Thầy giáp với huyện Ia H'Drai của tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai, ranh giới là thượng nguồn sông Sê San. Phía Tây của huyện Sa Thầy là biên giới Việt Nam-Campuchia.Sa Thầy nằm trên độ cao trung bình từ 500 đến 800 mét. Nơi cao nhất là ngọn núi Mom Ray nhiệt độ trung bình hằng năm là 230C, lúc cao nhất lên đến 390C, lúc thấp nhất thấp đến 5,50C. Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa cao nguyên, hàng năm có 2 mùa rõ rệt (mùa khô, mùa mưa).
Lịch sử
ưới thời Pháp thuộc, vùng đất Sa Thầy thuộc ba quận Đăk Tô, Kon Tum, Đăk Sút gồm 5 tổng: Ialy, Đăk Mốt, Krông, Đăk Rô đê, Đăk Yao. Vùng đất Sa Thầy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là địa bàn xây dựng cơ sở của các đội vũ trang tuyên truyền, chưa hình thành xã và huyện.Toàn tỉnh Kon Tum được giải phóng tháng 2/1954 và được chia thành 8 khu vực để tiếp quản và xây dựng. Vùng Sa Thầy ngày nay lúc ấy gọi là khu 7. Vùng Ngọk Hồi là phía Tây của khu 6. Khu 7 và khu 6 tồn tại cho đến cuối năm 1959 thì hợp nhất thành huyện mang mật danh H.67. Dưới thời chính quyền ngụy quyền Sài Gòn, vùng đất Sa Thầy vẫn thuộc 3 quận Đăk Tô, Kon Tum và Đăk Sút.
H.67 đổi tên thành huyện Sa Thầy sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Hai huyện Sa Thầy và Đăk Tô năm 1976 hợp nhất lấy tên là huyện Đăk Tô. Sa Thầy ngày 10/10/1978 được tách ra tái lập lại huyện như cũ . Huyện Sa Thầy ngày 15/10/1991 tách 3 xã Bờ Y,Sa Loong, Đăk Sú ra thành lập huyện mới Ngọk Hồi.
Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn Sa Thầy và các xã Ya Tăng, Hơ Moong, Ia Dom, Ia Đal, Ia Dom; Đến nay, huyện Sa Thầy có 01 thị trấn và 13 xã, trong đó thị trấn Sa Thầy là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện.
Ngày 10/10/1978 huyện Được thành lập theo quyết định số 254-CP của Hội đồng Chính phủ tách ra từ huyện Đắk Tô, xã Ia Ly thuộc thị xã Kon Tum và thuộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum.
Ngày 6/12/1990 thành lập thị trấn huyện lỵ Sa Thầy trên cơ sở tách ra từ xã Sa Sơn.
Khi tỉnh Gia Lai-Kon Tum tháng 8/1991 tách ra thành 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai thì huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kon Tum.
Từ ngày 11/3/2015,3 xã Ia Đal, Ia Dom, Ia Tơi chuyển sang trực thuộc huyện Ia H'Drai.
Giao thông Kinh tế
Đây là huyện miền núi, cực Nam tỉnh, có nhiều dự án thủy điện lớn nằm ven con sông Sê San như thuỷ điện Sê San III, thuỷ điện Ya LyPleiKRong...Sa Thầy là huyện có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam.Sa Thầy là vùng núi non hiểm trở, núi rừng (đất lâm nghiệp) rộng 195.362 ha chiếm 81% diện tích của huyện, địa hình bị chia cắt bởi núi cao, sông suối và thung lũng. Dọc theo biên giới giáp Campuchia là núi rừng trùng điệp, có các ngọn cao như: Ngok Pha Ria, Ngok Gung Yang, Ngok Mô Bun. Chạy theo bờ tây sông Pô Kô, các ngọn núi nối tiếp nhau từ Bắc đến Nam như: Ngok Ring Rua, Ngok Long Roua, Chư Mom Ray, Chư Tơ Sung, Chư Dron, Chư Gor Tong, Chư Granuel… giữa các dãy núi là thung lũng chạy theo triền các sông suối, có độ dốc thấp, nhiều bãi bằng, đất bồi tụ phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Rừng và đất rừng Sa Thầy là nguồn tài nguyên chủ yếu, quý giá và là thế mạnh của huyện. Đất rừng tự nhiên 175.187,1 ha với nhiều loại gỗ quý như: trắc, hương, cà te, cẩm lai, săng lẻ gụ, cẩm xa,… tre, nứa, lồ ô mọc thành vùng rộng lớn. Nguồn lâm sản dưới tán rừng khá dồi dào như song mây, hương, trầm, chai cục, sa nhân, mật ong… Rừng Sa Thầy là nơi còn nhiều thú rừng, chim muông quý hiếm như: Bò tót, Voi, vàng đắng, trâu rừng, báo, hổ, nai, hươu, kỳ đà, gấu, trăn, trĩ, công, sóc bay, gà rừng, chồn bay… khu bảo tồn “Vườn quốc gia Chư Mom Ray” rộng 56.621 ha là một trong những vùng có nhiều gỗ quý, thú rừng, chim muông của tỉnh Kon Tum.
Sa Thầy có nhiều sông, suối lớn nhỏ rải đều khắp huyện, nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất khá dồi dào, nguồn cá ở các sông, suối là thực phẩm hàng ngày của nhân dân. Các sông lớn như Pô Kô, Sê San, Hơ Đrai và các sông, suối nhỏ khác là nguồn nước tưới cho các cánh đồng và các công trình thủy điện. Hiện trên địa bàn huyện Sa Thầy có 05 công trình thủy điện lớn dọc sông Sê San và Pô Kô là thủy điện Sê San 3, Sê San 3a, Ya Ly, Sê San 4, PleiKrông.
Về khoáng sản, qua điều tra ban đầu đã tìm thấy 3 điểm có mỏ quặng và khoáng hóa, 9 loại khoáng sản. Đã xác định 2 mỏ vàng gốc ở xã Rờ Kơi, Iasir, đã hoa vân ở Sa Sơn, Sa Nhơn, nước khoáng ở Kơ dil (Mô Rai).
Huyện Sa Thầy có quốc lộ 14C, tỉnh lộ 675, tỉnh lộ 674 đi qua địa bàn huyện. Từ sau ngày giải phóng đến nay, mạng lưới huyện lộ, đường liên thôn, liên xã đã được làm mới, nâng cấp, mở rộng tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất. Tuy nhiên đối với vùng sâu, vùng xa việc đi lại, vận chuyển vào mùa mưa vẫn còn nhiều khó khăn.
Văn hóa Du lịch
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sa Thầy sống theo lối quần cư, đơn vị cư trú của bộ tộc là làng, sinh sống chủ yếu nhờ vào rừng và đất rừng. Các dân tộc thiểu số ở Sa Thầy có một nền văn hóa cổ truyền vừa mang đậm bản sắc văn hóa chung của Trường Sơn-Tây Nguyên vừa có những nét đẹp riêng của từng nhóm, từng làng. Những nét đẹp văn hóa của nhóm này đan xen vào những nét đẹp của nhóm kia, lại tiếp thu những tập tục của các bộ tộc láng giềng ở Lào và Campuchia làm cho tiếng nói, âm nhạc, phong tục tập quán, múa hát, kiến trúc, điêu khắc, trang phục, lễ hội…của các dân tộc rất phong phú. Bao gồm hệ thống lễ hội theo vòng đời người, theo mùa, múa xoang, cồng chiêng, chữ viết; dân ca, các phong tục, tập quán; kiến trúc nhà rông, nhà dài, tượng nhà mồ; trang phục, ẩm thực…Sa Thầy có Lợi thế vượt trội so với các địa phương khác trong tỉnh là có rừng nguyên sinh. Thiên nhiên hào phóng ban tặng dãy Chư Mom Ray điệp trùng và huyền thoại, gắn liền với truyền thuyết “Núi Thổ cẩm” của người Ja Rai cư trú nơi đây. Đồng thời cũng là tên gọi của một Vườn Quốc gia được liệt vào hàng Di sản Đông Nam á. Theo kết quả “khảo sát đa dạng sinh học, các chương trình nghiên cứu và đánh giá hoạt động năm 2005”. Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có 1534 loài thực vật, trong đó có 113 loài được xác định là quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa như các loài phong lan, tuế, ngành hạt trần, các loài họ dầu.v.v. Về động vật, đã xác định được 718 loài, trong đó có 124 loài quý hiếm, nguy cấp có tên trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, cùng với tài nguyên về động vật, thực vật đa dạng, phong phú, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray rất phù hợp cho loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa cộng đồng. Việc chinh phục những địa danh như Bãi thú, Hang Dơi, Suối Ngang.v.v..cùng với không khí trong lành, tĩnh lặng, mang đến cho du khách cảm giác thư thái, yên bình. Đặc biệt đến với Thác Nàng Tiên, nhìn những dải nước ánh sắc cầu vồng giữa đại ngàn trùng điệp, giống như suối tóc của người thiếu nữ mượt mà trong nắng sớm, chắc chắn ai cũng phải nao lòng trước tuyệt tác của thiên nhiên.
Địa điểm du lịch:
căn cứ Kleng
Khu tưởng niệm Chư Tan Kra
Các đỉnh núi: Chư Mom Rai (1.512 m), Cư Tin (1.327 m), Chư Mơ Nu (1.069 m), Chư Kotah
Đặc sản Kon Tum: Cà đắng, Gỏi lá, cá chua, măng le, rượu cần, thịt nhím, măng khô, rau dớn thịt chuột đồng, Cá gỏi kiến vàng, lá mì, Dế chiên Kon Tum, Cá tầm, Gà nướng, Cơm lam, Các món nướng trong ống lô ô, Heo rẫy nướng, Nhộng Lồ ô trộn lá chanh, rượu cần, cá tầm, kiến chua, Muối riềng, Cá suối bóp cải chua, Heo Rừng nướng ống, Dúi bóp bột bắp, rượu ghè; rượu tiết dúi; thịt chuột nấu măng khô; cá suối chiên kẹp rau rừng; heo rừng nướng lụi đặc biệt là Mây đắng, thịt dúi nướng ống; men rượu cần của Sa Thầy
Xem thêm:
Hình ảnh về Sa Thầy, Kon Tum
Đài tưởng niệm Chư Tan Kra- Sa Thầy- Kon Tum
Món tiết canh dúi- Kon Tum
căn cứ Kleng- Sa Thầy- Kon Tum
Dự án bất động sản tại Huyện Sa Thầy, Kon Tum
Huyện Sa Thầy có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Sa Thầy có 11 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum
- Thị trấn Sa Thầy
- Xã Hơ moong
- Xã Mô Rai
- Xã Mo-ray
- Xã Rờ kơi
- Xã Sa Bình
- Xã Sa Nghĩa
- Xã Sa nhơn
- Xã Sa sơn
- Xã Ya tăng
- Xã Ya Xiêr
- Xã Yaly
Đường phố trực thuộc Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum
Bản đồ vị trí Sa Thầy
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Sa ThầyKon Tum
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Dtnt Sa Thầy | Huyện Sa Thầy T KonTum |
2 | THPT | Thpt Sa Thầy | Huyện Sa Thầy |
Chi nhánh / cây ATM tại Sa Thầy, Kon Tum
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Sa Thầy - Kon Tum
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Sa Thầy | Số Nhà 54, Đường Hùng Vương, Thôn 2, Thị Trấn Sa Thầy, Sa Thầy, Kon Tum |
2 | Vietcombank | Phòng giao dịch Sa Thầy | Số 21 Lê Duẩn, Thôn 2, Thị Trấn Sa Thầy, Sa Thầy, Kon Tum |
3 | BIDV | Phòng giao dịch Sa Thầy | Số 247 Trần Hưng Đạo, Thôn 2, Thị Trấn Sa Thầy, Sa Thầy, Kon Tum |
4 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Sa Thầy | Số 326 Trần Hưng Đạo, thị trấn Sa Thầy, Sa Thầy, Kon Tum |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Sa Thầy - Kon Tum
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Vietcombank | 21 Lê Duẩn | 21 Lê Duẩn, trị trấn Sa Thầy, Sa Thầy, Kon Tum |
2 | BIDV | Công ty Cao su Kon Tum | 285 Phan Đình Phùng - Mô Rai- Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum |
3 | Agribank | Số 54 Hùng Vương | Số nhà 54, Đường Hùng Vương, Thôn 2, Thị trấn Sa Thầy, Sa Thầy, Kon Tum |
Ghi chú về Sa Thầy
Thông tin về Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sa Thầy, Kon Tum
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sa Thầy, Kon Tum