Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định
Thông tin tổng quan về Giao Thủy, Nam Định
Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định.Định là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định.
Diện tích: 232,1 km2
Dân số: 189.660 người năm 2010
Huyện Giao Thủy gồm 2 thị trấn là Quất Lâm và Ngô Đồng cùng với các xã: Giao Hà, Giao Thiện, Hồng Thuận,Giao Xuân, Hoành Sơn, Giao Hương, Giao Châu, Giao Thanh, Giao Nhân, Giao Tân, Bạch Long, Giao Tiến, Giao Yến, Giao Phong, Giao An, Giao Long, Giao Lạc, Giao Thịnh, Giao Hải, Bình Hòa, Giao Hưng.
UBND Giao Thủy: (0228) 3895048
BVĐK Giao Thủy: 0350. 389 5052.
Khách sạn 2 sao Minh Hải: 0350.3747639
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Nam Định: (84-350) 3836558
Khi “Ba Lạt chưa phá hội”, sông Hồng Hà chảy qua cửa Hà Lạn ra biển Đông, thì đất Giao Thuỷ còn nằm ở tả ngạn sông Hồng Hà. Từ khi “Ba Lạt phá hội” (1787), mảnh đất mới đã được hình thành. Dưới triều Hậu Lê, triều đình xuống chiếu cho dân khai khẩn vùng đất này để mở rộng bờ cõi ra phía biển Đông. Những người có thế lực lúc đó chiêu mộ nhân dân các nơi từ Hải Dương, Thanh Hoá, Sơn Tây và nhiều nơi khác nữa lần lượt đến quai đê, lấn biển khai khẩn lập nên các làng xã đầu tiên là: Hoành Nha, Hoành Nhất (sau đổi tên là làng Hoành Đông), Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, tiếp đến là các làng Khắc Nhất, Ngưỡng Nhân, Duyên Thọ, Tiên Chưởng, Sa Châu, Thanh Khiết, Đan Phượng, Văn Trì, Quất Lâm.
Đến triều vua Minh Mạng (1820- 1840), triều đình đặt chức quan Doanh điền sứ và cho khai khẩn vùng đất mới bồi ở Nam Định- Thái Bình mà cụ Nguyễn Công Trứ là người chịu trách nhiệm thực hiện, cụ cho người các nơi đến khai khẩn lập nên các làng xã Du Hiếu, Mộc Đức, Thức Hoá, Bỉnh Ri, Tồn Thành, Địch Giáo, Quân Lợi, Duy Tắc, Thúy Rĩnh, Hiệt Củ, Đắc Sở.
Dưới triều Thiệu Trị (1841-1847), cụ Đặng Xuân Cát Tiên Công cùng 13 cộng sự chiêu mộ dân nghèo các nơi đến khai khẩn lập nên xã Thanh Nhang (để tỏ lòng tri ân nhân dân lập đền thờ các cụ ở xóm Thanh An- Giao Thanh).
Triều Tự Đức năm thứ 7 (1858), một số người làng Hành Thiện kết hợp với một số người gốc Giao Thuỷ nhờ cụ Đặng Kim Toán (người làng Hành Thiện) là tổng đốc tỉnh Nghệ An dâng sớ xin triều đình cho khai khẩn đất mới ở Giao Thuỷ lập thành 8 ấp mới, các ấp đều lấy tên làng xã cũ đặt tên cho ấp mới là Phú Nhai, Phú Ninh, Hoành Đông, Thượng Phúc, Lạc Nghiệp, An Cư, Lục Thuỷ, Hoành Tam.
Năm Tự Đức thứ 10 (1860), cụ Nguyễn Như Vực người làng Trừng Uyên- Điền Xá- Nam Trực cùng bè bạn và một số người giầu có xin triều đình cho khai khẩn vùng đất ngoài đê Minh Hương (Giao Thanh) lập nên các làng xã Trừng Uyên, Hành Thiện, Xuân Hy, Thuỷ Nhai, Hoành Lộ, Ấp Lũ (Trà Lũ). Cùng thời, cụ Đinh Khắc Chu quê gốc Kiên Lao (Xuân Trường) chiêu mộ 16 dòng họ xuống khai khẩn 330 mẫu đất lập làng Kiên Hành (Giao Hải).
Năm Thành Thái thứ 2 (1890), cụ Nguyễn Huy Thể người làng Quất Lâm Thượng, cụ Nguyễn Văn Khanh người xã An Trạch- Mỹ Lộc khai khẩn lập nên xã Hà Nam. Năm Thành Thái thứ 6 (1894), cụ Nguyễn Bằng và cụ Trần Thanh xã Lục Thuỷ- Xuân Trường đưa người đến khai khẩn lập nên xã Thiện Giáo. Năm 1903, cụ Trùm Thuỷ cùng 21 cụ từ Thái Bình sang khai khẩn lập nên xã Nam Thành. Cụ cử nhân Trần Công Dương cùng một số cụ người làng Hoành Đông khai khẩn lập nên làng Lạc Nông. Cùng thời, cụ cử nhân Đỗ Dụ Trâm cùng một số cụ ở làng Thanh Khiết, Hoành Lộ chiêu mộ người đến khai khẩn lập làng Nho Lâm (Giao Hải).
Chính phủ bảo hộ Pháp cho nhân dân đắp đê Bạch Long năm 1923. Những người có thế lực ở Xuân Trường đứng ra trưng đấu đất trong đê, mộ dân 4 xã Hành Thiện, Trà Trung, Nam Điền, Kiên Lao đến khai khẩn lập làng Trung Long, Nam Long, Long Hành, Kiên Long (xã Giao Long).
Sản xuất nông–lâm–ngư nghiệp: từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Cơ cấu giá trị sản xuất nông–lâm–ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 15,15%/năm.
Sản xuất công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất CN-TTCN có bước tăng trưởng khá, mức tăng trưởng bình quân 18,91%/năm, phát triển 8 cơ sở thu mua muối của diêm dân để sản xuất, chế biến muối sạch, muối iốt tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Lào.
Ngành nghề nông thôn : Hiện tại trên địa bàn huyện có 1.325 cơ sở sản xuất và hộ ngành nghề nông thôn, 5 làng nghề, thu hút trên 7.000 lao động tham gia với các cơ sở sản xuất chính là: mây tre giang, sản xuất nấm, móc sợi, thêu ren, chế biến lương thực, may mặc, thực phẩm, nghề mộc, cơ khí, xây dựng. Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 117,6 tỷ đồng/năm; tỷ lệ tăng bình quân là 13,5%/năm.
Các ngành dịch vụ: Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 414,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,8%/năm. Trong đó dịch vụ du lịch tại khu nghỉ mát Quất Lâm đạt doanh thu bình quân trên 40 tỷ đồng/năm. Hiện tại đã có 42 khách sạn, nhà nghỉ, 111 kiốt phục vụ du lịch, hàng năm đón trung bình 172.000 lượt du khách.
Cơ cấu kinh tế của Giao Thủy đang chuyển dịch dần từ kinh tế nông nghiệp vốn từ lâu đời, sang thương mại và dịch dịch vụ: như phát triển ngành du lịch biển. Hiện tại Huyện đang được đầu tư vào bảo tồn và khai thác bền vững tuyến du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy, một trong những trọng điểm của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Giao Thủy có biển Quất Lâm là một trong những bãi tắm lý tưởng cho khách du lịch các tỉnh lân cận.
Huyện Giao Thủy có 5 trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường Giao Thủy A và trường Giao Thủy B là hai trường có từ lâu và có thành tích dạy và học tốt của tỉnh Nam Định.
Du lịch bãi biển Quất Lâm
Tham gia lê hội "Văn hóa- Ẩm thực đồng quê"
Về Bảo tàng Đồng Quê thăm miền ký ức ông cha
Lễ hội Diều sáo đồng bằng sông Hồng tại Quất Lâm- Giao Thủy- Nam Định
Di tích lịch sử: Đình làng Thúy Dĩnh xã Giao Châu, Đình làng Quân Lợi xã Giao Tân,Đền chùa Hoành Tam xã Hoành Sơn, Từ đường họ Nguyễn-xã Giao Thịnh, Từ đường họ Doãn thôn Hoành Lộ xã Hoành Sơn, Đền chùa Hoành Lộ xã Hoành Sơn, Đình-Đền-Chùa Kiên Hành xã Giao Hải, Đền chùa Tồn Thành xã Giao Thịnh, Đình chùa Tiên Chưởng xã Giao Châu, Đình chùa Hoành Lộ xã Giao An, Đền chùa An Lạc xã Giao Thiện, Đình Vuông - Chùa Bảo Hoa xã Giao Phong, Đình chùa Thanh Khiết xã Giao Yến, Đình chùa Đan Phượng xã Giao Yến, Đền chùa Hoành Đông- Thị trấn Ngô Đồng, Chùa Nổi làng Hoành Nhị xã Hoành Sơn, Đình chùa Duyên Thọ xã Giao Nhân, Đền chùa Diêm Điền xã Bình Hòa, Quần thể di tích lịch sử văn hóa Hòe Nha xã Giao Tiến, Đền chùa Hà Cát xã Hồng Thuận.
Giao Thủy có nhiều nhà thờ đẹp với mật độ dày đặc và kiến trúc khác nhau tạo nên vẻ phong phú, hấp dẫn, thanh tịnh nơi làng quê yên bình
Đặc sản
Phở bò, Xôi xíu, Bánh cuốn, Bánh xíu báo, Bún chả, Bún đũa, Nem thính, Bánh gối, Kem xôi, Chè bưởi, Đặc sản nem nắm Giao Thủy, Nước mắm Sa Châu, Gỏi nhệch Giao Thủy, mắm cáy Hoành Nha, ngao, sò, mật ong và rất nhiều hải sản tươi ngon......
Diện tích: 232,1 km2
Dân số: 189.660 người năm 2010
Huyện Giao Thủy gồm 2 thị trấn là Quất Lâm và Ngô Đồng cùng với các xã: Giao Hà, Giao Thiện, Hồng Thuận,Giao Xuân, Hoành Sơn, Giao Hương, Giao Châu, Giao Thanh, Giao Nhân, Giao Tân, Bạch Long, Giao Tiến, Giao Yến, Giao Phong, Giao An, Giao Long, Giao Lạc, Giao Thịnh, Giao Hải, Bình Hòa, Giao Hưng.
Sdt quan trọng
Ghi sê giao dịch trung tâm Giao Thủy: (0228) 3895002UBND Giao Thủy: (0228) 3895048
BVĐK Giao Thủy: 0350. 389 5052.
Khách sạn 2 sao Minh Hải: 0350.3747639
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Nam Định: (84-350) 3836558
Địa hình thời tiết
Huyện Giao Thủy nằm ở phía Đông của tỉnh Nam Định, phía Nam và Đông Nam Giao Thủy tiếp giáp với biển Đông Việt Nam. Phía Tây Bắc Giao Thủy giáp với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam Giao Thủy giáp với huyện Hải Hậu có ranh giới với 2 huyện này là con sông Sò phân lưu của sông Hồng. Phía Bắc và Đông Bắc Giao Thủy tiếp giáp với tỉnh Thái Bình có ranh giới là sông Hồng. Ở phía Đông của huyện là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm.Lịch sử
Giao Thủy còn trước thế kỷ XV, là vùng sình lầy chưa được khai phá. Vào thời vua Lê Nhân Tông niên hiệu Dinh Niên thứ 3 (1456), có dòng họ Nguyễn từ làng Hòe Nha ở phía Bắc tp Nam Định xuống đây khai hoang, lập ấp mới và cũng lấy tên làng cũ là Hòe Nha để đặt cho ấp mới. Về sau các dòng họ Hoàng, Lê, Phạm, Vũ, Từ, Trịnh...tiếp tục xuống khai hoang mở rộng làng ấp và đổi tên làng Hòe Nha thành làng Hoành Nha (xã Giao Tiến ngày nay).Khi “Ba Lạt chưa phá hội”, sông Hồng Hà chảy qua cửa Hà Lạn ra biển Đông, thì đất Giao Thuỷ còn nằm ở tả ngạn sông Hồng Hà. Từ khi “Ba Lạt phá hội” (1787), mảnh đất mới đã được hình thành. Dưới triều Hậu Lê, triều đình xuống chiếu cho dân khai khẩn vùng đất này để mở rộng bờ cõi ra phía biển Đông. Những người có thế lực lúc đó chiêu mộ nhân dân các nơi từ Hải Dương, Thanh Hoá, Sơn Tây và nhiều nơi khác nữa lần lượt đến quai đê, lấn biển khai khẩn lập nên các làng xã đầu tiên là: Hoành Nha, Hoành Nhất (sau đổi tên là làng Hoành Đông), Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, tiếp đến là các làng Khắc Nhất, Ngưỡng Nhân, Duyên Thọ, Tiên Chưởng, Sa Châu, Thanh Khiết, Đan Phượng, Văn Trì, Quất Lâm.
Đến triều vua Minh Mạng (1820- 1840), triều đình đặt chức quan Doanh điền sứ và cho khai khẩn vùng đất mới bồi ở Nam Định- Thái Bình mà cụ Nguyễn Công Trứ là người chịu trách nhiệm thực hiện, cụ cho người các nơi đến khai khẩn lập nên các làng xã Du Hiếu, Mộc Đức, Thức Hoá, Bỉnh Ri, Tồn Thành, Địch Giáo, Quân Lợi, Duy Tắc, Thúy Rĩnh, Hiệt Củ, Đắc Sở.
Dưới triều Thiệu Trị (1841-1847), cụ Đặng Xuân Cát Tiên Công cùng 13 cộng sự chiêu mộ dân nghèo các nơi đến khai khẩn lập nên xã Thanh Nhang (để tỏ lòng tri ân nhân dân lập đền thờ các cụ ở xóm Thanh An- Giao Thanh).
Triều Tự Đức năm thứ 7 (1858), một số người làng Hành Thiện kết hợp với một số người gốc Giao Thuỷ nhờ cụ Đặng Kim Toán (người làng Hành Thiện) là tổng đốc tỉnh Nghệ An dâng sớ xin triều đình cho khai khẩn đất mới ở Giao Thuỷ lập thành 8 ấp mới, các ấp đều lấy tên làng xã cũ đặt tên cho ấp mới là Phú Nhai, Phú Ninh, Hoành Đông, Thượng Phúc, Lạc Nghiệp, An Cư, Lục Thuỷ, Hoành Tam.
Năm Tự Đức thứ 10 (1860), cụ Nguyễn Như Vực người làng Trừng Uyên- Điền Xá- Nam Trực cùng bè bạn và một số người giầu có xin triều đình cho khai khẩn vùng đất ngoài đê Minh Hương (Giao Thanh) lập nên các làng xã Trừng Uyên, Hành Thiện, Xuân Hy, Thuỷ Nhai, Hoành Lộ, Ấp Lũ (Trà Lũ). Cùng thời, cụ Đinh Khắc Chu quê gốc Kiên Lao (Xuân Trường) chiêu mộ 16 dòng họ xuống khai khẩn 330 mẫu đất lập làng Kiên Hành (Giao Hải).
Năm Thành Thái thứ 2 (1890), cụ Nguyễn Huy Thể người làng Quất Lâm Thượng, cụ Nguyễn Văn Khanh người xã An Trạch- Mỹ Lộc khai khẩn lập nên xã Hà Nam. Năm Thành Thái thứ 6 (1894), cụ Nguyễn Bằng và cụ Trần Thanh xã Lục Thuỷ- Xuân Trường đưa người đến khai khẩn lập nên xã Thiện Giáo. Năm 1903, cụ Trùm Thuỷ cùng 21 cụ từ Thái Bình sang khai khẩn lập nên xã Nam Thành. Cụ cử nhân Trần Công Dương cùng một số cụ người làng Hoành Đông khai khẩn lập nên làng Lạc Nông. Cùng thời, cụ cử nhân Đỗ Dụ Trâm cùng một số cụ ở làng Thanh Khiết, Hoành Lộ chiêu mộ người đến khai khẩn lập làng Nho Lâm (Giao Hải).
Chính phủ bảo hộ Pháp cho nhân dân đắp đê Bạch Long năm 1923. Những người có thế lực ở Xuân Trường đứng ra trưng đấu đất trong đê, mộ dân 4 xã Hành Thiện, Trà Trung, Nam Điền, Kiên Lao đến khai khẩn lập làng Trung Long, Nam Long, Long Hành, Kiên Long (xã Giao Long).
Kinh tế giao thông
Huyện Giao Thuỷ ngày một phát triển, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao. Trong 5 năm (2006 - 2010) tổng sản phẩm tăng bình quân 10,71%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,2 triệu đồng/người/năm.Sản xuất nông–lâm–ngư nghiệp: từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Cơ cấu giá trị sản xuất nông–lâm–ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 15,15%/năm.
Sản xuất công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất CN-TTCN có bước tăng trưởng khá, mức tăng trưởng bình quân 18,91%/năm, phát triển 8 cơ sở thu mua muối của diêm dân để sản xuất, chế biến muối sạch, muối iốt tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Lào.
Ngành nghề nông thôn : Hiện tại trên địa bàn huyện có 1.325 cơ sở sản xuất và hộ ngành nghề nông thôn, 5 làng nghề, thu hút trên 7.000 lao động tham gia với các cơ sở sản xuất chính là: mây tre giang, sản xuất nấm, móc sợi, thêu ren, chế biến lương thực, may mặc, thực phẩm, nghề mộc, cơ khí, xây dựng. Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 117,6 tỷ đồng/năm; tỷ lệ tăng bình quân là 13,5%/năm.
Các ngành dịch vụ: Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 414,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,8%/năm. Trong đó dịch vụ du lịch tại khu nghỉ mát Quất Lâm đạt doanh thu bình quân trên 40 tỷ đồng/năm. Hiện tại đã có 42 khách sạn, nhà nghỉ, 111 kiốt phục vụ du lịch, hàng năm đón trung bình 172.000 lượt du khách.
Cơ cấu kinh tế của Giao Thủy đang chuyển dịch dần từ kinh tế nông nghiệp vốn từ lâu đời, sang thương mại và dịch dịch vụ: như phát triển ngành du lịch biển. Hiện tại Huyện đang được đầu tư vào bảo tồn và khai thác bền vững tuyến du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy, một trong những trọng điểm của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Giao Thủy có biển Quất Lâm là một trong những bãi tắm lý tưởng cho khách du lịch các tỉnh lân cận.
Huyện Giao Thủy có 5 trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường Giao Thủy A và trường Giao Thủy B là hai trường có từ lâu và có thành tích dạy và học tốt của tỉnh Nam Định.
Văn hóa du lịch
Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân ThủyDu lịch bãi biển Quất Lâm
Tham gia lê hội "Văn hóa- Ẩm thực đồng quê"
Về Bảo tàng Đồng Quê thăm miền ký ức ông cha
Lễ hội Diều sáo đồng bằng sông Hồng tại Quất Lâm- Giao Thủy- Nam Định
Di tích lịch sử: Đình làng Thúy Dĩnh xã Giao Châu, Đình làng Quân Lợi xã Giao Tân,Đền chùa Hoành Tam xã Hoành Sơn, Từ đường họ Nguyễn-xã Giao Thịnh, Từ đường họ Doãn thôn Hoành Lộ xã Hoành Sơn, Đền chùa Hoành Lộ xã Hoành Sơn, Đình-Đền-Chùa Kiên Hành xã Giao Hải, Đền chùa Tồn Thành xã Giao Thịnh, Đình chùa Tiên Chưởng xã Giao Châu, Đình chùa Hoành Lộ xã Giao An, Đền chùa An Lạc xã Giao Thiện, Đình Vuông - Chùa Bảo Hoa xã Giao Phong, Đình chùa Thanh Khiết xã Giao Yến, Đình chùa Đan Phượng xã Giao Yến, Đền chùa Hoành Đông- Thị trấn Ngô Đồng, Chùa Nổi làng Hoành Nhị xã Hoành Sơn, Đình chùa Duyên Thọ xã Giao Nhân, Đền chùa Diêm Điền xã Bình Hòa, Quần thể di tích lịch sử văn hóa Hòe Nha xã Giao Tiến, Đền chùa Hà Cát xã Hồng Thuận.
Giao Thủy có nhiều nhà thờ đẹp với mật độ dày đặc và kiến trúc khác nhau tạo nên vẻ phong phú, hấp dẫn, thanh tịnh nơi làng quê yên bình
Đặc sản
Phở bò, Xôi xíu, Bánh cuốn, Bánh xíu báo, Bún chả, Bún đũa, Nem thính, Bánh gối, Kem xôi, Chè bưởi, Đặc sản nem nắm Giao Thủy, Nước mắm Sa Châu, Gỏi nhệch Giao Thủy, mắm cáy Hoành Nha, ngao, sò, mật ong và rất nhiều hải sản tươi ngon......
Xem thêm:
Hình ảnh về Giao Thủy, Nam Định
Trung tâm huyện Giao Thủy- Nam Định
Bãi biển Quất Lâm- Giao Thủy- Nam Định
Vườn Quốc Gia- Giao Thủy- Nam Định
Mùa muối Bạch Long- Giao Thủy- Nam Định
Đặc sản gỏi nhệch- Giao Thủy- Nam Định
Dự án bất động sản tại Huyện Giao Thủy, Nam Định
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Giao Thủy, Nam Định
Huyện Giao Thủy có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Giao Thủy có 21 xã, 2 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định
- Thị trấn Ngô Đồng
- Thị trấn Quất Lâm
- Xã Bạch Long
- Xã Bình Hòa
- Xã Giao An
- Xã Giao Châu
- Xã Giao Hà
- Xã Giao Hải
- Xã Giao Hưng
- Xã Giao Hương
- Xã Giao Lạc
- Xã Giao Long
- Xã Giao Nhân
- Xã Giao Phong
- Xã Giao Tân
- Xã Giao Thanh
- Xã Giao Thiện
- Xã Giao Thịnh
- Xã Giao Tiến
- Xã Giao Xuân
- Xã Giao Yến
- Xã Hoành Sơn
- Xã Hồng Thuận
Đường phố trực thuộc Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định
Vị trí Giao Thủy
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Giao ThủyNam Định
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | THPT DL Giao Thủy | Xã Hoành Sơn H. Giao Thủy |
2 | THPT | Tt GDTX Giao Thủy | Xã Giao Nhân H. Giao Thủy |
Chi nhánh / cây ATM tại Giao Thủy, Nam Định
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Giao Thủy - Nam Định
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Giao Thủy | Khu 5, Thị Trấn Ngô Đồng, Huyện Giao Thủy, Nam Định |
2 | Agribank | Phòng giao dịch Giao Phong | Xóm Lâm Hoan, Xã Giao Phong, Huyện Giao Thủy, Nam Định |
3 | VietinBank | Phòng giao dịch Giao Thuỷ | Thị Trấn Ngô Đồng, Giao Thủy, Nam Định |
4 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Giao Thủy | Khu 3, thị trấn Ngô Đồng, Giao Thủy, Nam Định |
5 | Agribank | Phòng giao dịch Hồng Thuận | Xóm Thanh Long, Xã Giao Thanh, Huyện Giao Thủy, Nam Định |
6 | Agribank | Phòng giao dịch Xuân Long Hải | Xóm Xuân Hoành, Xã Giao Xuân, Huyện Giao Thủy, Nam Định |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Giao Thủy - Nam Định
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | VPBank | Công ty TT Pro Sport | Khu 4A, TT Ngô Đồng, Giao Thủy, Tỉnh Nam Định |
2 | VPBank | Công ty TT Prosport 3 | Xóm 5, xã Hồng Thuận, Giao Thủy, Nam Định |
3 | Agribank | Khu 5 - Ngô Đồng | Khu 5, Thị trấn Ngô Đồng, Giao Thủy, Nam Định |
4 | Agribank | Lâm Hoan - Giao Phong | Xóm Lâm Hoan, Xã Giao Phong, Huyện Giao Thủy, Nam Định |
5 | MSB | Nam Định 15 | UBND Xã Giao Châu, đường Quốc Lộ 37B, xóm Lạc Thuần, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, Nam Định |
6 | MSB | Nam Định 16 | Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Giao Thủy, đường 489 khu 4B Thị trấn Ngô Đồng, Tỉnh Nam Định |
7 | Agribank | Thanh Long - Giao Thanh | Xóm Thanh Long, Xã Giao Thanh, Huyện Giao Thủy, Nam Định |
Ghi chú về Giao Thủy
Thông tin về Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Giao Thủy, Nam Định
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Giao Thủy, Nam Định