Xã Khải Xuân, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Khải Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ
Khải Xuân là 1 xã của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Xã có tổng số diện tích theo km2 12,12 km², tổng số dân vào năm 1999 là 5.299 người, mật độ dân số tương ứng 437 người/km².
Tổng giá trị sản xuất tiểu- thủ công nghiệp, ngành nghề năm 2005 của Khải Xuân đạt 4 tỷ đồng, tăng 14,3% so với kế hoạch và chiếm tỷ trọng 24,6% trong tổng giá trị sản xuất của xã. Trong xã không còn hộ đói, số hộ nghèo chỉ còn 4,5% (tiêu chí cũ), thu nhập bình quân đầu người đạt gần 3 triệu đồng/người/ năm.
Khải Xuân đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các khu văn hóa, làng văn hóa, các khu vui chơi, giải trí ngay tại nhà văn hóa của khu dân cư. Xã có 11/13 khu dân cư có nhà văn hóa, trong đó có 2 nhà văn hóa đạt nhà văn hóa cấp tỉnh, 5 nhà văn hóa đạt nhà văn hóa cấp huyện. UBND xã hỗ trợ cho mỗi khu 2 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa khu, còn chủ yếu là do người dân tự đóng góp. Hệ thống truyền thanh từ xã đến khu dân cư đã được nâng cấp và phát huy hiệu quả trong công tác thông tin tuyên truyền. Phong trào giáo dục trong xã luôn được quan tâm, cả 3 trường học trong xã đều đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, trong đó trường tiểu học Khải Xuân đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh và giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia. 100% trẻ em đến độ tuổi được đi học.
Trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia, với mạng lưới cộng tác viên và cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trạm y tế xã đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân. 100% trẻ em trong độ tuổi đều được tiêm phòng và uống vitamin A... Hệ thống điện- đường- trường- trạm đã đáp ứng được nhu cầu của người dân nơi đây, làm thay đổi diện mạo một vùng nông thôn.
Theo các tài liệu lịch sử còn lưu lại, từ thuở xa xưa, Khải Xuân có đến 4 ngôi đình làng, 2 ngôi chùa và nhiều nghè, miếu như: Đình Ngược, đình Làng Ngai, đình Thái Bằng, đình Chẻm, nghè Đặt, miếu Cầu Đê, chùa làng Ngai, chùa Thái Bằng. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, ngày nay chỉ còn lại đình Chẻm và 2 ngôi chùa thờ Phật, đó là chùa Thái Bằng (tức Thái Sơn tự) và chùa làng Ngai (tức Đức Sơn tự). Thời kỳ phong kiến, Khải Xuân là xã duy nhất của huyện Thanh Ba vinh dự là một trong sáu phe giáp được rước kiệu về Đền Hùng trong ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.
Đình Chẻm thờ Thánh Mẫu Xuân Dung - chính cung Hoàng hậu và hai người con trai của Vua Hùng thứ 17 (tức Hùng Nghị Vương) đó là: Đông Hải Ất sơn, Bảo Ninh Bảo quốc, những vị Thần đã có công phù trợ các Vua Hùng khai thiên dựng nước từ buổi bình minh của dân tộc Việt Nam. Do những công lao to lớn trong công cuộc dựng nước, các vị đã được Vua Hùng sắc phong tôn hiệu là Diên Hy Bạch Trác Hoằng Hiệp Trác Vĩ Đông hải Thượng đẳng Thần, về sau được dân làng Khải Xuân suy tôn làm Thành hoàng làng, các triều đại phong kiến sau này tiếp tục xuống chiếu phong Thần, giao cho dân làng Khải Xuân phụng thờ hương khói để tỏ lòng tri ân với tổ tiên và các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước.
Về kiến trúc, đình Chẻm được xây dựng theo hình chữ Đinh, tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng rộng 3.900 m2, nằm cạnh con đường nối liền xã Khải Xuân với quốc lộ số 2, đình nhìn hướng Nam, phía trước là hồ Sen, phía sau tựa vào sườn núi, 2 bên tả, hữu là các ruộng lúa nước xanh tươi tốt, tạo cho di tích một thế phong thủy khá đắc địa. Cấu trúc đình gồm 2 tòa đại bái và hậu cung, tòa đại bái đình gồm 3 gian, có kích thước dài 8m, rộng 4,2m và chia làm 3 gian, gian giữa rộng 3m, hai gian bên cạnh mỗi gian rộng 2,4m, đầu hồi kiểu quá giang gối tường. Trên câu đầu có dòng chữ Hán: “Tâm trung thánh thần chi, dân hòa thiên địa trợ”. Nghĩa là: Tấm lòng trung thành được thánh thần biết. Nhân dân hòa thuận, trời đất phù trợ.
Tòa hậu cung dài 3,2m, rộng 3,2m. Phía ngoài là bức cửa võng chạm trổ lưỡng long chầu nhật. Phía trên là bức hoành phi bằng gỗ kích thước dài 1,43m, rộng 0,60m ghi dòng chữ: “Vạn cổ anh linh” có nghĩa là: Anh linh muôn thuở. Bên trong hậu cung có đôi câu đối: Hùng Vương lập quốc sơn hà thịnh; Đức thánh phù trì xã tắc hưng, nghĩa là: Vua Hùng lập nước quốc gia thịnh vượng, có Đức thánh phù trì xã hội giàu có. Giữa tòa đại bái đặt 1 án thờ đặt ngai và bài vị thờ Thánh Tổ Hùng Vương cùng các đồ thờ cúng như: Bát hương, đài nước, mâm bồng, ống hương, nến phao… phía ngoài di tích có 1 nhà bia và bia đá.
Đình Chẻm (xã Khải Xuân) thuộc hệ thống các di tích thờ Vua Hùng và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương. Với những giá trị về lịch sử, ngày 27/1/2014, UBND tỉnh có quyết định công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cho đình Chẻm, nhằm bảo tồn và gìn giữ một di sản văn hóa quý báu trên quê hương đất Tổ Vua Hùng.
Kinh tế - Xã hội
Khải Xuân là xã thuần nông, lại ở xa trung tâm huyện, Đảng bộ, chính quyền xã đã tăng cường chỉ đạo chuyển dịch sản xuất, khuyến khích bà con nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tranh thủ các nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhận thấy giống lúa lai, ngô lai cho năng suất cao, UBND xã đã chỉ đạo đưa các loại giống cây đó vào trong diện tích gieo cấy của bà con, vì vậy đã đưa năng suất lúa từ 41,6 tạ/ha/vụ (2001) lên 47,2 tạ/ha/vụ (2005), đến nay bình quân lương thực đầu người là 370 kg/người/năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn xã. Song song với việc sản xuất lương thực, xã đã động viên bà con nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và có chính sách khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi. Đến nay đàn trâu, bò, lợn, gia cầm trong xã đều tăng so với kế hoạch. Thực hiện nghị quyết 09 của huyện ủy Thanh Ba, Khải Xuân đã quy hoạch khu kinh tế trang trại tập trung theo mô hình nông- lâm kết hợp, với tổng diện tích 120 ha, đắp 9 đập, xây dựng ao thả cá với diện tích 4,5 ha. Hiện nay, toàn xã đã có 9 mô hình trang trại với diện tích 85 ha.Tổng giá trị sản xuất tiểu- thủ công nghiệp, ngành nghề năm 2005 của Khải Xuân đạt 4 tỷ đồng, tăng 14,3% so với kế hoạch và chiếm tỷ trọng 24,6% trong tổng giá trị sản xuất của xã. Trong xã không còn hộ đói, số hộ nghèo chỉ còn 4,5% (tiêu chí cũ), thu nhập bình quân đầu người đạt gần 3 triệu đồng/người/ năm.
Khải Xuân đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các khu văn hóa, làng văn hóa, các khu vui chơi, giải trí ngay tại nhà văn hóa của khu dân cư. Xã có 11/13 khu dân cư có nhà văn hóa, trong đó có 2 nhà văn hóa đạt nhà văn hóa cấp tỉnh, 5 nhà văn hóa đạt nhà văn hóa cấp huyện. UBND xã hỗ trợ cho mỗi khu 2 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa khu, còn chủ yếu là do người dân tự đóng góp. Hệ thống truyền thanh từ xã đến khu dân cư đã được nâng cấp và phát huy hiệu quả trong công tác thông tin tuyên truyền. Phong trào giáo dục trong xã luôn được quan tâm, cả 3 trường học trong xã đều đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, trong đó trường tiểu học Khải Xuân đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh và giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia. 100% trẻ em đến độ tuổi được đi học.
Trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia, với mạng lưới cộng tác viên và cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trạm y tế xã đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân. 100% trẻ em trong độ tuổi đều được tiêm phòng và uống vitamin A... Hệ thống điện- đường- trường- trạm đã đáp ứng được nhu cầu của người dân nơi đây, làm thay đổi diện mạo một vùng nông thôn.
Lễ hội Đình Chẻm
Khải Xuân là cái nôi văn hóa của huyện Thanh Ba, từ những giá trị văn hóa phi vật thể cùng với kho tàng văn hóa vật thể phản ánh qua hệ thống đình, chùa, đền, nghè, miếu, phủ… gắn với lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước đã ngàn năm nay tạo cho Khải Xuân một hình ảnh về làng quê Việt Nam giàu tính bản địa.Theo các tài liệu lịch sử còn lưu lại, từ thuở xa xưa, Khải Xuân có đến 4 ngôi đình làng, 2 ngôi chùa và nhiều nghè, miếu như: Đình Ngược, đình Làng Ngai, đình Thái Bằng, đình Chẻm, nghè Đặt, miếu Cầu Đê, chùa làng Ngai, chùa Thái Bằng. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, ngày nay chỉ còn lại đình Chẻm và 2 ngôi chùa thờ Phật, đó là chùa Thái Bằng (tức Thái Sơn tự) và chùa làng Ngai (tức Đức Sơn tự). Thời kỳ phong kiến, Khải Xuân là xã duy nhất của huyện Thanh Ba vinh dự là một trong sáu phe giáp được rước kiệu về Đền Hùng trong ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.
Đình Chẻm thờ Thánh Mẫu Xuân Dung - chính cung Hoàng hậu và hai người con trai của Vua Hùng thứ 17 (tức Hùng Nghị Vương) đó là: Đông Hải Ất sơn, Bảo Ninh Bảo quốc, những vị Thần đã có công phù trợ các Vua Hùng khai thiên dựng nước từ buổi bình minh của dân tộc Việt Nam. Do những công lao to lớn trong công cuộc dựng nước, các vị đã được Vua Hùng sắc phong tôn hiệu là Diên Hy Bạch Trác Hoằng Hiệp Trác Vĩ Đông hải Thượng đẳng Thần, về sau được dân làng Khải Xuân suy tôn làm Thành hoàng làng, các triều đại phong kiến sau này tiếp tục xuống chiếu phong Thần, giao cho dân làng Khải Xuân phụng thờ hương khói để tỏ lòng tri ân với tổ tiên và các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước.
Về kiến trúc, đình Chẻm được xây dựng theo hình chữ Đinh, tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng rộng 3.900 m2, nằm cạnh con đường nối liền xã Khải Xuân với quốc lộ số 2, đình nhìn hướng Nam, phía trước là hồ Sen, phía sau tựa vào sườn núi, 2 bên tả, hữu là các ruộng lúa nước xanh tươi tốt, tạo cho di tích một thế phong thủy khá đắc địa. Cấu trúc đình gồm 2 tòa đại bái và hậu cung, tòa đại bái đình gồm 3 gian, có kích thước dài 8m, rộng 4,2m và chia làm 3 gian, gian giữa rộng 3m, hai gian bên cạnh mỗi gian rộng 2,4m, đầu hồi kiểu quá giang gối tường. Trên câu đầu có dòng chữ Hán: “Tâm trung thánh thần chi, dân hòa thiên địa trợ”. Nghĩa là: Tấm lòng trung thành được thánh thần biết. Nhân dân hòa thuận, trời đất phù trợ.
Tòa hậu cung dài 3,2m, rộng 3,2m. Phía ngoài là bức cửa võng chạm trổ lưỡng long chầu nhật. Phía trên là bức hoành phi bằng gỗ kích thước dài 1,43m, rộng 0,60m ghi dòng chữ: “Vạn cổ anh linh” có nghĩa là: Anh linh muôn thuở. Bên trong hậu cung có đôi câu đối: Hùng Vương lập quốc sơn hà thịnh; Đức thánh phù trì xã tắc hưng, nghĩa là: Vua Hùng lập nước quốc gia thịnh vượng, có Đức thánh phù trì xã hội giàu có. Giữa tòa đại bái đặt 1 án thờ đặt ngai và bài vị thờ Thánh Tổ Hùng Vương cùng các đồ thờ cúng như: Bát hương, đài nước, mâm bồng, ống hương, nến phao… phía ngoài di tích có 1 nhà bia và bia đá.
Đình Chẻm (xã Khải Xuân) thuộc hệ thống các di tích thờ Vua Hùng và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương. Với những giá trị về lịch sử, ngày 27/1/2014, UBND tỉnh có quyết định công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cho đình Chẻm, nhằm bảo tồn và gìn giữ một di sản văn hóa quý báu trên quê hương đất Tổ Vua Hùng.
Xem thêm:
Hình ảnh về Khải Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại Khải Xuân.
Dự án bất động sản tại Xã Khải Xuân, Thanh Ba - Phú Thọ
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Khải Xuân, Thanh Ba - Phú Thọ
Xã Khải Xuân gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Thanh Ba
- Xã Chí Tiên
- Xã Đại An
- Xã Đỗ Sơn
- Xã Đỗ Xuyên
- Xã Đông Lĩnh
- Xã Đông Thành
- Xã Đồng Xuân
- Xã Hanh Cù
- Xã Hoàng Cương
- Xã Khải Xuân
- Xã Lương Lỗ
- Xã Mạn Lạn
- Xã Năng Yên
- Xã Ninh Dân
- Xã Phương Lĩnh
- Xã Quảng Nạp
- Xã Quảng Yên
- Xã Sơn Cương
- Xã Thái Ninh
- Xã Thanh Hà
- Xã Thanh Vân
- Xã Thanh Xá
- Xã Vân Lĩnh
- Xã Võ Lao
- Xã Vũ Yển
- Xã Yển Khê
- Xã Yên Nội
Bản đồ vị trí Khải Xuân
Chi nhánh / cây ATM tại Khải Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ
Cây ATM ngân hàng ở Xã Khải Xuân - Huyện Thanh Ba - Phú Thọ
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | MBBank | Xí Nghiệp 4, Nhà Máy Z121 | Xã Khải Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ |
Ghi chú về Khải Xuân
Thông tin về Xã Khải Xuân, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Khải Xuân, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Khải Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Khải Xuân, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Khải Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ