Tỉnh thành VN > Thừa Thiên Huế > Huyện A Lưới

Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thông tin tổng quan về A Lưới, Thừa Thiên Huế

A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên-Huế, tiếp giáp với Lào ở phía Tây.
A Lưới là một huyện miền núi được thành lập năm 1976, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế hơn 70 km là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh. Có tọa độ địa lý từ 16o 00 – 16o16’ 30’ vĩ độ bắc và 1070 00’ – 1070 30’ kinh độ đông.

Vị trí địa lý

Phía Bắc giáp huyện Phong Điềntỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp các huyện Hương Trà, Hương ThuỷNam Đông. Phía Tây nam, tây bắc giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Phía Nam giáp huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

Diện tích - Dân số

Tổng diện tích tự nhiên của huyện: 122.463,6 ha. Trong đó đất nông nghiệp: 114.111,24 ha; Đất phi nông nghiệp 5.079,87 ha; Đất chưa sử dụng: 3.272,49 ha.
Dân số trung bình năm 2014 là: 47.233 người. Mật độ dân số chung toàn huyện là 39 người/km2. Dân số nữ có 23.636 người, chiếm khoảng 50,04%.
Có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh (22,12%); Pa Kô (42,36%); Tà Ôi (24,77%); Ka tu (9,99%); Pa Hy (0,39%), còn lại các dân tộc khác khoảng (0,38%). Trải qua bao nhiêu biến cố nhưng đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn được nhiều phong tục tập quán truyền thống của mình.

Kinh tế

A Lưới là một trong những huyện nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của A Lưới trong 5 năm qua khá cao và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp phát triển tích cực theo hướng bền vững, nâng dần giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Tổng giá trị sản xuất năm 2014 theo giá thực tế đạt: 1.064.993 triệu đồng. Trong đó: Giá trị sản xuất Nông lâm thủy sản đạt: 328.515 triệu đồng; Giá trị SX Công nghiệp - Xây dựng - Giao thông vận tải đạt: 243.438 triệu; Giá trị Thương mại Dịch vụ đạt: 493.040 triệu đồng. Duy trì được mức tăng trưởng bình quân 5 năm 13,3%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 16 triệu đồng/năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo từ 48,47% (năm 2005) giảm xuống còn còn 11,28% năm 2014.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 24,3% năm. Năng lực sản xuất công nghiệp được mở rộng, một số ngành công nghiệp mới phát triển như: nhà máy thủy điện A Lưới, A Lin, A Roàng với tổng công suất 249 MW; nhà máy tinh lọc cao lanh công suất 33.000 tấn/năm; mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng; nhà máy sơ chế cà phê công suất 4.000 tấn khô/năm.
Huyện có một nhà máy sản xuất gạch Tuynen công suất trên 15 triệu viên/năm; các HTX như Dịch vụ thương mại thu mua chế biến lâm sản; HTX sản xuất chổi đót; HTX mộc dân dụng; các HTX dệt thổ cẩm... Nhằm tăng thêm năng lực sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó, mở ra triển vọng phân bổ thu hút lao động địa phương, góp phần đa dạng hóa hoạt động công nghiệp trên địa bàn.
Các ngành dịch vụ, du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8 % năm. Đặc biệt, dịch vụ thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng dầu... tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hệ thống các dịch vụ phân phối hàng hóa bán lẻ được phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của nhân dân.
A Lưới còn sở hữu một nguồn tài nguyên và thảm thực vật lớn, tỷ lệ che phủ cao, trữ lượng trung bình 6-7 triệu m3 với nhiều loại gỗ quý như kiền, gõ, sến, lim, dổi, tùng... và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, lồ ô, mây. Động vật rừng đa dạng với một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai ... thuộc nhóm động vật quý hiếm được bảo vệ.
Hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới có hai cửa khẩu Quốc gia là A Đớt - Tà Vàng và Hồng Vân - Cu Tai. Hai cửa khẩu này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân hai nước, trao đổi mua bán hàng hóa nâng kim ngạch thương mại, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở khu vực biên giới của hai nước, góp phần vào sự tin cậy hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đặc biệt giữa Việt Nam - Lào nói chung và giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Sê Kông và tỉnh Salavan.

Y tế

Bệnh viện huyện A Lưới
Thị trấn A Lưới- Huyện A Lưới
Điện thoại: (0234).3878300

Du lịch

Khu rừng nhiệt đới
Bản làng của đồng bào Pacô, Tà Ôi sinh sống với nhiều tập tục từ xưa vẫn còn được lưu giữ;
Đường Hồ Chí Minh huyền thoại; “Đồi Thịt Băm”; Thác A Nôr, Suối nước nóng A Roàng; các địa đạo trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Lễ hội truyền thống
LỄ HỘI ADA - TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO: Cứ đến gần cuối năm, khi lúa trên rẫy đã đến độ chín vàng.Trời đông cũng đang se sắt lạnh, sương trắng bồng bềnh bay trên đỉnh núi A Túc là lúc mà toàn thể dân làng dù là tộc người Pacôh, TàÔi, Cơtu hay Pa hy tất thảy họ đều náo nức chuẩn bị gạo, nếp những đồ ăn thức uống ngon nhất, thứ mặc trên người đẹp đẽ nhất để chuẩn bị đón khách quý, bắt đầu của một mùa lễ hội, gọi là “Ycha Ada” hay còn gọi lễ đón mừng cơm mới.

Làng nghề truyền thống

Nghề dệt zèng ở A Lưới: Đến A Lưới, cùng với việc thưởng ngoạn những nét đẹp tinh túy của đất trời nơi đây, du khách còn có dịp chứng kiến hình ảnh những thiếu nữ thướt tha trong bộ váy zèng với đủ màu sắc hoa văn các dân tộc Tà ôi, Pa kô, Pa hy, Vân kiều, Cơ tu, làm say đắm lòng người. Để có nét đẹp lung linh đó, những năm qua, đồng bào các dân tộc ở A Lưới đã chú trọng bảo tồn và phát triển nghề dệt zèng.
Dệt thổ cẩm: Đến tham quan các sản phẩm thổ cẩm do người Cơ Tu, Tà Ôi làm ra, khách du lịch có cảm nhận rằng, chất lượng vải thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng đại ngàn Trường Sơn này, cả về độ bền, màu sắc, độ mịn của vải và nghệ thuật trang trí hoa văn đều không thua kém bất cứ dân tộc nào.

Đặc sản - Món ăn truyền thống

Xôi hông (adeep ihoat), xôi thui ống, cơm ống/lam (adeep ihoor)…
Ơm pờ rèng: Bắt con sùng tre, sống trong thân cây tre lồ ô rồi nướng lên để ăn.
Món cà lèng: Cà lèng là chất sền sệt ở trong ruột non của những con vật ăn cỏ như trâu, bò, dê và các loài ăn cỏ khác. Trong đó, dê được ưa chuộng nhất bởi dê được cho là loài có hệ tiêu hóa cực tốt và sạch sẽ. Chất dịch nhũ tương trong ruột non là phần tinh túy nhất, là thức ăn đang được chuyển hóa chuẩn bị ngấm qua mạch máu nuôi dưỡng cơ thể, đồng thời mang vị đắng của mật, vị ngọt của protein.
Món chuột nướng ống
Ếch nướng ống
Các loại rượu của người Tà ôi, Ka tu và Pa cô rất đa dạng như Ariêu Tà vạc (rượu Tà vạc), Ariêu Par đin (rượu Tà đin), Bhua/a riêu thăn (rượu sắn), Avíeet (rượu mía), Adương (rượu mây), Ariêu Chĩa (rượu dứa)...

Hình ảnh về A Lưới, Thừa Thiên Huế


Ủy ban nhân dân huyện A Lưới

Một góc huyện

Toàn cảnh đồi núi của huyện

Dự án bất động sản tại Huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế

Huyện A Lưới có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Vị trí A Lưới

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện A LướiThừa Thiên Huế

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt A LướiTT A Lưới, huyện A Lưới
2THPTThpt Hồng VânXã Hồng Vân, huyện A Lưới
3THPTThpt Hương LâmXã Hương Lâm, huyện A Lưới

Chi nhánh / cây ATM tại A Lưới, Thừa Thiên Huế

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh A LướiSố 187 Hồ Chí Minh, Thị Trấn A Lưới, A Lưới, Thừa Thiên Huế
2LienVietPostBankPhòng giao dịch A LướiNhà số 304 đường Hồ Chí Minh, thị trấn A Lưới, A Lưới, Thừa Thiên Huế
3LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện A LướiSố 184 Hồ Chí Minh, Thị Trấn A Lưới, A Lưới, Thừa Thiên Huế

Cây ATM ngân hàng ở Huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankNHNo A Lưới, cụm 4, Thị trấn A Lướicụm 4, Thị trấn A Lưới, A Lưới, Thừa Thiên Huế
2AgribankSố 187 Hồ Chí Minh - A LướiSố 187 Hồ Chí Minh, Thị Trấn A Lưới, A Lưới, Thừa Thiên Huế

Ghi chú về A Lưới

Thông tin về Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về A Lưới, Thừa Thiên Huế