Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Tây giáp thị xã Hương Thủy và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp biển Đông.
Dân số tính đến năm 2006 là 179.137 người (chỉ đứng thứ 2 sau thành phố Huế).
Trên địa bàn huyện có nhiều chợ lớn như: chợ Gia Lạc, chợ Nọ, chợ Mai, chợ Nam Phổ, chợ Thuận An, chợ Cự Lại, chợ Hà Thanh,...
Địa chỉ: Cầu Lại Thế, Xã Phú Thượng, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Điện thoại: 054 3860 713
Đình làng Dương Nỗ: Là nơi Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) thường ra ngồi học, vui chơi, quan sát và tìm hiểu về lịch sử ngôi Đình cũng như đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân làng Dương Nỗ trong thời gian Người sống và học tập ở đây (1898 - 1900).
Đình làng Dương Nỗ được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông (1471) để thờ các vị tiền nhân, lúc đầu Đình mới chỉ được làm bằng tranh, tre, nứa, lá; Đến năm 1808 được sự giúp đỡ của Tri tượng Chánh chưởng Tượng quân kiêm Cai tào vụ Giám quân Nguyễn Đức Xuyên (một vị tướng dưới thời vua Gia Long, quê ở làng Dương Nỗ), Đình mới có kiến trúc như ngày nay. Ngoài giá trị về khoa học lịch sử là Di tích lưu niệm về thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế, Đình làng Dương Nỗ c̣n có những giá trị về kiến trúc nghệ thuật văn hoá tiêu biểu của một thiết chế văn hoá làng xã Việt Nam trên đất Huế, với những nét đặc trưng và phong cách độc đáo.
Đình làng Dương Nỗ được xây theo kiến trúc truyền thống 5 gian, 2 chái, mái lợp ngói âm dương, toàn bộ ngôi đình được bố trí bao gồm: Toà đại đình, sân đình, cổng đình, hàng trụ biểu và bến đình được liên kết với nhau theo một trục dọc hướng Bắc - Nam. Đường nét hoa văn khắc chạm trang trí trong Đình đều mang giá trị nghệ thuật cao.
Di tích Am Bà: Am Bà là miếu thờ thần Thiên-Y-A-Na, một trong những tín ngưỡng thờ "mẫu" của người Việt mang màu sắc Chăm-pa được thể hiện dưới hình thức kết hợp mẫu Việt (thánh mẫu Liễu Hạnh) và mẫu Chăm (Ponagar). Am Bà ra đời vào khoảng thế kỷ XV, khi tổ tiên của làng Phò Lỗ, Phò An khai phá đất đai lập làng và lập miếu thờ vị thần bảo trợ cho mình.
Trong thời gian Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) theo cha và anh về sống tại làng Dương Nỗ (1898-1900), Người thường xuống đây chơi và học bài.
Am Bà cùng với Nhà lưu niệm Bác Hồ, Bến Đá, Đình làng tạo nên hệ thống Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Di tích Bến Đá: Bến Đá là một bến nước nhỏ nằm bên dòng sông Phổ Lợi, cách Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Dương Nỗ 10m. Bến Đá vốn chỉ là một doi đất nhô ra sông, bà con đi làm đồng về thấy sạch sẽ thì xuống đó rửa chân tay, mỗi người bỏ xuống một viên đá để kê chân, lâu ngày thành cái bến. Bến Đá nằm vào phần đất nhà ông thân sinh ông Nguyễn Sĩ Độ, ông đã cho người đóng cọc tre kê đá làm thành một bến tắm gia đình.
Tháp Phú Diên
Lê Quang Định
Nhạc sĩ Châu Kỳ (Dưỡng Mong, Phú Mỹ)
Nguyễn Chí Diểu (xã Phú Mậu)
Hội vật làng Sình: Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu Vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (TT-Huế). Các đô vật sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn.
Hội vật Làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ. Lễ hội càng có ý nghĩa hơn khi đình làng Sình đón nhận bằng di tích lịch sử do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng.
Làng nghề làm hoa giấy Thanh Tiên: Theo những người cao tuổi ở Phú Mậu cho biết: nghề hoa giấy có cách đây khoảng 150 năm. Lúc đầu làm đơn giản, số lượng ít, chủ yếu là để đơm cúng ở các am miếu, trang bà, bếp thờ táo quân… Ngày nay, hoa giấy không chỉ để thờ cúng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn được trưng bày trong các lễ hội như Festival Huế, lễ hội áo dài Minh Hạnh, được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).
Tranh làng Sình: Làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tranh Làng Sình chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng của người dân trong vùng.
Làng Sình nằm đối diện bên kia sông là Thanh Hà - một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh - một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Ðây còn là một trung tâm văn hoá: chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Không biết từ bao giờ, làng nghề in tranh dân gian phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng.Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng. Có thể phân làm ba loại: Tranh nhân vật chủ yếu là tranh tượng bà, vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm.Lại còn các loại tranh khác gọi là con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà, và ảnh phền vẽ bé trai bé gái (phải chăng phền do chữ phồn thực của Ðông Hồ). Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Ðiệu, ông Ðốc và Tờ bếp (có lẽ tranh vẽ Táo quân). Các loại tranh này sẽ đốt sau khi cúng xong. Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình… thường là tranh cỡ nhỏ. Tranh súc vật (gia súc, ngoài ra còn có voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết.
Liễn làng Chuồn
Chuồn là tên nôm của làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang
Chuồn là làng nông nghiệp nhưng có nhiều người học cao đỗ đạt làm quan to trong triều. Tính hiếu học đã ảnh hưởng đến nghề làm liễn: Viết chữ đẹp, biết cái đẹp của nghệ thuật viết chữ, và phát huy một lối chơi sang treo liễn ngày Tết hay để tặng mừng nhau. Ở đây rất nhiều gia đình biết in liễn Tết, họ tập trung làm từ tháng mười đến giáp Tết, mỗi gia đình trong vụ liễn in từ dăm trăm đến vài nghìn bộ. Cho đến nay, liễn Chuồn vẫn phát triển và cần khuyến khích.
Diện tích - Dân số
Diện tích tự nhiên 28.031,80 haDân số tính đến năm 2006 là 179.137 người (chỉ đứng thứ 2 sau thành phố Huế).
Kinh tế
Đầm phá Tam Giang chạy qua giữa huyện với nhiều đầm nổi tiếng: đầm Sam, đầm Thủy Tú, đầm Chuồn, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung rất giàu thủy hải sản và là địa điểm du lịch sinh thái tiềm năng trong tương lai.Trên địa bàn huyện có nhiều chợ lớn như: chợ Gia Lạc, chợ Nọ, chợ Mai, chợ Nam Phổ, chợ Thuận An, chợ Cự Lại, chợ Hà Thanh,...
Y tế
Trung Tâm Y Tế Huyện Phú VangĐịa chỉ: Cầu Lại Thế, Xã Phú Thượng, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Điện thoại: 054 3860 713
Giáo dục
Hiện nay trên địa bàn huyện có 4 trường Trung hoc phổ thông là trường THPT Vinh Xuân (xã Vinh Xuân), trường THPT Phan Đăng Lưu (xã Phú Dương), trường THPT Thuận An (thị trấn Thuận An), trường THPT Nguyễn Sinh Cung (thị trấn Phú Đa) và một trường THCS và THPT Hà Trung (xã Vinh Hà).Ẩm thực
Phú Vang nổi tiếng với món ăn như bánh canh Nam Phổ (thôn Trung Đông, Xã Phú Thượng), bánh tét và rượu gạo làng Chuồn (thôn An Truyền, xã Phú An), rượu gạo Vinh Thanh, nước mắm làng Trài (xã Phú Hải),....Di tích lịch sử
Nhà lưu niệm Bác Hồ: Đây là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống từ năm 1898 đến 1900, khi Người cùng anh theo cha về đây dạy học.Đình làng Dương Nỗ: Là nơi Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) thường ra ngồi học, vui chơi, quan sát và tìm hiểu về lịch sử ngôi Đình cũng như đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân làng Dương Nỗ trong thời gian Người sống và học tập ở đây (1898 - 1900).
Đình làng Dương Nỗ được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông (1471) để thờ các vị tiền nhân, lúc đầu Đình mới chỉ được làm bằng tranh, tre, nứa, lá; Đến năm 1808 được sự giúp đỡ của Tri tượng Chánh chưởng Tượng quân kiêm Cai tào vụ Giám quân Nguyễn Đức Xuyên (một vị tướng dưới thời vua Gia Long, quê ở làng Dương Nỗ), Đình mới có kiến trúc như ngày nay. Ngoài giá trị về khoa học lịch sử là Di tích lưu niệm về thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế, Đình làng Dương Nỗ c̣n có những giá trị về kiến trúc nghệ thuật văn hoá tiêu biểu của một thiết chế văn hoá làng xã Việt Nam trên đất Huế, với những nét đặc trưng và phong cách độc đáo.
Đình làng Dương Nỗ được xây theo kiến trúc truyền thống 5 gian, 2 chái, mái lợp ngói âm dương, toàn bộ ngôi đình được bố trí bao gồm: Toà đại đình, sân đình, cổng đình, hàng trụ biểu và bến đình được liên kết với nhau theo một trục dọc hướng Bắc - Nam. Đường nét hoa văn khắc chạm trang trí trong Đình đều mang giá trị nghệ thuật cao.
Di tích Am Bà: Am Bà là miếu thờ thần Thiên-Y-A-Na, một trong những tín ngưỡng thờ "mẫu" của người Việt mang màu sắc Chăm-pa được thể hiện dưới hình thức kết hợp mẫu Việt (thánh mẫu Liễu Hạnh) và mẫu Chăm (Ponagar). Am Bà ra đời vào khoảng thế kỷ XV, khi tổ tiên của làng Phò Lỗ, Phò An khai phá đất đai lập làng và lập miếu thờ vị thần bảo trợ cho mình.
Trong thời gian Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) theo cha và anh về sống tại làng Dương Nỗ (1898-1900), Người thường xuống đây chơi và học bài.
Am Bà cùng với Nhà lưu niệm Bác Hồ, Bến Đá, Đình làng tạo nên hệ thống Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Di tích Bến Đá: Bến Đá là một bến nước nhỏ nằm bên dòng sông Phổ Lợi, cách Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Dương Nỗ 10m. Bến Đá vốn chỉ là một doi đất nhô ra sông, bà con đi làm đồng về thấy sạch sẽ thì xuống đó rửa chân tay, mỗi người bỏ xuống một viên đá để kê chân, lâu ngày thành cái bến. Bến Đá nằm vào phần đất nhà ông thân sinh ông Nguyễn Sĩ Độ, ông đã cho người đóng cọc tre kê đá làm thành một bến tắm gia đình.
Tháp Phú Diên
Danh nhân
Giáo sư Hồ Đắc Di (An Truyền, Phú An)Lê Quang Định
Nhạc sĩ Châu Kỳ (Dưỡng Mong, Phú Mỹ)
Nguyễn Chí Diểu (xã Phú Mậu)
Lễ hội
Lễ hội cầu ngư lớn nhất đất Cố đôHội vật làng Sình: Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu Vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (TT-Huế). Các đô vật sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn.
Hội vật Làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ. Lễ hội càng có ý nghĩa hơn khi đình làng Sình đón nhận bằng di tích lịch sử do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng.
Làng nghề truyền thống
Làng nghề nón bài thơ Tây Hồ: Nón lá Tây Hồ nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng. Nón lá là vật trang sức làm duyên thêm nét đẹp của những thiếu nữ và là vật che nắng hữu hiệu của nhiều người. Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng không thể thiếu chiếc nón lá đội đầu. Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân Tây Hồ một nắng hai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay.Làng nghề làm hoa giấy Thanh Tiên: Theo những người cao tuổi ở Phú Mậu cho biết: nghề hoa giấy có cách đây khoảng 150 năm. Lúc đầu làm đơn giản, số lượng ít, chủ yếu là để đơm cúng ở các am miếu, trang bà, bếp thờ táo quân… Ngày nay, hoa giấy không chỉ để thờ cúng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn được trưng bày trong các lễ hội như Festival Huế, lễ hội áo dài Minh Hạnh, được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).
Tranh làng Sình: Làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tranh Làng Sình chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng của người dân trong vùng.
Làng Sình nằm đối diện bên kia sông là Thanh Hà - một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh - một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Ðây còn là một trung tâm văn hoá: chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Không biết từ bao giờ, làng nghề in tranh dân gian phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng.Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng. Có thể phân làm ba loại: Tranh nhân vật chủ yếu là tranh tượng bà, vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm.Lại còn các loại tranh khác gọi là con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà, và ảnh phền vẽ bé trai bé gái (phải chăng phền do chữ phồn thực của Ðông Hồ). Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Ðiệu, ông Ðốc và Tờ bếp (có lẽ tranh vẽ Táo quân). Các loại tranh này sẽ đốt sau khi cúng xong. Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình… thường là tranh cỡ nhỏ. Tranh súc vật (gia súc, ngoài ra còn có voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết.
Liễn làng Chuồn
Chuồn là tên nôm của làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang
Chuồn là làng nông nghiệp nhưng có nhiều người học cao đỗ đạt làm quan to trong triều. Tính hiếu học đã ảnh hưởng đến nghề làm liễn: Viết chữ đẹp, biết cái đẹp của nghệ thuật viết chữ, và phát huy một lối chơi sang treo liễn ngày Tết hay để tặng mừng nhau. Ở đây rất nhiều gia đình biết in liễn Tết, họ tập trung làm từ tháng mười đến giáp Tết, mỗi gia đình trong vụ liễn in từ dăm trăm đến vài nghìn bộ. Cho đến nay, liễn Chuồn vẫn phát triển và cần khuyến khích.
Xem thêm:
Hình ảnh về Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Hội vật làng Sình
Lễ hội cầu ngư lớn nhất đất Cố đô
Một góc đường phố huyện Phú Vang
Dự án bất động sản tại Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Huế Green City
Địa chỉ: Đường Tỉnh Lộ 10, Xã Phú Mỹ, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Green Park
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Huyện Phú Vang có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Phú Vang có 18 xã, 2 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thị trấn Phú Đa
- Thị trấn Thuận An
- Xã Phú An
- Xã Phú Diên
- Xã Phú Dương
- Xã Phú Hải
- Xã Phú Hồ
- Xã Phú Lương
- Xã Phú Mậu
- Xã Phú Mỹ
- Xã Phú Thanh
- Xã Phú Thuận
- Xã Phú Thượng
- Xã Phú Xuân
- Xã Vinh An
- Xã Vinh Hà
- Xã Vinh Phú
- Xã Vinh Thái
- Xã Vinh Thanh
- Xã Vinh Xuân
Đường phố trực thuộc Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đường Chiết Bi
- Đường Đoàn Trực
- Đường Dương Quang Đấu
- Đường Hoàng Sa
- Đường Kinh Dương Vương
- Đường Lại Thế
- Đường Lê Văn Trĩ
- Đường Mai Bá Trai
- Đường Ngọc Anh
- Đường Nguyễn Cầu
- Đường Nguyễn Đức Xuyên
- Đường Nguyễn Sinh Cung
- Đường Phạm Văn Đồng
- Đường Trường Sa
- Đường Tự Đức
- Đường Viễn Trình
- Đường 1
- Đường 10
- Đường ĐT 3
- Đường Quốc Lộ 10
- Đường Quốc lộ 49
- Đường Số 1
- Đường Số 2
- Đường Tỉnh Lộ 2
- Đường Tỉnh Lộ 10
- Đường Tỉnh lộ 10A
- Đường Tỉnh Lộ 10C
- Đường Tỉnh Lộ 18
Bản đồ vị trí Phú Vang
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Phú VangThừa Thiên Huế
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Hà Trung | XãVinh Hà, huyện Phú Vang |
2 | THPT | Thpt Nguyễn Sinh Cung | Xã Phú Đa, huyện Phú Vang |
3 | THPT | Thpt Phan Đăng Lưu | Xã Phú Dương, huyện Phú Vang |
4 | THPT | Thpt Thuận An | TT Thuận An, huyện Phú vang |
5 | THPT | Thpt Vinh Xuân | Xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang |
Chi nhánh / cây ATM tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Phú Vang | Thôn Hòa Đa Tây, Thị Trấn Phú Đa, Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
2 | Agribank | Phòng giao dịch Chợ Mai | Thôn Tây Thượng, Xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
3 | Agribank | Phòng giao dịch Phú Thuận | Thôn An Dương, Xã Phú Thuận, Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
4 | Vietcombank | Phòng giao dịch Phú Vang | Quốc Lộ 49, Xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
5 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Phú Vang | Đường Nguyễn Đức Xuyên, tổ dân phố Hòa Tây, thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế |
6 | BIDV | Phòng giao dịch Thuận An | Số 15 Tổ 2 Thôn Nam Thượng - Phú Thượng- Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế |
7 | VietinBank | Phòng giao dịch Thuận An | Thị Trân Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | BIDV | Công an huyện Phú Vang | Phú Đa- Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế |
2 | Agribank | Hòa Đa Tây - Phú Đa | Thôn Hòa Đa Tây, Thị trấn Phú Đa, Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
3 | Agribank | NHNo Phú Vang | Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
4 | VietinBank | PGD Thuận An | Thị Trân Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
5 | PGBank | Phòng giao dịch Thuận An | TT Thuận An, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế |
6 | Vietcombank | QL 49 Xã Phú Thượng | QL 49 Xã Phú Thượng, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế |
7 | VietinBank | Siêu Thị Thuận An | Quốc lộ 49, Thị trấn Thuận An, Phú Vang Huế, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
8 | Agribank | Thôn Tây Thượng - Phú Thượng | Thôn Tây Thượng, Xã Phú Thượng, Huyện Phú Vang, Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế |
9 | Vietcombank | Tổ dân phố Hòa Đa tây | Tổ dân phố Hòa Đa tây, thị trấn Phú Đa, Huyện Phú Vang, Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Ghi chú về Phú Vang
Thông tin về Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phú Vang, Thừa Thiên Huế