Tỉnh thành VN > Tuyên Quang > Huyện Lâm Bình > Xã Thượng Lâm

Xã Thượng Lâm, Huyện Lâm Bình, Tỉnh Tuyên Quang

Thông tin tổng quan về Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang

Thượng Lâm là 1 xã của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, nước Việt Nam.
Xã có vị trí:
Phía Bắc giáp với xã Khuôn Hà, xã Sinh Long (Na Hang).
Phía Đông giáp ba xã Sinh Long, Côn Lôn và Khau Tinh (Na Hang).
Phía Nam giáp với xã Năng Khả (Na Hang).
Phía Tây giáp với xã Lăng Can, xã Khuôn Hà.

Diện tích -Dân số

Xã Thượng Lâm có tổng số diện tích theo km2 129,7780 km², tổng số dân vào năm 2011 khi thành lập huyện mới Lâm Bình là 5.129 người, mật độ dân số tương ứng 40 người/km².
đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Tày, Dao.
Xã Thượng Lâm được chia thành các thôn xóm: Nà Liềm, Nà Bản, Bản Bó, Nà Ta, Nà Lung, Khao Đao, Nà Va, Nà Tông, Nà Thuôn, Nà Đông, Nà Lầu, Bản Chợ.

Tình hình phát triển kinh tế

Xã vùng cao Thượng Lâm (Lâm Bình) đã có nhiều khởi sắc về xây dựng nông thôn mới. Các tuyến giao thông trục xã, thôn, hai bên đường đều được phát dọn phong quang, cống rãnh được khơi thông. Khuôn viên nhà cửa của bà con chỉnh trang ngăn nắp, sạch đẹp.
5 năm (2010 - 2015), sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 3.400 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 680 kg/ người/năm, năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt 19.030.000 đồng; duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm tăng theo hàng năm, đến nay đàn trâu có 1.000 con, đàn bò 316 con, đàn lợn trên 5.280 con, đàn gia cầm, thủy cầm trên 24.400 con. Toàn xã bê tông hóa được 26,44 km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa trên 3,3 km kênh mương nội đồng.
Thượng Lâm đã hoàn thành quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Phối hợp triển khai có hiệu quả phương án giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp với chăn nuôi dưới tán rừng; duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 75%; thu nhập của người dân tăng 2,5 lần so với đầu nhiệm kỳ; xây dựng các công trình phúc lợi được nhân dân đồng tình hưởng ứng với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Việc triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Nhân dân phát huy tính tự giác, tích cực đóng góp công sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới, đến hết tháng 5, xã đã hoàn thành thêm 3 tiêu chí: Thu nhập, điện, hộ nghèo. Đến nay Thượng Lâm đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Một số tiêu chí khó đến nay cũng đã đạt như: Giao thông; thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 12%, hiện còn 9,22%.
Duy trì kết quả đạt được, xã Thượng Lâm đang tiếp tục tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh, huyện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Lễ hội đặc sắc

Lễ hội Lồng Tông - "lễ xuống đồng" ở Thượng Lâm (Lâm Bình): Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân nơi đây lại náo nức chào đón ngày hội Lồng Tông, tức là “lễ xuống đồng” được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Từ đêm 14, lễ hội Lồng Tông diễn ra giao lưu văn nghệ, ca hát mừng Đảng, mừng Xuân với các làn điệu dân tộc Tày như hát then, hát cọi, páo dung, tổ chức thi trang phục dân tộc nhằm tôn vinh nét đẹp của những người phụ nữ vùng cao này.
Lễ hội được chia làm 2 phần: Lễ và Hội. Phần lễ là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng được diễn ra long trọng với những bài khấn cầu thần nông, thần núi, thần sông, thân suối... phù hộ độ trì cho mùa màng tốt tươi, được mùa và người dân khỏe mạnh, cuộc sống bình yên của dân làng.
Tiếp đó là phần lễ dâng hương lên chùa Phúc Lâm Tự. Chùa Phúc Lâm Tự, theo người dân nơi đây là chùa rất linh thiêng từ bao đời nay và đã đựơc Nhà nước công nhận, xếp hạng di tích quốc gia. Cuối cùng của phần lễ là cúng cột Còn, tất cả các lễ vật bày cúng ở đây bao gồm lợn quay cả con, gà luộc cũng cả con, xôi ở đây cũng được làm rất nhiều màu trông thật đep mắt với những móm ăn dân tộc truyền thống. Bên cạnh đó còn có những mâm ngũ quả được sắp xếp trông thật đẹp mắt.
Lễ hội lồng tồng ở xã Thựơng Lâm khác biệt với mọi nơi là khi làm lễ xong tất cả các mâm lễ đều được bà con phá cỗ tại chỗ và mời du khách thập phương tham gia lễ hội cùng thưởng thức. Lễ hội cũng là nơi hò hẹn của những đôi trai gái mỗi khi Tết đến Xuân về.

Tiềm năng du lịch

- Nổi bật là 99 ngọn núi xã Thượng Lâm được ví là “Hạ Long cạn giữa đại ngàn”. Thượng Lâm không chỉ nổi tiếng bởi thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây những phong cảnh nên thơ được bao bọc bởi những dãy núi trùng trùng, điệp điệp hay là truyền thuyết về Phượng hoàng bay về mà Thượng Lâm còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Lễ hội Lồng Tông
Đến Thượng Lâm vào những ngày lễ tết du khách sẽ có cơ hội được tham gia vào các trò chơi dân gian như thi bắn nỏ, đi cà kheo, đẩy gậy, đánh quay…, được thưởng thức những món ăn truyền thống của người Tày, người Dao như Cơm Lam, Thịt Chua…, không chỉ có thế Thượng Lâm còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, nơi đây hiện nay còn lưu giữ được những ngôi chùa có niên đại từ khá lâu trong đó phải kể đến là ngôi chùa Phúc Lâm.
Chùa Phúc Lâm nằm tựa lưng vào dãy núi Chùa, tại đây người ta đã phát hiện ra những mảng tháp đất nung thời Trần và những tấm kê chân cột có đường kính khoảng 30cm. Phải chăng chùa Phúc lâm xưa kia được xây dựng với quy mô lớn và là trung tâm phật giáo của tổng Thượng Lâm? Theo dòng chảy của thời gian và do sự tàn phá của chiến tranh ngày nay chùa chỉ còn giữ lại được một số bức tượng phật. Có thể nói chùa Phúc Lâm còn tiềm ẩn nhiều giá trị nghiên cứu về văn hoá nghệ thuật cũng như lịch sử.
Khi đến với trung tâm của xã Thượng Lâm du khách sẽ có cơ hội được tham dự vào phiên chợ vùng cao. Chợ thường được họp vào thứ Năm và Chủ Nhật hàng tuần, phiên chợ diễn ra không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hoá mà đây còn là nơi gặp gỡ, trao đổi tâm tình của những chàng trai cô gái và những người dân bản sứ. Du khách có thể bắt gặp nụ cười e ấp trên môi của những thiếu nữ Tày chịu thương chịu khó, những cô gái Dao với những trang phục sặc sỡ như những bông hoa rừng và quả thực lúc này quý khách mới có thể biết được tại sao người xưa lại có câu: “Mận Hồng Thái – Gái Thượng Lâm”. Bên cạnh đó người Dao ở đây còn có một hệ thống trí thức bản địa về các loài thảo dược quý hiếm dùng làm thuốc phòng và chữa bệnh, nhiều loại lá thơm làm men lá nấu rượu để rồi từ đó tạo nên đặc sản vùng miền như Rượu Ngô, Rượu Đao, những loại rượu ngâm rất tốt và có lợi cho sức khoẻ.

Món ăn nổi tiếng

Món măng đắng cuộn trứng kiến đen
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Thượng Lâm:

Hình ảnh về Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang

Hình ảnh Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang
Hồ nước xanh mát trên địa bàn xã
Hình ảnh Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang
Vụ mùa thu hoạch ngô của bà con trong xã
Hình ảnh Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang
Ngọn núi hùng vĩ của xã Thượng Lâm

Dự án bất động sản tại Xã Thượng Lâm, Lâm Bình - Tuyên Quang

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Thượng Lâm, Lâm Bình - Tuyên Quang

Xã Thượng Lâm gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Thượng Lâm

Các trường từ bậc THPT trở lên trên địa bàn

STT Loại Tên trường Địa chỉ
1 Trung học phổ thông THPT Thượng Lâm Xã Thượng Lâm, Huyện Lâm Bình, Tuyên Quang

Ghi chú về Thượng Lâm

Thông tin về Xã Thượng Lâm, Huyện Lâm Bình, Tỉnh Tuyên Quang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Thượng Lâm, Huyện Lâm Bình, Tỉnh Tuyên Quang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang