Xã Đông Cứu, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
Thông tin tổng quan về Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh
Đông Cứu là 1 xã của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, nước Việt Nam.
Xã Đông Cứu có tổng số diện tích theo km2 6,66 km²
Tổng số dân vào năm 2002 là 7301 người,
Mật độ dân số đạt 1096 người/km².
Đền thờ “Trạng nguyên”, Thái sư Lê Văn Thịnh nằm ở sườn phía Nam núi Thiên Thai thuộc thôn Bảo Tháp có tên nôm “Gủ Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình là nơi tôn thờ một danh nhân khoa bảng nổi tiếng, bậc hiền tài của quê hương Kinh Bắc Bắc Ninh.
Dẫu trải thăng trầm lịch sử, đền thờ Trạng nguyên, Thái sư Lê Văn Thịnh còn bảo lưu được nhiều tài liệu cổ vật quý giá đã minh chứng cho sự tồn tại cho ngôi đền trong lịch sử như: thần phả, sắc phong, bia đá, ngai bài vị “Lê Thái sư đại vương”, biển gỗ “Ân tứ vinh quy”, rồng đá, hoành phi, câu đối, chuông đồng, khánh đá. Bia đá có tên “Thái sư tự bi ký”, niên đại Hoằng Định thập tam niên (1612), nội dung ghi chép về việc nhân dân địa phương công đức để tu bổ xây dựng đền thờ Lê Văn Thịnh. Một số câu đối ca ngợi quê hương và người được thờ. Đặc biệt, vào những năm 1991, 2010 ở khu vực khuôn viên của đền đã phát hiện được Rồng đá có thân mình dài hàng chục mét, nặng hàng trăm tấn, uốn thành nhiều khúc, trên đầu có 2 tai nhưng “tai câm, tai điếc”, miệng há rộng ngoạm cắn vào thân quặn mình đau khổ, phản ánh về nỗi oan nghiệt của ông.
Với những giá trị to lớn, đền thờ Trạng nguyên, Thái sư Lê Văn Thịnh đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng là di tích quốc gia, Quyết định số 226/QĐ-BT ngày 5/2/1994.
Đình Bảo Tháp
Bảo Tháp vốn là một làng Việt cổ nằm chân núi Đông Cứu (còn gọi là núi Thiên Thai) là nơi danh thắng nổi tiếng. Đình Bảo Tháp nằm ở trung tâm của làng, vốn được khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng và đến thời Nguyễn được trùng tu mở rộng với quy mô rất lớn, chạm khắc trang trí lộng lẫy, tinh xảo nghệ thuật và còn giữ nguyên được vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm.
Theo Thần phả, sắc phong của đình cho biết người được thờ là hai vị nhân thần: Doãn Công và Trạng nguyên, Thái sư Lê Văn Thịnh
Chùa Bảo Tháp
Chùa thôn Bảo Tháp nằm ở phía Nam núi Thiên Thai, thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tên chữ là “Thiên Thư tự”. Truyền rằng vốn xưa là khu nhà ở của Trạng nguyên Thái sư Lê Văn Thịnh, sau khi ông bị vu oan vào tội “hóa hổ” ở hồ Dâm Đàm (nay là Hồ Tây - Hà Nội) và bị đầy ở vùng Thao Giang, dân làng và con cháu đã hoá gia vị tự nhà của ông thành ngôi chùa để thờ Phật, tránh sự truy nã tàn phá của những kẻ gian thần trong triều Lý. Nhưng trải thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo và còn để lại dấu ấn của thời Nguyễn.
Giá trị nổi bật của chùa Bảo Tháp là hệ thống tài liệu, hiện vật còn bảo lưu gìn giữ được như: Hệ thống tượng Phật thời Nguyễn ( Tam thế, Di Đà Tam Tôn, Tuyết Sơn, Di Lặc, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Cửu Long, Đức Ông, Đức Thánh Hiền), đại tự, chuông đồng, bia đá, ván khắc kinh. Đặc biệt, chuông đồng có tên “Thiên Thư tự chung” được đúc vào năm Minh Mệnh năm thứ 22 (1835), thân chuông cao 80cm, đường kính miệng 56cm, quai cao 35cm là đôi Rồng quấn đôi công phu nghệ thuật. Bức đại tự với dòng chữ Hán lớn “Đại hùng bảo điện”. Hệ thống bia đá có tên như sau: “Hậu Phật bi ký” niên đại Minh Mệnh năm thứ 17 (1836). Tấm bia đá “Thái sư tự bi ký” được dựng năm Nhâm Thìn thời Lê (1612), nội dung cho biết về sự công đức của dân làng và thập phương để tu bổ chùa Bảo Tháp.
Đình Cứu Sơn
Cứu Sơn vốn là một làng Việt cổ nằm ở chân núi Cứu Sơn (còn có tên là núi Thiên Thai). Đình Cứu Sơn nằm ở phía Tây Bắc của làng vốn được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Nguyễn triều vua Khải Định năm Quý Hợi (1923) được trùng tu mở rộng với quy mô lớn và đã ghi lại trên câu đầu của toà Tiền tế.
Hiện đình Cứu Sơn là công trình kiến trúc điêu khắc của thời Nguyễn còn bảo lưu khá nguyên vẹn đến ngày nay. Đình có quy mô đồ sộ, dáng vẻ cổ kính; kết cấu kiến trúc kiểu: “tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh” gồm 2 toà: Tiền tề và Đại đình
Đình Cứu Sơn còn bảo lưu được nhiều tài liệu cổ vật quý của hai thời Lê - Nguyễn như sắc phong, đồ thờ tự, đặc biệt là các đạo sắc phong với các niên đại như sau: Cảnh Hưng nguyên niên (1740), Cảnh Hưng nhị thập thất niên (1766), Cảnh Hưng tứ thập tứ niên (1783), Chiêu Thống nguyên niên (1787), Quang Trung tứ niên (1791), Cảnh Thịnh tứ niên (1796), Bảo Hưng nhị niên (1802), Tự Đức lục niên (1853), Tự Đức thập niên (1857), Tự Đức tam thập tam niên (1880), Đồng Khánh nhị niên (1886), Duy Tân tam niên (1909), Khải Định cửu niên (1924).
Giá trị của đình Cứu Sơn còn được thể hiện ở lễ hội truyền thống: Theo tục xưa của làng Cứu Sơn, hàng năm cứ đến ngày 7 tháng 3 (âm lịch) đình làng lại được mở hội. Ngay từ trong năm làng đã họp bàn phân việc cho hai ông Quan Đám và các giáp (giáp Đông, Tây). Ông Đám được nhận ruộng công của làng để cấy lúa, nuôi lợn tế. Các giáp thì phải lo việc rước tế, làm cỗ bàn. Vào hội, ngay từ mồng 6 làng tổ chức rước kiệu Thần từ đình đến nghè tế lễ ở đó một ngày đêm, hôm sau rước trở lại đình để tế lễ và mở hội. Ngày 10, có tục “Tế yến” làng tổ chức rước bánh dầy, chè kho từ các nhà ông Đám ra đình để tế thánh. Trong những ngày lễ hội, sau phần lễ là phần hội với nhiều tục trò dân gian giải trí như: chèo, tuồng, đu vật, đu cây, thi vật, đập niêu…thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương dự hội. Thôn Cứu Sơn giao hảo với thôn An Quang (xã Lãng Ngâm), trong những ngày hội đình, đại diện quan viên chức sắc có lễ đến để lễ Thánh. Ngày nay, hội đình được chuyển vào mùng 6 tháng 2 (âm lịch) và vẫn gìn giữ được mọi tục lệ truyền thống mang tính thuần phong mỹ tục.
Đình Cứu Sơn còn thuộc hội “ Thập đình” là hội của 10 làng thờ Thái sư, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh được mở vào ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch vào các năm Thân, Tý, Thìn
Đình Yên Việt
Yên Việt vốn là một làng Việt cổ, có tên nôm“ Gủ Vọt”, thuộc xã Đông Cứu, nằm ở chân núi Thiên Thai và bề dày lịch sử, văn hoá được kết tinh ở quần thể di tích cổ kính thâm nghiêm, trong đó có ngôi đình làng.
Giá trị của đình Yên Việt còn được thể hiện ở lễ hội truyền thống: Theo tục xưa của làng Yên Việt, hàng năm cứ đến ngày 11 tháng 3 (âm lịch) đình làng lại được mở hội. Ngay từ trong năm làng đã họp bàn phân việc cho hai ông Quan Đám và các giáp ( giáp Đông, Tây). Ông Đám được nhận ruộng công của làng để cấy lúa, nuôi lợn tế. Các giáp thì phải lo việc rước tế, làm cỗ bàn. Vào hội, ngày 11 đình đã được mở cửa để bao sái đồ thờ tự và phong cờ quạt. Cũng ngày 11 làng tổ chức rước kiệu Thần lên đình Cả thôn Bảo Tháp tế lễ ở đó 1 ngày 1 đêm, sau rước trở lại đình mình, tục gọi là “ giao hảo”. Truyền rằng, trong “ ngũ đình nội” thì hai thôn Bảo Tháp và Yên Việt vốn là một làng, sau tách ra thành hai, Bảo Tháp là anh, Yên Việt là em, vì vậy có tục rước Thần giao hảo giữa hai làng. Ngày 12, làng tổ chức đại tế với 3 tuần tế Thần. Lễ vật tế Thần gồm có lợn thịt để sống cả con và được gọi là “ Ông Voi” và xôi rượu. Trong những ngày lễ hội, sau phần lễ là phần hội với nhiều tục trò dân gian giải trí như: chèo, tuồng, đu, vật, đu cây, thi vật, đập niêu….thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương dự hội. Ngày 14 tế giã đám kết thúc hội. Ngày nay, hội đình được chuyển vào mùng 7 tháng giêng (âm lịch) và mọi tục lệ truyền thống mang tính thuần phong mỹ tục được gìn giữ và phát huy. Đình Yên Việt còn thuộc hội “ Thập đình” là hội của 10 làng thờ Thái sư, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh được mở vào ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch vào các năm Thân, Tý, Thìn.
Xã Đông Cứu có tổng số diện tích theo km2 6,66 km²
Tổng số dân vào năm 2002 là 7301 người,
Mật độ dân số đạt 1096 người/km².
Di tích xã Đông Cứu
Đền thờ Lê Văn ThịnhĐền thờ “Trạng nguyên”, Thái sư Lê Văn Thịnh nằm ở sườn phía Nam núi Thiên Thai thuộc thôn Bảo Tháp có tên nôm “Gủ Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình là nơi tôn thờ một danh nhân khoa bảng nổi tiếng, bậc hiền tài của quê hương Kinh Bắc Bắc Ninh.
Dẫu trải thăng trầm lịch sử, đền thờ Trạng nguyên, Thái sư Lê Văn Thịnh còn bảo lưu được nhiều tài liệu cổ vật quý giá đã minh chứng cho sự tồn tại cho ngôi đền trong lịch sử như: thần phả, sắc phong, bia đá, ngai bài vị “Lê Thái sư đại vương”, biển gỗ “Ân tứ vinh quy”, rồng đá, hoành phi, câu đối, chuông đồng, khánh đá. Bia đá có tên “Thái sư tự bi ký”, niên đại Hoằng Định thập tam niên (1612), nội dung ghi chép về việc nhân dân địa phương công đức để tu bổ xây dựng đền thờ Lê Văn Thịnh. Một số câu đối ca ngợi quê hương và người được thờ. Đặc biệt, vào những năm 1991, 2010 ở khu vực khuôn viên của đền đã phát hiện được Rồng đá có thân mình dài hàng chục mét, nặng hàng trăm tấn, uốn thành nhiều khúc, trên đầu có 2 tai nhưng “tai câm, tai điếc”, miệng há rộng ngoạm cắn vào thân quặn mình đau khổ, phản ánh về nỗi oan nghiệt của ông.
Với những giá trị to lớn, đền thờ Trạng nguyên, Thái sư Lê Văn Thịnh đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng là di tích quốc gia, Quyết định số 226/QĐ-BT ngày 5/2/1994.
Đình Bảo Tháp
Bảo Tháp vốn là một làng Việt cổ nằm chân núi Đông Cứu (còn gọi là núi Thiên Thai) là nơi danh thắng nổi tiếng. Đình Bảo Tháp nằm ở trung tâm của làng, vốn được khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng và đến thời Nguyễn được trùng tu mở rộng với quy mô rất lớn, chạm khắc trang trí lộng lẫy, tinh xảo nghệ thuật và còn giữ nguyên được vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm.
Theo Thần phả, sắc phong của đình cho biết người được thờ là hai vị nhân thần: Doãn Công và Trạng nguyên, Thái sư Lê Văn Thịnh
Chùa Bảo Tháp
Chùa thôn Bảo Tháp nằm ở phía Nam núi Thiên Thai, thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tên chữ là “Thiên Thư tự”. Truyền rằng vốn xưa là khu nhà ở của Trạng nguyên Thái sư Lê Văn Thịnh, sau khi ông bị vu oan vào tội “hóa hổ” ở hồ Dâm Đàm (nay là Hồ Tây - Hà Nội) và bị đầy ở vùng Thao Giang, dân làng và con cháu đã hoá gia vị tự nhà của ông thành ngôi chùa để thờ Phật, tránh sự truy nã tàn phá của những kẻ gian thần trong triều Lý. Nhưng trải thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo và còn để lại dấu ấn của thời Nguyễn.
Giá trị nổi bật của chùa Bảo Tháp là hệ thống tài liệu, hiện vật còn bảo lưu gìn giữ được như: Hệ thống tượng Phật thời Nguyễn ( Tam thế, Di Đà Tam Tôn, Tuyết Sơn, Di Lặc, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Cửu Long, Đức Ông, Đức Thánh Hiền), đại tự, chuông đồng, bia đá, ván khắc kinh. Đặc biệt, chuông đồng có tên “Thiên Thư tự chung” được đúc vào năm Minh Mệnh năm thứ 22 (1835), thân chuông cao 80cm, đường kính miệng 56cm, quai cao 35cm là đôi Rồng quấn đôi công phu nghệ thuật. Bức đại tự với dòng chữ Hán lớn “Đại hùng bảo điện”. Hệ thống bia đá có tên như sau: “Hậu Phật bi ký” niên đại Minh Mệnh năm thứ 17 (1836). Tấm bia đá “Thái sư tự bi ký” được dựng năm Nhâm Thìn thời Lê (1612), nội dung cho biết về sự công đức của dân làng và thập phương để tu bổ chùa Bảo Tháp.
Đình Cứu Sơn
Cứu Sơn vốn là một làng Việt cổ nằm ở chân núi Cứu Sơn (còn có tên là núi Thiên Thai). Đình Cứu Sơn nằm ở phía Tây Bắc của làng vốn được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Nguyễn triều vua Khải Định năm Quý Hợi (1923) được trùng tu mở rộng với quy mô lớn và đã ghi lại trên câu đầu của toà Tiền tế.
Hiện đình Cứu Sơn là công trình kiến trúc điêu khắc của thời Nguyễn còn bảo lưu khá nguyên vẹn đến ngày nay. Đình có quy mô đồ sộ, dáng vẻ cổ kính; kết cấu kiến trúc kiểu: “tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh” gồm 2 toà: Tiền tề và Đại đình
Đình Cứu Sơn còn bảo lưu được nhiều tài liệu cổ vật quý của hai thời Lê - Nguyễn như sắc phong, đồ thờ tự, đặc biệt là các đạo sắc phong với các niên đại như sau: Cảnh Hưng nguyên niên (1740), Cảnh Hưng nhị thập thất niên (1766), Cảnh Hưng tứ thập tứ niên (1783), Chiêu Thống nguyên niên (1787), Quang Trung tứ niên (1791), Cảnh Thịnh tứ niên (1796), Bảo Hưng nhị niên (1802), Tự Đức lục niên (1853), Tự Đức thập niên (1857), Tự Đức tam thập tam niên (1880), Đồng Khánh nhị niên (1886), Duy Tân tam niên (1909), Khải Định cửu niên (1924).
Giá trị của đình Cứu Sơn còn được thể hiện ở lễ hội truyền thống: Theo tục xưa của làng Cứu Sơn, hàng năm cứ đến ngày 7 tháng 3 (âm lịch) đình làng lại được mở hội. Ngay từ trong năm làng đã họp bàn phân việc cho hai ông Quan Đám và các giáp (giáp Đông, Tây). Ông Đám được nhận ruộng công của làng để cấy lúa, nuôi lợn tế. Các giáp thì phải lo việc rước tế, làm cỗ bàn. Vào hội, ngay từ mồng 6 làng tổ chức rước kiệu Thần từ đình đến nghè tế lễ ở đó một ngày đêm, hôm sau rước trở lại đình để tế lễ và mở hội. Ngày 10, có tục “Tế yến” làng tổ chức rước bánh dầy, chè kho từ các nhà ông Đám ra đình để tế thánh. Trong những ngày lễ hội, sau phần lễ là phần hội với nhiều tục trò dân gian giải trí như: chèo, tuồng, đu vật, đu cây, thi vật, đập niêu…thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương dự hội. Thôn Cứu Sơn giao hảo với thôn An Quang (xã Lãng Ngâm), trong những ngày hội đình, đại diện quan viên chức sắc có lễ đến để lễ Thánh. Ngày nay, hội đình được chuyển vào mùng 6 tháng 2 (âm lịch) và vẫn gìn giữ được mọi tục lệ truyền thống mang tính thuần phong mỹ tục.
Đình Cứu Sơn còn thuộc hội “ Thập đình” là hội của 10 làng thờ Thái sư, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh được mở vào ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch vào các năm Thân, Tý, Thìn
Đình Yên Việt
Yên Việt vốn là một làng Việt cổ, có tên nôm“ Gủ Vọt”, thuộc xã Đông Cứu, nằm ở chân núi Thiên Thai và bề dày lịch sử, văn hoá được kết tinh ở quần thể di tích cổ kính thâm nghiêm, trong đó có ngôi đình làng.
Giá trị của đình Yên Việt còn được thể hiện ở lễ hội truyền thống: Theo tục xưa của làng Yên Việt, hàng năm cứ đến ngày 11 tháng 3 (âm lịch) đình làng lại được mở hội. Ngay từ trong năm làng đã họp bàn phân việc cho hai ông Quan Đám và các giáp ( giáp Đông, Tây). Ông Đám được nhận ruộng công của làng để cấy lúa, nuôi lợn tế. Các giáp thì phải lo việc rước tế, làm cỗ bàn. Vào hội, ngày 11 đình đã được mở cửa để bao sái đồ thờ tự và phong cờ quạt. Cũng ngày 11 làng tổ chức rước kiệu Thần lên đình Cả thôn Bảo Tháp tế lễ ở đó 1 ngày 1 đêm, sau rước trở lại đình mình, tục gọi là “ giao hảo”. Truyền rằng, trong “ ngũ đình nội” thì hai thôn Bảo Tháp và Yên Việt vốn là một làng, sau tách ra thành hai, Bảo Tháp là anh, Yên Việt là em, vì vậy có tục rước Thần giao hảo giữa hai làng. Ngày 12, làng tổ chức đại tế với 3 tuần tế Thần. Lễ vật tế Thần gồm có lợn thịt để sống cả con và được gọi là “ Ông Voi” và xôi rượu. Trong những ngày lễ hội, sau phần lễ là phần hội với nhiều tục trò dân gian giải trí như: chèo, tuồng, đu, vật, đu cây, thi vật, đập niêu….thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương dự hội. Ngày 14 tế giã đám kết thúc hội. Ngày nay, hội đình được chuyển vào mùng 7 tháng giêng (âm lịch) và mọi tục lệ truyền thống mang tính thuần phong mỹ tục được gìn giữ và phát huy. Đình Yên Việt còn thuộc hội “ Thập đình” là hội của 10 làng thờ Thái sư, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh được mở vào ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch vào các năm Thân, Tý, Thìn.
Xem thêm:
Hình ảnh về Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh
Hình ảnh Xã Đông Cứu - Huyện Gia Bình
Ảnh Xã Đông Cứu - Huyện Gia Bình - Bắc Ninh
Một bức ảnh về Xã Đông Cứu - Huyện Gia Bình
Ảnh mới nhất về Xã Đông Cứu - Huyện Gia Bình - Bắc Ninh
Hình ảnh về Xã Đông Cứu - Huyện Gia Bình
Dự án bất động sản tại Xã Đông Cứu, Gia Bình - Bắc Ninh
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Đông Cứu, Gia Bình - Bắc Ninh
Xã Đông Cứu gần với xã, phường nào?
Vị trí Đông Cứu
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Xã Đông Cứu - Huyện Gia Bình - Bắc Ninh
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Gia Bình 2 | Xã Đông Cứu -Gia Bình |
Chi nhánh / cây ATM tại Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Xã Đông Cứu - Huyện Gia Bình - Bắc Ninh
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Phòng giao dịch Đông Cứu | Thôn Yên Việt, Xã Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh |
Ghi chú về Đông Cứu
Thông tin về Xã Đông Cứu, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Đông Cứu, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Đông Cứu, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh