Xã Đại Lai, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Đại Lai, Gia Bình, Bắc Ninh
Đại Lai là 1 xã của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, nước Việt Nam.
Xã Đại Lai có tổng số diện tích theo km2 8,15 km²
Tổng số dân vào năm 1999 là 7871 người,
Mật độ dân số đạt 966 người/km².
Chùa Phúc Linh nay thuộc thôn Trung Thành, cách trung tâm huyện 6 km về phía Đông nam. Chùa được xây dựng lớn vào thế kỷ thứ XVIII. Hiện nay khu vực xung quanh chùa còn lại những dấu tích để lại như: Khu di chỉ lò gốm cổ, có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI.
Hiện nay kiến trúc của chùa mang nhiều nét nghệ thuật dân gian truyền thống, trang trí các nét vân mây, hoa lá chạm nổi. Điểm nổi bật ở chùa là tuy mới được trùng tu lại năm 2003 nhưng vẫn giữ nguyên được kiểu kiến trúc ban đầu, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Trải qua bao biến động của lịch sử, chùa Phúc Linh vẫn còn bảo lưu được khối lượng hiện vật mang giá trị nghệ thuật cao, có 16 pho tượng, 1 bia đá khắc năm 1832, một quả chuông đồng đúc năm 1846, ngoài ra còn có các bức đại tự, câu đối, hương án, kiệu, các đồ thờ bằng gốm, sứ, đồng, bằng gỗ được sơn son thếp vàng lộng lẫy...
Chùa Phúc Linh đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Quyết định số: 502/QĐ – BT, ngày 28 tháng 4 năm 1994.
Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở phía Đông của thôn Đại Lai, được xây dựng từ thời Lê quy mô to rộng với nhiều hạng mục công trình, trải qua thời gian và chiến tranh chùa đã nhiều lần tu bổ, sửa chữa, đến nay tòa tam bảo và thượng điện còn nguyên kiểu kiến trúc thời Nguyễn.
Khu di tích chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa thờ Phật, chủ yếu là Phật A Di Đà và Phật Quan Âm, hệ thống phật trong chùa đẹp thanh thoát, đây là điểm nổi bật của chùa Ngọc Hoàng. Ngoài ra, trong chùa còn thờ các hậu phật, đó là những người có công đóng góp lớn cho việc xây dựng chùa, họ xin đặt hậu vào đó để sau khi mất được hương khói quanh năm. Hiện trong chùa có 7 tượng hậu được tạc bằng đá xanh trong đó có 5 tượng nữ và 2 tượng nam, đây cũng là truyền thống văn hoá tốt đẹp của vùng quê Đại Lai.
Với giá trị cơ bản trên chùa Ngọc Hoàng đã được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Quyết định số 230/QĐ-CT, ngày 10/3/2003.
Chùa Phương Triện
Chùa Phương Triện tên chữ là “Thanh Nương tự” nằm ở phía Đông Bắc của làng thuộc xóm Đầu Voi. Theo lời truyền của các cụ cao tuổi trong làng cho biết xưa kia làng có 2 chùa: chùa Ngoài, tên chữ là Thanh Nương tự và chùa Trong tên chữ là Khai Bảo tự, do một gia đình giầu có bỏ tiền ra dựng.
Chùa Phương Triện (Thanh Nương tự) là công trình tín ngưỡng tiêu biểu của địa phương, được khởi dựng từ khá sớm, trùng tu tôn tạo lớn vào năm 1691. Do thời gian và chiến tranh, công trình kiến trúc không còn được như xưa, đến nay di tích còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ, quý có giá trị văn hoá tiêu biểu như: bia đá, chó đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối... những hiện vật này là nguồn sử liệu quan trọng giúp cho việc tìm hiểu nghiên cứu lịch sử ngôi chùa Thanh Nương. Đây là trung tâm tín ngưỡng thờ Phật của nhân dân địa phương, thể hiện rõ bản sắc dân tộc cần được bảo tồn nghiên cứu tìm hiểu.
Với những giá trị cơ bản trên, chùa Phương Triện đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá. Quyết định số 1411/QĐ-UBND, ngày 31/10/2006.
Cụm di tích họ Trần Danh
Cụm di tích họ Trần Danh nay thuộc thôn Phương Triện, nằm ở phía Đông nam của xã. Họ Trần vốn thuộc dòng dõi Hoàng tộc, quê ở thôn Tức Mặc, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định, nay là thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định. Vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV vì lý do thời cuộc cụ Thuần Đạo đã di cư về thôn Cống, xã Bảo Triện, huyện Gia Định, xứ Kinh Bắc và từ đó ở đây có dòng họ Trần, cụ thuỷ tổ bắt đầu tính từ cụ Thuần Đạo.
Vào giai đoạn nửa cuối thời Lê, ba đời liên tiếp đỗ đại khoa, có 4 người đỗ Tiến sỹ (trong đó có hai người đỗ Hoàng Giáp), 67 người đỗ cử nhân và tú tài: được mệnh danh là gia đình Khoa bảng.
Việc học hành thi cử của dòng họ bắt đầu phát triển từ đời thứ 4 cụ Danh Huyên đỗ Tú tài, được phong chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thừa chính xứ Thái Nguyên, tước Thuỵ Trạch bá, đến đời thứ 6 có 3 cụ đỗ Cử nhân: cụ Long Hưng; cụ Danh Trung và cụ Phụ Dực. Sau đó cụ Phụ Dực dự thi Hội và đỗ Tiến sỹ, tiếp đến là các vị tiến sỹ: Trần Danh Ninh (1703-1767), Trần Danh Lâm (1705 - 1777), Trần Danh Án: (1754 - 1794); đều là những người có nhiều công lao, đóng góp to lớn đối với đất nước, quê hương.
Từ đường họ Trần Danh:
Xưa khu vực này toàn bộ công trình kiến trúc toàn bằng đá lộ thiên còn gọi là Từ đường bệ đá họ Trần gồm bia đá, voi đá, bát hương đá… hiện nay được sự quan tâm của toàn thể gia tộc vào năm 2000 từ đường họ Trần Danh được xây dựng có quy mô lớn kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian Hậu đường làm theo kiểu chồng diêm 8 mái, bên trong bài trí bia đá và hệ thống ban thờ đá gồm 6 chiếc, các hoạ tiết hoa văn trang trí trên ban thờ đá vào khoảng thế kỷ XVIII – XIX, trên các ban thờ đá được bài trí các đồ thờ như: bài vị, nến đồng, đài đồng, bát hương… rất tôn nghiêm.
Nhà thờ Giáp chi:
Mới được phục dựng năm 2002 gồm 3 gian, kiến trúc vì đơn giản theo kiểu vì kèo quá giang gác tường, đầu hồi bít đốc cột trụ lồng đèn, quay theo hướng Tây ở 2 bên cột trụ đặt hai tượng Vũ sỹ chất liệu đá, niên đại thế kỷ XVIII. Tượng được tạc bằng đá nguyên khối trong tư thế đứng mặc trang phục võ quan, đầu đội mũ, một tay cầm đao một tay chắp trước ngực rất oai nghiêm, phía trước nhà thờ bên phải có một nhà bia làm theo kiểu chồng diêm 8 mái 8 đao cong bên trong có tấm bia “Thái bảo tướng công từ đường bi ký” niên đại thời vua Tự Đức năm Bính thìn (1856) nội dung bia ghi lại thân thế và sự nghiệp Hoàng giáp Trần Danh Ninh. Bên trong nhà thờ bài trí hương án, ngai thờ, hoành phi, câu đối và một số đồ thờ tự khác.
Hiện nay trong cụm di tích họ Trần Danh còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý về lịch sử, giúp cho việc nghiên cứu và giáo dục truyền thống sâu sắc. Đó là các đồ thờ tự bằng nhiều chất liệu khác nhau như: Hệ thống bia đá, sập đá, tượng Vũ Sĩ đá, gia phả, văn tế, nội dung hoành phi, câu đối… có giá trị lịch sử và nghệ thuật sâu sắc. Bên trong Cụm di tích thờ các bậc tiên tổ và 4 vị đại khoa trong gia tộc là những người có công lớn đối với dân với nước. Cuộc đời và sự nghiệp của các vị đại khoa đã được nhân dân truyền tụng, gia tộc viết gia phả, sử sách biên chép, ca ngợi, nhà vua ban tặng “Thư bút ngự tứ”. Vì vậy Cụm di tích không chỉ là trung tâm tín ngưỡng văn hoá của gia tộc và dân thôn mà còn là nơi lưu niệm sâu sắc về các nhà khoa bảng tiêu biểu.
Cụm di tích họ Trần Danh đã được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá, Quyết định số 1489/QĐ-UBND, ngày 05/10/2009.
Đình làng Huề Đông
Thôn Huề Đông hiện nay có 2 ngôi đình là đình Đông và đình Vật (đình Tây), những công trình văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu vốn được nhân dân địa phương xây dựng từ lâu đời để tôn thờ hai vị thần là Lữ Gia và Doãn Công (Tướng Công), có công đánh giặc giữ nước vào những năm đầu của công Nguyên.
-Đình Đông (đình Huề Đông)
Vốn được xây dựng từ thời Lê, nguyên xưa 3 mặt là ao, quy mô kiến trúc kiểu chữ đinh gồm 5 gian 2 chái đại đình, 3 gian hậu cung được lát sàn gỗ, phía trước 2 bên là 2 giải vũ, trước cửa đình có đường độc đạo xuống bãi, góc sân (phía Tây) có một giếng cổ rộng khoảng 70m2, hàng ngày nhân dân trong làng thường xuyên gánh nước về ăn.
Đình nằm trong một khu đất cao ở phía Tây của làng Huề Đông, xưa đình có quy mô khá lớn gồm; đại đình, hậu cung, phía trước 2 bên là 2 giải vũ mỗi bên 3 gian, bên ngoài là hệ thống cổng theo kiểu cột trụ lồng đèn, trước sân là bãi vật khá rộng
Đình làng Huề Đông đã được UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định và cấp bằng xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa. Quyết định số 934/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 8 năm 2011.
Khu di tích Lệ Chi Viên
Khu di tích Lệ Chi Viên nằm giáp đê Đại Hà thuộc thôn Đại Lai, vốn là hành cung được khởi dựng từ thời Lý, đến thời Trần Minh Tông đã cho xây dựng lại thành cung Ly Trang, sang thời Hậu Lê cung Ly Trang được tu bổ và xây thêm thành cung Yên Hà và sau đó có tên là Lệ Chi Viên.
Khu Lệ Chi Viên là di tích lịch sử văn hoá có cảnh quan đẹp được các triều đại phong kiến Việt Nam chọn làm nơi xây dựng một hành cung quan trọng, được xây dựng từ thời Lý đến thời Lê mở rộng hơn, một trạm nghỉ ngơi của các vua mỗi dịp từ kinh thành đi dã ngoại tới vùng Đông Bắc đất nước.
Với giá trị cơ bản trên khu di tích Lệ Chi Viên đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, Quyết định số 966/QĐ-UBND, ngày 29/07/2010.
Xã Đại Lai có tổng số diện tích theo km2 8,15 km²
Tổng số dân vào năm 1999 là 7871 người,
Mật độ dân số đạt 966 người/km².
Danh thắng-di tích xã Đại Lai
Chùa Phúc LinhChùa Phúc Linh nay thuộc thôn Trung Thành, cách trung tâm huyện 6 km về phía Đông nam. Chùa được xây dựng lớn vào thế kỷ thứ XVIII. Hiện nay khu vực xung quanh chùa còn lại những dấu tích để lại như: Khu di chỉ lò gốm cổ, có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI.
Hiện nay kiến trúc của chùa mang nhiều nét nghệ thuật dân gian truyền thống, trang trí các nét vân mây, hoa lá chạm nổi. Điểm nổi bật ở chùa là tuy mới được trùng tu lại năm 2003 nhưng vẫn giữ nguyên được kiểu kiến trúc ban đầu, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Trải qua bao biến động của lịch sử, chùa Phúc Linh vẫn còn bảo lưu được khối lượng hiện vật mang giá trị nghệ thuật cao, có 16 pho tượng, 1 bia đá khắc năm 1832, một quả chuông đồng đúc năm 1846, ngoài ra còn có các bức đại tự, câu đối, hương án, kiệu, các đồ thờ bằng gốm, sứ, đồng, bằng gỗ được sơn son thếp vàng lộng lẫy...
Chùa Phúc Linh đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Quyết định số: 502/QĐ – BT, ngày 28 tháng 4 năm 1994.
Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở phía Đông của thôn Đại Lai, được xây dựng từ thời Lê quy mô to rộng với nhiều hạng mục công trình, trải qua thời gian và chiến tranh chùa đã nhiều lần tu bổ, sửa chữa, đến nay tòa tam bảo và thượng điện còn nguyên kiểu kiến trúc thời Nguyễn.
Khu di tích chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa thờ Phật, chủ yếu là Phật A Di Đà và Phật Quan Âm, hệ thống phật trong chùa đẹp thanh thoát, đây là điểm nổi bật của chùa Ngọc Hoàng. Ngoài ra, trong chùa còn thờ các hậu phật, đó là những người có công đóng góp lớn cho việc xây dựng chùa, họ xin đặt hậu vào đó để sau khi mất được hương khói quanh năm. Hiện trong chùa có 7 tượng hậu được tạc bằng đá xanh trong đó có 5 tượng nữ và 2 tượng nam, đây cũng là truyền thống văn hoá tốt đẹp của vùng quê Đại Lai.
Với giá trị cơ bản trên chùa Ngọc Hoàng đã được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Quyết định số 230/QĐ-CT, ngày 10/3/2003.
Chùa Phương Triện
Chùa Phương Triện tên chữ là “Thanh Nương tự” nằm ở phía Đông Bắc của làng thuộc xóm Đầu Voi. Theo lời truyền của các cụ cao tuổi trong làng cho biết xưa kia làng có 2 chùa: chùa Ngoài, tên chữ là Thanh Nương tự và chùa Trong tên chữ là Khai Bảo tự, do một gia đình giầu có bỏ tiền ra dựng.
Chùa Phương Triện (Thanh Nương tự) là công trình tín ngưỡng tiêu biểu của địa phương, được khởi dựng từ khá sớm, trùng tu tôn tạo lớn vào năm 1691. Do thời gian và chiến tranh, công trình kiến trúc không còn được như xưa, đến nay di tích còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ, quý có giá trị văn hoá tiêu biểu như: bia đá, chó đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối... những hiện vật này là nguồn sử liệu quan trọng giúp cho việc tìm hiểu nghiên cứu lịch sử ngôi chùa Thanh Nương. Đây là trung tâm tín ngưỡng thờ Phật của nhân dân địa phương, thể hiện rõ bản sắc dân tộc cần được bảo tồn nghiên cứu tìm hiểu.
Với những giá trị cơ bản trên, chùa Phương Triện đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá. Quyết định số 1411/QĐ-UBND, ngày 31/10/2006.
Cụm di tích họ Trần Danh
Cụm di tích họ Trần Danh nay thuộc thôn Phương Triện, nằm ở phía Đông nam của xã. Họ Trần vốn thuộc dòng dõi Hoàng tộc, quê ở thôn Tức Mặc, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định, nay là thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định. Vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV vì lý do thời cuộc cụ Thuần Đạo đã di cư về thôn Cống, xã Bảo Triện, huyện Gia Định, xứ Kinh Bắc và từ đó ở đây có dòng họ Trần, cụ thuỷ tổ bắt đầu tính từ cụ Thuần Đạo.
Vào giai đoạn nửa cuối thời Lê, ba đời liên tiếp đỗ đại khoa, có 4 người đỗ Tiến sỹ (trong đó có hai người đỗ Hoàng Giáp), 67 người đỗ cử nhân và tú tài: được mệnh danh là gia đình Khoa bảng.
Việc học hành thi cử của dòng họ bắt đầu phát triển từ đời thứ 4 cụ Danh Huyên đỗ Tú tài, được phong chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thừa chính xứ Thái Nguyên, tước Thuỵ Trạch bá, đến đời thứ 6 có 3 cụ đỗ Cử nhân: cụ Long Hưng; cụ Danh Trung và cụ Phụ Dực. Sau đó cụ Phụ Dực dự thi Hội và đỗ Tiến sỹ, tiếp đến là các vị tiến sỹ: Trần Danh Ninh (1703-1767), Trần Danh Lâm (1705 - 1777), Trần Danh Án: (1754 - 1794); đều là những người có nhiều công lao, đóng góp to lớn đối với đất nước, quê hương.
Từ đường họ Trần Danh:
Xưa khu vực này toàn bộ công trình kiến trúc toàn bằng đá lộ thiên còn gọi là Từ đường bệ đá họ Trần gồm bia đá, voi đá, bát hương đá… hiện nay được sự quan tâm của toàn thể gia tộc vào năm 2000 từ đường họ Trần Danh được xây dựng có quy mô lớn kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian Hậu đường làm theo kiểu chồng diêm 8 mái, bên trong bài trí bia đá và hệ thống ban thờ đá gồm 6 chiếc, các hoạ tiết hoa văn trang trí trên ban thờ đá vào khoảng thế kỷ XVIII – XIX, trên các ban thờ đá được bài trí các đồ thờ như: bài vị, nến đồng, đài đồng, bát hương… rất tôn nghiêm.
Nhà thờ Giáp chi:
Mới được phục dựng năm 2002 gồm 3 gian, kiến trúc vì đơn giản theo kiểu vì kèo quá giang gác tường, đầu hồi bít đốc cột trụ lồng đèn, quay theo hướng Tây ở 2 bên cột trụ đặt hai tượng Vũ sỹ chất liệu đá, niên đại thế kỷ XVIII. Tượng được tạc bằng đá nguyên khối trong tư thế đứng mặc trang phục võ quan, đầu đội mũ, một tay cầm đao một tay chắp trước ngực rất oai nghiêm, phía trước nhà thờ bên phải có một nhà bia làm theo kiểu chồng diêm 8 mái 8 đao cong bên trong có tấm bia “Thái bảo tướng công từ đường bi ký” niên đại thời vua Tự Đức năm Bính thìn (1856) nội dung bia ghi lại thân thế và sự nghiệp Hoàng giáp Trần Danh Ninh. Bên trong nhà thờ bài trí hương án, ngai thờ, hoành phi, câu đối và một số đồ thờ tự khác.
Hiện nay trong cụm di tích họ Trần Danh còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý về lịch sử, giúp cho việc nghiên cứu và giáo dục truyền thống sâu sắc. Đó là các đồ thờ tự bằng nhiều chất liệu khác nhau như: Hệ thống bia đá, sập đá, tượng Vũ Sĩ đá, gia phả, văn tế, nội dung hoành phi, câu đối… có giá trị lịch sử và nghệ thuật sâu sắc. Bên trong Cụm di tích thờ các bậc tiên tổ và 4 vị đại khoa trong gia tộc là những người có công lớn đối với dân với nước. Cuộc đời và sự nghiệp của các vị đại khoa đã được nhân dân truyền tụng, gia tộc viết gia phả, sử sách biên chép, ca ngợi, nhà vua ban tặng “Thư bút ngự tứ”. Vì vậy Cụm di tích không chỉ là trung tâm tín ngưỡng văn hoá của gia tộc và dân thôn mà còn là nơi lưu niệm sâu sắc về các nhà khoa bảng tiêu biểu.
Cụm di tích họ Trần Danh đã được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá, Quyết định số 1489/QĐ-UBND, ngày 05/10/2009.
Đình làng Huề Đông
Thôn Huề Đông hiện nay có 2 ngôi đình là đình Đông và đình Vật (đình Tây), những công trình văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu vốn được nhân dân địa phương xây dựng từ lâu đời để tôn thờ hai vị thần là Lữ Gia và Doãn Công (Tướng Công), có công đánh giặc giữ nước vào những năm đầu của công Nguyên.
-Đình Đông (đình Huề Đông)
Vốn được xây dựng từ thời Lê, nguyên xưa 3 mặt là ao, quy mô kiến trúc kiểu chữ đinh gồm 5 gian 2 chái đại đình, 3 gian hậu cung được lát sàn gỗ, phía trước 2 bên là 2 giải vũ, trước cửa đình có đường độc đạo xuống bãi, góc sân (phía Tây) có một giếng cổ rộng khoảng 70m2, hàng ngày nhân dân trong làng thường xuyên gánh nước về ăn.
Đình nằm trong một khu đất cao ở phía Tây của làng Huề Đông, xưa đình có quy mô khá lớn gồm; đại đình, hậu cung, phía trước 2 bên là 2 giải vũ mỗi bên 3 gian, bên ngoài là hệ thống cổng theo kiểu cột trụ lồng đèn, trước sân là bãi vật khá rộng
Đình làng Huề Đông đã được UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định và cấp bằng xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa. Quyết định số 934/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 8 năm 2011.
Khu di tích Lệ Chi Viên
Khu di tích Lệ Chi Viên nằm giáp đê Đại Hà thuộc thôn Đại Lai, vốn là hành cung được khởi dựng từ thời Lý, đến thời Trần Minh Tông đã cho xây dựng lại thành cung Ly Trang, sang thời Hậu Lê cung Ly Trang được tu bổ và xây thêm thành cung Yên Hà và sau đó có tên là Lệ Chi Viên.
Khu Lệ Chi Viên là di tích lịch sử văn hoá có cảnh quan đẹp được các triều đại phong kiến Việt Nam chọn làm nơi xây dựng một hành cung quan trọng, được xây dựng từ thời Lý đến thời Lê mở rộng hơn, một trạm nghỉ ngơi của các vua mỗi dịp từ kinh thành đi dã ngoại tới vùng Đông Bắc đất nước.
Với giá trị cơ bản trên khu di tích Lệ Chi Viên đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, Quyết định số 966/QĐ-UBND, ngày 29/07/2010.
Xem thêm:
Hình ảnh về Đại Lai, Gia Bình, Bắc Ninh
Hình ảnh Xã Đại Lai - Huyện Gia Bình
Ảnh Xã Đại Lai - Huyện Gia Bình - Bắc Ninh
Một bức ảnh về Xã Đại Lai - Huyện Gia Bình
Ảnh mới nhất về Xã Đại Lai - Huyện Gia Bình - Bắc Ninh
Hình ảnh về Xã Đại Lai - Huyện Gia Bình
Dự án bất động sản tại Xã Đại Lai, Gia Bình - Bắc Ninh
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Đại Lai, Gia Bình - Bắc Ninh
Xã Đại Lai gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Đại Lai
Ghi chú về Đại Lai
Thông tin về Xã Đại Lai, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Đại Lai, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đại Lai, Gia Bình, Bắc Ninh
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Đại Lai, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đại Lai, Gia Bình, Bắc Ninh