Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Ba Tri, Bến Tre
Huyện Ba Tri là một huyện đông dân nhất tỉnh Bến Tre có huyện lỵ là thị trấn Ba Tri nằm cách thành phố Bến Tre khoảng 36km về hướng đông nam.
Diện tích tự nhiện là 355 km2,
Dân số: 191.097 người (năm 2013)
Mật độ: 538,3 người/km2
Ủy ban nhân dân huyện ba Tri: 0753.850006
Ba Tri trong thời phong kiến
Từ đầu thế kỷ XVIII, vào triều Nguyễn đã có nhiều người miền Trung đến đây định cư làm nghề biển và khai phá đất đai vào năm 1742. Dân cư ở đây cũng còn rất thưa thớt. Người phủ Tư Nghĩa vào đây làm ăn và được cử làm cai trại đầu tiên của Ba Tri cá trại.Thái Hữu Xưa năm 1759, xin lập làng, đặt tên là Bình Đông.
Vào cuối thế kỷ XVIII, cù lao Bảo thuộc tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh Phiên Trấn. Gia Long sau khi lên ngôi vua có chủ trương sửa đổi và phân chia lại khu vực hành chính, thì châu Định Viễn được thăng lên phủ Định Viễn, cù lao Bảo là tổng An Bảo. Tổng An Bảo năm 1808 gồm 63 làng. Tổng Tân Minh (cù lao Minh) gồm 72 làng.
Năm 1832 triều Minh Mạng, tổng An Bảo được thăng lên huyện với tên mới là Bảo An. Sau khi lập xong “Địa bạ Minh Mạng”năm 1837 thì huyện Bảo An được chia thành 2 huyện: Bảo Hựu và Bảo An. Huyện Bảo An (mới) có diện tích gần tương đương với huyện Ba Tri ngày nay và nằm ở phía đông cù lao Bảo.Vào năm 1851 huyện có 5 tổng, 23 thôn, lỵ sở lúc bấy giờ đặt làng An Lái, gần rạch Cái Bông ngày nay.
Ba Tri trong kháng chiến chống Pháp-Mỹ
Pháp chiếm xong cả Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1867, phân định lại địa giới hành chính, thì cù lao Bảo và cù lao Minh thuộc về tham biện Hoằng Trị. Lỵ sở đặt tại Mỏ Cày. Đến cuối năm 1867, Hoằng Trị lại chia thành 2 tham biện:tham biện Bến Tre và tham biện Mỏ Cày.
Tỉnh Bến Tre được thành lập Ngày 1/1/1900, gồm cù lao Bảo và cù lao Minh, có 21 tổng (bỏ cấp huyện). Chính quyền thuộc địa phục hồi lại chế độ hành chính cấp quận (thay cho huyện).Bến Tre lúc bấy giờ chia thành 4 quận:Cù lao Minh: quận Thạnh Phú và quận Mỏ Cày. Cù lao Bảo: quận Ba Tri và quận Châu Thành. Lỵ sở Quận Ba Tri lúc ấy đặt tại làng An Đức gồm có 5 tổng và 26 làng.
Khi bước vào cuộc Kháng chiến chống Pháp năm 1946, lần thứ 2, một phần đất của quận Ba Tri và phần đất tổng Bảo Hựu thành lập một huyện mới, lấy tên là huyện Tán Kế về sau đổi tên là huyện Giồng Trôm. Phần đất còn lại của huyện Ba Tri gồm một thị trấn và 23 xã: Bảo Thuận, Bảo Thạnh, Tân Thủy,Vĩnh Hòa, An Hòa Tây, An Thủy, Phú Lễ, Phước Tuy, Tân Xuân, Vĩnh An, Mỹ Nhơn, Phú Ngãi, Mỹ Chánh, Tân Mỹ, Mỹ Hòa, An Ngãi Tây, Mỹ Thạnh, Tân Hưng, An Ngãi Trung, An Bình Tây, An Phú Trung, An Hiệp,An Đức và Thị Trấn Mỏ Cày.
Ba Tri có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất. Hình ảnh “Ông già Ba Tri” can trường quyết bảo vệ lẽ phải đến cùng đến nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu - ngọn cờ yêu nước tiêu biểu của nền thơ ca dân tộc nửa sau thế kỷ XIX, Ông giáo làng Phan Tòng là liệt sĩ đầu tiên hy sinh trong trận tập kích dã ngoại, khi quân xâm lược đặt chân lên tỉnh. Vào những năm 1867 – 1868 người anh hùng Tán Kế Lê Quang Quan đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Ba Châu và đã hy sinh một cách anh dũng. Những nhà yêu nước như Trần Văn Đinh Lê Văn Lực, ...
Ba Tri cũng là nơi có nhiều lò võ dân tộc, đã từng sản sinh ra những người võ nghệ cao cường, tiếng tăm lan tỏa ra bên ngoài tỉnh. Điều này có liên quan trực tiếp đến chiến thuật “đánh giáp lá cà” trong trận Giồng Gạch (7-1-1868), cũng như phong trào luyện võ mang tính chất quần chúng của thời kỳ tiền khởi nghĩa 1945 và cuộc Đồng khởi 1960.
Là huyện ven biển có cửa sông lớn Hàm Luông, Ba Tri có mối quan hệ giao lưu buôn bán với bên ngoài khá sớm. Chính đó cũng là điều kiện để con người ở đây có thể tiếp nhận những kinh nghiệm sản xuất, tổ chức đời sống cùng những phong trào chính trị, văn hóa từ những nơi khác đưa lại. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà hơn một trăm năm trước, Nguyễn Đình Chiểu đã chọn nơi này để “tị địa”, dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, sáng tác văn thơ kháng Pháp và làm điểm hẹn gặp gỡ của những bạn bè yêu nước trong điều kiện đôi mắt bị mù lòa.
Tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội năm 1927 thành lập chi bộ ở làng Tân Xuân, 3 năm sau đó chi bộ Ðảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh ra đời cũng tại nơi này. Tinh thần yêu nước, bất khuất của người dân Ba Tri được nhân lên gấp bội, trong cuộc trường chinh kéo dài suốt 30 năm chống Pháp rồi chống Mỹ, góp phần xứng đáng vào truyền thống của Bến Tre kiên cường. Những địa danh Ba Mỹ, Tân Xuân, đầm Liệt Địa (Lạc Địa), cồn Đất, cù lao Lá, An Bình Tây, cồn Nhàn, đã đi vào lịch sử. những địa danh này đã trở thành một bộ phận máu thịt của lịch sử địa phương Bến Tre.
Với lối kiến trúc quy mô và độc đáo Đình Phú Lễ được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826) là một di tích văn hóa được xếp hạng của tỉnh.
Những nhân vật tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản-người tiến sĩ đầu tiên của đất Gia Định, Sương Nguyệt Anh-người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm chủ bút một tờ báo, tờ Nữ giới chung...Võ Trường Toản, vị túc nho, người thầy giáo nổi tiếng mà hài cốt đã được các học trò của ông di dời về đất Bảo Thạnh, trong phong trào “tị địa”, lúc ấy (1862) vẫn còn là vùng tự do.
Là một huyện ven biển, đất đai Ba Tri chủ yếu là ruộng và giồng, không có vườn tược trù phú như các huyện phía tây. Trước năm 1945, còn có nghề ươm tơ, dệt lụa. Lụa Ba Tri đã từng nổi tiếng trên thị trường Nam Kỳ. Do chiến tranh, nghề này đã bị mai một dần và cho đến nay chưa đủ điều kiện để phục hồi. Hiện nay ngoài nghề trồng lúa và đánh bắt hải sản,còn có nghề làm giồng, làm muối..
Ba Tri sau thời kì giải phóng đất nước
Ba Tri đã Từ sau ngày giải phóng đến nay, có những đổi thay rất lớn trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Thế mạnh thứ hai của huyện là thủy sản, có bước nhảy vọt về sản lượng đánh bắt và nuôi trồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện.
Sau 38 năm giải phóng (1975 – 2013)Thành tích lớn nhất của huyện Ba Tri là việc xây dựng hệ thống thủy lợi. Đến nay 100% diện tích đất nông nghiệp Ba Tri được tưới nước ngọt sản xuất được 3 vụ ăn chắc/năm.
Nhờ hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh nên diện tích đến nay là 39.291 ha với năng suất bình quân 50 tạ/ha. Cây ăn trái, hoa màu đều tăng, cây mía, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển đáng kể. Đàn bò đã tăng lên 72.392 con.
Thế mạnh thứ hai của Ba Tri là thủy sản năm 2013 toàn huyện có 1.668 chiếc, trong đó có 1.202 tàu đánh bắt xa bờ, có công suất bình quân 300 CV/tàu. Nếu những năm đầu sau giải phóng đạt trên dưới 3.000 tấn/năm, thì đến năm 2013, tổng sản lượng hải sản đánh bắt lên đến 71.250 tấn.
Các địa điểm nổi tiếng huyện Ba Tri
Phan Thanh Giản
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Thái Hữu Kiểm,
Võ Trường Toản.
Sông Hàm Luông
Sông Ba Lai
UBND huyện Ba Tri
Chợ thị trấn Ba Tri
Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao
Trường THCS Thị Trấn
Trung Tâm Dạy Nghề Huyện Ba Tri
Diện tích tự nhiện là 355 km2,
Dân số: 191.097 người (năm 2013)
Mật độ: 538,3 người/km2
Các số điện thoại quan trọng
Ủy ban nhân dân huyện ba Tri: 0753.850006
Vị trí địa lý
Huyện Ba Tri nằm ở phía đông cù lao Bảo, phía bắc huyện Ba Tri giáp với huyện Bình Đại, ranh giới chung là con sông Ba Lai, phía nam Ba Tri giáp với huyện Thạnh Phú, có ranh giới chung là con sông Hàm Luông. Phía đông Ba Tri giáp biển với chiều dài bờ biển gần 22 km, phía tây Ba Tri giáp với huyện Giồng Trôm.Lịch sử
Ba Tri trong thời phong kiến
Từ đầu thế kỷ XVIII, vào triều Nguyễn đã có nhiều người miền Trung đến đây định cư làm nghề biển và khai phá đất đai vào năm 1742. Dân cư ở đây cũng còn rất thưa thớt. Người phủ Tư Nghĩa vào đây làm ăn và được cử làm cai trại đầu tiên của Ba Tri cá trại.Thái Hữu Xưa năm 1759, xin lập làng, đặt tên là Bình Đông.
Vào cuối thế kỷ XVIII, cù lao Bảo thuộc tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh Phiên Trấn. Gia Long sau khi lên ngôi vua có chủ trương sửa đổi và phân chia lại khu vực hành chính, thì châu Định Viễn được thăng lên phủ Định Viễn, cù lao Bảo là tổng An Bảo. Tổng An Bảo năm 1808 gồm 63 làng. Tổng Tân Minh (cù lao Minh) gồm 72 làng.
Năm 1832 triều Minh Mạng, tổng An Bảo được thăng lên huyện với tên mới là Bảo An. Sau khi lập xong “Địa bạ Minh Mạng”năm 1837 thì huyện Bảo An được chia thành 2 huyện: Bảo Hựu và Bảo An. Huyện Bảo An (mới) có diện tích gần tương đương với huyện Ba Tri ngày nay và nằm ở phía đông cù lao Bảo.Vào năm 1851 huyện có 5 tổng, 23 thôn, lỵ sở lúc bấy giờ đặt làng An Lái, gần rạch Cái Bông ngày nay.
Ba Tri trong kháng chiến chống Pháp-Mỹ
Pháp chiếm xong cả Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1867, phân định lại địa giới hành chính, thì cù lao Bảo và cù lao Minh thuộc về tham biện Hoằng Trị. Lỵ sở đặt tại Mỏ Cày. Đến cuối năm 1867, Hoằng Trị lại chia thành 2 tham biện:tham biện Bến Tre và tham biện Mỏ Cày.
Tỉnh Bến Tre được thành lập Ngày 1/1/1900, gồm cù lao Bảo và cù lao Minh, có 21 tổng (bỏ cấp huyện). Chính quyền thuộc địa phục hồi lại chế độ hành chính cấp quận (thay cho huyện).Bến Tre lúc bấy giờ chia thành 4 quận:Cù lao Minh: quận Thạnh Phú và quận Mỏ Cày. Cù lao Bảo: quận Ba Tri và quận Châu Thành. Lỵ sở Quận Ba Tri lúc ấy đặt tại làng An Đức gồm có 5 tổng và 26 làng.
Khi bước vào cuộc Kháng chiến chống Pháp năm 1946, lần thứ 2, một phần đất của quận Ba Tri và phần đất tổng Bảo Hựu thành lập một huyện mới, lấy tên là huyện Tán Kế về sau đổi tên là huyện Giồng Trôm. Phần đất còn lại của huyện Ba Tri gồm một thị trấn và 23 xã: Bảo Thuận, Bảo Thạnh, Tân Thủy,Vĩnh Hòa, An Hòa Tây, An Thủy, Phú Lễ, Phước Tuy, Tân Xuân, Vĩnh An, Mỹ Nhơn, Phú Ngãi, Mỹ Chánh, Tân Mỹ, Mỹ Hòa, An Ngãi Tây, Mỹ Thạnh, Tân Hưng, An Ngãi Trung, An Bình Tây, An Phú Trung, An Hiệp,An Đức và Thị Trấn Mỏ Cày.
Ba Tri có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất. Hình ảnh “Ông già Ba Tri” can trường quyết bảo vệ lẽ phải đến cùng đến nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu - ngọn cờ yêu nước tiêu biểu của nền thơ ca dân tộc nửa sau thế kỷ XIX, Ông giáo làng Phan Tòng là liệt sĩ đầu tiên hy sinh trong trận tập kích dã ngoại, khi quân xâm lược đặt chân lên tỉnh. Vào những năm 1867 – 1868 người anh hùng Tán Kế Lê Quang Quan đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Ba Châu và đã hy sinh một cách anh dũng. Những nhà yêu nước như Trần Văn Đinh Lê Văn Lực, ...
Ba Tri cũng là nơi có nhiều lò võ dân tộc, đã từng sản sinh ra những người võ nghệ cao cường, tiếng tăm lan tỏa ra bên ngoài tỉnh. Điều này có liên quan trực tiếp đến chiến thuật “đánh giáp lá cà” trong trận Giồng Gạch (7-1-1868), cũng như phong trào luyện võ mang tính chất quần chúng của thời kỳ tiền khởi nghĩa 1945 và cuộc Đồng khởi 1960.
Là huyện ven biển có cửa sông lớn Hàm Luông, Ba Tri có mối quan hệ giao lưu buôn bán với bên ngoài khá sớm. Chính đó cũng là điều kiện để con người ở đây có thể tiếp nhận những kinh nghiệm sản xuất, tổ chức đời sống cùng những phong trào chính trị, văn hóa từ những nơi khác đưa lại. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà hơn một trăm năm trước, Nguyễn Đình Chiểu đã chọn nơi này để “tị địa”, dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, sáng tác văn thơ kháng Pháp và làm điểm hẹn gặp gỡ của những bạn bè yêu nước trong điều kiện đôi mắt bị mù lòa.
Tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội năm 1927 thành lập chi bộ ở làng Tân Xuân, 3 năm sau đó chi bộ Ðảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh ra đời cũng tại nơi này. Tinh thần yêu nước, bất khuất của người dân Ba Tri được nhân lên gấp bội, trong cuộc trường chinh kéo dài suốt 30 năm chống Pháp rồi chống Mỹ, góp phần xứng đáng vào truyền thống của Bến Tre kiên cường. Những địa danh Ba Mỹ, Tân Xuân, đầm Liệt Địa (Lạc Địa), cồn Đất, cù lao Lá, An Bình Tây, cồn Nhàn, đã đi vào lịch sử. những địa danh này đã trở thành một bộ phận máu thịt của lịch sử địa phương Bến Tre.
Với lối kiến trúc quy mô và độc đáo Đình Phú Lễ được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826) là một di tích văn hóa được xếp hạng của tỉnh.
Những nhân vật tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản-người tiến sĩ đầu tiên của đất Gia Định, Sương Nguyệt Anh-người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm chủ bút một tờ báo, tờ Nữ giới chung...Võ Trường Toản, vị túc nho, người thầy giáo nổi tiếng mà hài cốt đã được các học trò của ông di dời về đất Bảo Thạnh, trong phong trào “tị địa”, lúc ấy (1862) vẫn còn là vùng tự do.
Là một huyện ven biển, đất đai Ba Tri chủ yếu là ruộng và giồng, không có vườn tược trù phú như các huyện phía tây. Trước năm 1945, còn có nghề ươm tơ, dệt lụa. Lụa Ba Tri đã từng nổi tiếng trên thị trường Nam Kỳ. Do chiến tranh, nghề này đã bị mai một dần và cho đến nay chưa đủ điều kiện để phục hồi. Hiện nay ngoài nghề trồng lúa và đánh bắt hải sản,còn có nghề làm giồng, làm muối..
Ba Tri sau thời kì giải phóng đất nước
Ba Tri đã Từ sau ngày giải phóng đến nay, có những đổi thay rất lớn trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Thế mạnh thứ hai của huyện là thủy sản, có bước nhảy vọt về sản lượng đánh bắt và nuôi trồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện.
Sau 38 năm giải phóng (1975 – 2013)Thành tích lớn nhất của huyện Ba Tri là việc xây dựng hệ thống thủy lợi. Đến nay 100% diện tích đất nông nghiệp Ba Tri được tưới nước ngọt sản xuất được 3 vụ ăn chắc/năm.
Nhờ hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh nên diện tích đến nay là 39.291 ha với năng suất bình quân 50 tạ/ha. Cây ăn trái, hoa màu đều tăng, cây mía, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển đáng kể. Đàn bò đã tăng lên 72.392 con.
Thế mạnh thứ hai của Ba Tri là thủy sản năm 2013 toàn huyện có 1.668 chiếc, trong đó có 1.202 tàu đánh bắt xa bờ, có công suất bình quân 300 CV/tàu. Nếu những năm đầu sau giải phóng đạt trên dưới 3.000 tấn/năm, thì đến năm 2013, tổng sản lượng hải sản đánh bắt lên đến 71.250 tấn.
Các địa điểm nổi tiếng huyện Ba Tri
Phan Thanh Giản
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Thái Hữu Kiểm,
Võ Trường Toản.
Sông Hàm Luông
Sông Ba Lai
UBND huyện Ba Tri
Chợ thị trấn Ba Tri
Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao
Trường THCS Thị Trấn
Trung Tâm Dạy Nghề Huyện Ba Tri
Xem thêm:
Hình ảnh về Ba Tri, Bến Tre
Chợ thị trấn Ba Tri
Mộ Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Phan Thanh Giản
Dự án bất động sản tại Huyện Ba Tri, Bến Tre
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Ba Tri, Bến Tre
Huyện Ba Tri có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Ba Tri có 24 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre
- Thị trấn Ba Tri
- Xã An Bình Tây
- Xã An Đức
- Xã An Hiệp
- Xã An Hòa Tây
- Xã An Ngãi Tây
- Xã An Ngãi Trung
- Xã An Phú Trung
- Xã An Thủy
- Xã Bảo Thạnh
- Xã Bảo Thuận
- Xã Mỹ Chánh
- Xã Mỹ Hòa
- Xã Mỹ Nhơn
- Xã Mỹ Thạn
- Xã Mỹ Thạnh
- Xã Phú Lễ
- Xã Phú Ngãi
- Xã Phước Tuy
- Xã Tân Hưng
- Xã Tân Mỹ
- Xã Tân Thủy
- Xã Tân Xuân
- Xã Vĩnh An
- Xã Vĩnh Hòa
Đường phố trực thuộc Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre
Bản đồ vị trí Ba Tri
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Ba TriBến Tre
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Bán công Ba Tri | Thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri , tỉnh Bến Tre |
2 | THPT | Thpt Phan Thanh Giản | Thị Trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre |
3 | THPT | Thpt Sương Nguyệt Anh | Xã Phú Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre |
4 | THPT | Thpt Tán Kế | Xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre |
5 | THPT | Tt Giáo dục Thường xuyên Ba Tri | Thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre |
Chi nhánh / cây ATM tại Ba Tri, Bến Tre
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Ba Tri - Bến Tre
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Ba Tri | Số 43, Đường 19/5, Khu Phố 2, Thị Trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
2 | TPBank | Chi nhánh Ngân hàng Tien Phong Bank PGD BA TRI | 76A Trần Hưng Đạo, KP. 1, Thị trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
3 | Vietcombank | Phòng giao dịch Ba Tri | Số 25B, Đường 19/5, Khu Phố 2, Thị Trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
4 | ACB | Phòng giao dịch Ba Tri | 25, Khu Phố 2, Đường 19/5, Thị Trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
5 | BIDV | Phòng giao dịch Ba Tri | Số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Ba Tri- Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre |
6 | Kienlongbank | Phòng giao dịch Ba Tri | 4A Trương Định, KP. 2, TT. Ba Tri, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre |
7 | CBBank | Phòng giao dịch Ba Tri | 76A Trần Hưng Đạo, KP. 1, Thị trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
8 | VietinBank | Phòng giao dịch Ba Tri | Số 01 Trần Hưng Đạo, Khu Phố 1, Thị Trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
9 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Ba Tri | Số 1A, Trần Hưng Đạo, khu phố 2, thị Trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
10 | Agribank | Phòng giao dịch Mỹ Chánh | Ấp Gò Da, Xã Mỹ Chánh, Ba Tri, Bến Tre |
11 | Agribank | Phòng giao dịch Thị Trấn Ba Tri | Số 18 Đường 30/4 Khu Phố 3, Thị Trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
12 | Agribank | Phòng giao dịch Tiệm Tôm | Ấp Tân Bình (Thửa Đất Số 409, Tờ Bản Đồ Số 9), Xã Tân Thuỷ, Ba Tri, Bến Tre |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Ba Tri - Bến Tre
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Ấp An Thuận, An Thủy | ấp An Thuận, XÃ An Thủy, Ba Tri, Bến Tre |
2 | Agribank | Ấp Tân Bình - Tiệm Tôm | Ấp Tân Bình (thửa đất số 409, tờ bản đồ số 9), Xã Tân Thuỷ, Ba Tri, Bến Tre |
3 | Kienlongbank | Ba Tri | 4A Trương Định, KP. 2, TT. Ba Tri, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre |
4 | ACB | Pgd Ba Tri | 25 đường 19/5, KP. 2, TT. Ba Tri, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre |
5 | BIDV | PGD Ba Tri | Số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Ba Tri- Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre |
6 | CBBank | PGD Ba Tri | 76A Trần Hưng Đạo, KP. 1, Thị trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
7 | VietinBank | PGD Ba Tri | Số 01 Trần Hưng Đạo, KP1, Huyện Ba Tri, Bến Tre |
8 | Agribank | Phòng giao dịch Mỹ Chánh | Ấp Gò Da, xã Mỹ Chánh, Ba Tri, Bến Tre |
9 | Agribank | Số 43 - Ba Tri | Số 43, đường 19/5, khu phố 2, Thị trấn Ba Tri, Ba Tri, Bến Tre |
Ghi chú về Ba Tri
Thông tin về Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Ba Tri, Bến Tre
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Ba Tri, Bến Tre