Tỉnh thành VN > Đà Nẵng > Huyện Hoàng Sa

Huyện Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng

Thông tin tổng quan về Hoàng Sa, Đà Nẵng

Huyện đảo Hoàng Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa là một đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng. Huyện Đảo Hoàng Sa được thành lập năm 1982 thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Ngày 23/1/1997 Hoàng Sa trực thuộc Đà Nẵng. Hiện nay Việt Nam không quản lý lãnh thổ nào trên quần đảo Hoàng Sa. Trên thực tế toàn bộ quần đảo đang chịu sự quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1974 sau cuộc hải chiến Hoàng Sa. Huyện bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa,đảo Hữu Nhật, đảo Đá Bắc, Bạch Quy, đảo Đá Lồi, đảo Cây, đảo Tri Tôn, đảo Giữa, đảo Bắc, đảo Phú Lâm, đảo Nam, đảo Quang Hoà,đảo Linh Côn, cồn Bông Bay, cồn cát Tây,đá Chim Yến, cồn Quan Sát, đá Tháp.

Địa lý

Huyện Hoàng Sa có diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng. Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2. Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Ngãi là 135 hải lý, đến huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) tỉnh Quảng Ngãi 123 là hải lý. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.
Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đông.
Khí hậu
Hoàng Sa nằm trong vùng "xích đạo từ" rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, có nhiều loài chim sinh sống. Đặc biệt là có nhiều rùa biển sinh sống.

Hành chính

Để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, ngày 9/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nghị quyết ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có nghị quyết nêu rõ: "Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực". Quốc hội nhấn mạnh: "Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982".
Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam chính thức xác định thành lập một đơn vị hành chính cấp huyện là Huyện Hoàng Sa có diện tích 305 km2, với địa giới bao gồm một quần đảo có tên gọi là quần đảo Hoàng Sa với các đảo san hô nằm cách đất liền khoảng 170 hải lý (315 km), gồm: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp. Trụ sở của Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa tạm thời đóng tại 132 đường Yên Bái, Thành phố Đà Nẵng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đương nhiệm là Võ Công Chánh, được ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng bổ nhiệm ngày 05/05/2014. Ông nguyên là Phó giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, sau khi nhận quyết định bổ nhiệm này ông đồng thời giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa. Người tiền nhiệm của ông Chánh là Đặng Công Ngữ - chủ tịch đầu tiên của huyện Hoàng Sa, được bổ nhiệm ngày 24 tháng 5 năm 2009.

Hình ảnh về Hoàng Sa, Đà Nẵng


Cụm tượng đài và nhà lưu niệm Hoàng Sa Bắc Hải

Đảo Hoàng Sa

Dự án bất động sản tại Huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng

Huyện Hoàng Sa có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Hoàng Sa có 0 xã, 0 thị trấn và 0 phường trực thuộc:

Phường xã trực thuộc Huyện Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng


    Đường phố trực thuộc Huyện Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng

      Vị trí Hoàng Sa

      Ghi chú về Hoàng Sa

      Thông tin về Huyện Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
      Từ khóa tìm kiếm:
      Huyện Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hoàng Sa, Đà Nẵng