Tỉnh thành VN > Quảng Ngãi > Huyện Lý Sơn

Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi

Thông tin tổng quan về Lý Sơn, Quảng Ngãi

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quãng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh) đầu đệ tứ, cách ngày nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống.
Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số hơn 20.460 người. Gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn,hoặc gọi Cù Lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải(Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).

Số điện thoại quan trọng

Thông tin điện tử huyện Lý Sơn: 055 3867 224
Trung tâm Y tế huyện Lý Sơn: 055 3867 211
Phòng GD&ĐT huyện Lý Sơn: 055 3867 271

Kinh tế

Huyện đảo Lý Sơn nằm trên tuyến đường biển từ Bắc vào Nam; đồng thời là đường ra biển Đông của khu kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa khẩu Dung Quất. Huyện đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh.
Kinh tế của huyện tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm từ 11,5 đến 12%. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (nông, ngư, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ) năm 2012 đạt 556.645 triệu đồng, tăng 4 lần so với năm 1993. Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 1993 là 2,7 triệu đồng/người/năm đến năm 2012 tăng lên 13,3 triệu đồng/người/năm. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 tăng gần gấp 4,9 lần so với năm 1993.
Khoảng 60% hộ dân Lý Sơn sống bằng nghề biển, 30% hộ dân sống bằng nghề nông (chủ yếu là trồng hành, tỏi, ngô) và 10% hộ dân sống bằng các ngành nghề khác. Phát triển kinh tế biển, ngư nghiệp được xác định là kinh tế mũi nhọn của huyện. Việc vận dụng các chính sách khuyến khích phù hợp của huyện đã làm cho nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển phương tiện, đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ việc đánh bắt có hiệu quả. Chính vì vậy, sản lượng khai thác hàng năm đều tăng, năm 2012 đạt 34.460 tấn, tăng 30.475 tấn so với năm 1993, sản lượng khai thác hải sản của huyện chiếm gần 1/3 tổng sản lượng khai thác của cả tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 419 chiếc thuyền/ 43.372 CV; trong đó: 90 CV trở lên có 158 chiếc. Có thể thấy số lượng tàu thuyền có công suất lớn ngày càng tăng để vươn ra khơi đánh bắt dài ngày trên biển, hiện nay kinh tế thủy sản quyết định thu nhập của hơn 50% cư dân của huyện. Vì thế, ngư nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế chính, kinh tế mũi nhọn của huyện.
Sản xuất nông nghiệp: Ổn định diện tích canh tác các loại cây trồng, cây hành, tỏi, ngô là 3 loại cây trồng chính. Ngoài ra, còn trồng các loại cây hoa màu khác như: đậu xanh, dưa hấu, mè, đậu phụng.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Hiện nay, toàn huyện có 248 cơ sở sản xuất, chú trọng phát triển các ngành nghề mà huyện có thế mạnh như: sản xuất đá lạnh, mộc dân dụng, khai thác đá chẻ làm vật liệu xây dựng, chế biến nước mắm…Đặc biệt là chế biến nước mắm, hàng năm toàn huyện chế biến được khoảng 40.000 lít nước mắm phục vụ tại địa phương và một số chuyển vào đất liền tiêu thụ.
Hoạt động thương mại dịch vụ: cũng có nhiều khởi sắc. Các thành phần kinh tế được khuyến khích tự do làm ăn theo pháp luật. Toàn huyện có 806 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân cùng hợp tác xã đang hoạt động, nhiều cá nhân và đơn vị làm ăn đạt hiệu quả góp phần đáng kể vào quá trình phát triển KTXH của huyện.

Văn hóa - Xã hội

Lịch sử đảo Lý Sơn còn gắn liền với các khối cộng đồng cư dân khác đã sinh sống trên đảo từ hàng nghìn năm trước. Ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Chăm pa – Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn. Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy.
Hiện nay huyện đảo Lý Sơn được hỗ trợ nhiều dự án trọng điểm như vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn (giai đoạn 2); đường cơ động phía đông nam đảo Lý Sơn (giai đoạn 2); hệ thống cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Lý Sơn.
Bộ Y tế sẽ kết hợp Bộ Quốc phòng xây Bệnh viện quân dân y kết hợp; hỗ trợ trang thiết bị y tế, luân phiên y, bác sĩ giỏi các bệnh viện tuyến Trung ương về công tác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhân dân, cán bộ, chiến sĩ công tác tại địa phương này.

Du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch "biển đảo Lý Sơn" vào ngày 28 tháng 4 năm 2007. Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo. Khi lưu trú trên đảo, du khách sẽ được thưởng thức các món hải sản và các đặc sản gỏi tỏi, gỏi cá cơm, rong biển trộn (rau cum cúm), cháo nhum (cầu gai)...
Trên đảo có ba di tích quốc gia: đình làng An Hải (di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa bên trên), Âm linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), Chùa Hang. Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa. Và 24 chùa, am.
Ngày 13 tháng 07 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn gồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục, Miệng núi Lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn.
Lý Sơn phấn đấu đến năm 2020 giải quyết căn bản các vấn đề xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Phấn đấu xây dựng huyện đảo này trở thành hòn đảo xanh, sạch, đẹp, là một điểm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Hình ảnh về Lý Sơn, Quảng Ngãi

Hình ảnh Lý Sơn, Quảng Ngãi
Huyện đảo Lý Sơn ngày càng hút khách du lịch.
Hình ảnh Lý Sơn, Quảng Ngãi
Di tích quốc gia-đình làng An Hải.
Hình ảnh Lý Sơn, Quảng Ngãi
Huyện Lý Sơn được mệnh danh là Vương quốc tỏi.

Dự án bất động sản tại Huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi

Huyện Lý Sơn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Lý Sơn có 3 xã, 0 thị trấn và 0 phường trực thuộc:

Phường xã trực thuộc Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi


Đường phố trực thuộc Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi

    Bản đồ vị trí Lý Sơn

    Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Lý SơnQuảng Ngãi

    STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
    1THPTThpt Lý SơnXã An vĩnh, huyện Lý Sơn

    Chi nhánh / cây ATM tại Lý Sơn, Quảng Ngãi

    Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Lý Sơn - Quảng Ngãi

    STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
    1AgribankChi nhánh Lý SơnThôn Đông, Xã An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi
    2LienVietPostBankPhòng giao dịch Lý SơnThôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi

    Ghi chú về Lý Sơn

    Thông tin về Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
    Từ khóa tìm kiếm:
    Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lý Sơn, Quảng Ngãi