Phường Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội
Trung Hưng là 1 phường của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.
- Tổng diện tích theo k2 là: 510,4 ha
- Tổng số dân: 7.848 người (2008)
Các số điện thoại quan trọng
UBND phường Trung Hưng: 0433 833 453
Vị trí địa lý
Địa giới hành chính phường Trung Hưng:
- Phía Bắc giáp phường Phú Thịnh, Tây Bắc giáp với xã Đường Lâm
- Phía Tây giáp với xã Thanh Mỹ
- Phía Nam và Đông Nam giáp phường Sơn Lộc
- Phía Đông giáp phường Quang Trung, phía Đông Bắc giáp phường Ngô Quyền.
Ranh giới tự nhiên phía Bắc và Đông Bắc của phường Trung Hưng với các phường Phú Thịnh, Ngô Quyền và Quang Trung là con sông Tích, với 3 cây cầu bắc qua lần lượt từ phía đầu nguồn (phía Bắc sang Đông) là: cầu Cộng, cầu Treo (tại góc ranh giới với 2 phường Ngô Quyền và Quang Trung - góc Tây Nam thành cổ Sơn Tây) và cầu Trì. Trên địa bàn phường Trung Hưng có đền Và (thôn Vân Gia) và di tích trại tù Sơn Tây (tại Xã Tắc, gần cầu Cộng). Phường Trung Hưng từng là một xã ngoại thị, địa hình gò đồi xen kẽ đất bằng trồng lúa.
Lịch sử
Từ thời xưa vùng đất Trung Hưng thuộc tổng Thanh Vị, huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 3(1822) với sự cải cách về địa dư hành chính, vùng đất Trung Hưng thuộc huyện Tùng Thiện tỉnh sơn Tây. Mỗi làng của Trung Hưng lúc đó là 1 đơn vị hành chính của tổng Thanh Vị.
Sau Cách mạng tháng 8 – 1945, một số làng xã trong tổng được hợp nhất. Hai thôn Yên Vệ và Bảo Vệ hợp nhất thành Vân Gia. Mai Trai và Đạm Trai hợp làm một gọi là Mai Trai. Thôn Nghĩa Đạm đổi là Nghĩa Phủ. Năm 1948 xã Trung Hưng ra đời với 5 thôn Ái Mỗ, Vân Gia, Nghĩa Phủ, Mai Trai và Thanh Trì.
Năm 2008 Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 01/03/2008 của Chính Phủ về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường trên địa bàn quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, xã Trung Hưng chuyển thành phường Trung Hưng, với diện tích đất tự nhiên là 510,4 ha quản lý hành chính của phường được chia thành 9 tổ dân phố, Tổ dõn phố 1 Ái mỗ, tổ dân Phố 2 Thanh Trì, Tổ dân phố 3 Nghĩa Phủ, Tổ dân phố 4 Mai Trai, Tổ dân phố 5,6,7,8 Vân Gia, Tổ dân phố 9 HN80 – 19/5. Là phường sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ chưa có nhiều. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được Thị xã và phường đầu tư kinh phí để xây dựng, thực tế phường có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại và du lịch của địa phương.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Trung Hưng:
- Tổng diện tích theo k2 là: 510,4 ha
- Tổng số dân: 7.848 người (2008)
Các số điện thoại quan trọng
UBND phường Trung Hưng: 0433 833 453
Vị trí địa lý
Địa giới hành chính phường Trung Hưng:
- Phía Bắc giáp phường Phú Thịnh, Tây Bắc giáp với xã Đường Lâm
- Phía Tây giáp với xã Thanh Mỹ
- Phía Nam và Đông Nam giáp phường Sơn Lộc
- Phía Đông giáp phường Quang Trung, phía Đông Bắc giáp phường Ngô Quyền.
Ranh giới tự nhiên phía Bắc và Đông Bắc của phường Trung Hưng với các phường Phú Thịnh, Ngô Quyền và Quang Trung là con sông Tích, với 3 cây cầu bắc qua lần lượt từ phía đầu nguồn (phía Bắc sang Đông) là: cầu Cộng, cầu Treo (tại góc ranh giới với 2 phường Ngô Quyền và Quang Trung - góc Tây Nam thành cổ Sơn Tây) và cầu Trì. Trên địa bàn phường Trung Hưng có đền Và (thôn Vân Gia) và di tích trại tù Sơn Tây (tại Xã Tắc, gần cầu Cộng). Phường Trung Hưng từng là một xã ngoại thị, địa hình gò đồi xen kẽ đất bằng trồng lúa.
Lịch sử
Từ thời xưa vùng đất Trung Hưng thuộc tổng Thanh Vị, huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 3(1822) với sự cải cách về địa dư hành chính, vùng đất Trung Hưng thuộc huyện Tùng Thiện tỉnh sơn Tây. Mỗi làng của Trung Hưng lúc đó là 1 đơn vị hành chính của tổng Thanh Vị.
Sau Cách mạng tháng 8 – 1945, một số làng xã trong tổng được hợp nhất. Hai thôn Yên Vệ và Bảo Vệ hợp nhất thành Vân Gia. Mai Trai và Đạm Trai hợp làm một gọi là Mai Trai. Thôn Nghĩa Đạm đổi là Nghĩa Phủ. Năm 1948 xã Trung Hưng ra đời với 5 thôn Ái Mỗ, Vân Gia, Nghĩa Phủ, Mai Trai và Thanh Trì.
Năm 2008 Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 01/03/2008 của Chính Phủ về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường trên địa bàn quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, xã Trung Hưng chuyển thành phường Trung Hưng, với diện tích đất tự nhiên là 510,4 ha quản lý hành chính của phường được chia thành 9 tổ dân phố, Tổ dõn phố 1 Ái mỗ, tổ dân Phố 2 Thanh Trì, Tổ dân phố 3 Nghĩa Phủ, Tổ dân phố 4 Mai Trai, Tổ dân phố 5,6,7,8 Vân Gia, Tổ dân phố 9 HN80 – 19/5. Là phường sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ chưa có nhiều. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được Thị xã và phường đầu tư kinh phí để xây dựng, thực tế phường có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại và du lịch của địa phương.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Trung Hưng:
Xem thêm:
Hình ảnh về Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội
Dự án bất động sản tại Phường Trung Hưng, Sơn Tây - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Phường Trung Hưng, Sơn Tây - Hà Nội
Phường Trung Hưng gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Trung Hưng
Ghi chú về Trung Hưng
Thông tin về Phường Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội